Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản mục nợ phảithu khách hàng

Một phần của tài liệu 584 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán châu á( ASA) thực hiện (Trang 27 - 31)

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 (VSA 300) về Lập kế hoạch

kiểm toán báo cáo tài chính ban hành theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 6/12/2012, KTV và doanh nghiệp kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong cuộc kiểm toán, đây là giai đoạn bắt buộc giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán và lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán. Thông thường trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thường bao gồm năm bước

Bước 1: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Trong khâu chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán, công việc đầu tiên mà KTV

cần làm là Đánh giá khả năng chấp nhận của khách hàng. Một công ty kiểm toán

có thể có rất nhiều khách hàng cần được kiểm toán, tuy nhiên không phải khách hàng nào công ty cũng có thể chấp nhận kiểm toán vì uy tín của công ty. KTV cần nhận định xem khách hàng là khách hàng mới/ khách hàng tiềm năng hay khách hàng cũ. Nếu là những khách hàng mới cần xem quy mô của đơn vị có đủ nhân lực để tiến hành cuộc kiểm toán hay không? Còn đối với những khách hàng cũ cần phải xem xét liệu năm nay có thể kiểm toán tiếp để đảm bảo tính trung thực, hợp lý không?...

Việc thu thập thông tin của khách hàng có thể qua những kênh sau:

• Đối với khách hàng mới: KTV có thể thu thập thông tin của khách hàng qua website chính thức của khách hoặc có thể dựa vào những báo cáo kiểm toán từ những năm trước của đơn vị kiểm toán khác để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Với những khách hàng nhỏ và lần đầu được kiểm toán thì KTV cần gọi

điện hoặc đến gặp mặt trực tiếp với ban GĐ của doanh nghiệp được kiểm toán để đưa ra nhận định một cách minh bạch và chính xác nhất.

• Đối với khách hàng cũ: KTV có thể dựa trên hồ sơ kiểm toán cũ của

khách hàng được lưu trong nội bộ của đơn vị để tìm hiểu về khách hàng hoặc có thể liên hệ với KTV năm trước để lấy thêm thông tin về khách hàng.

Bước 2: Thu thâp thông tin về khách hàng

Sau bước chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, KTV cần thu thập những thông tin về khách hàng để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị: Những hiểu biết cần có về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, KTV cần thu thập những thông tin chung của khách hàng như:

• Thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu

của khách hàng.

• Công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của

khách hàng.

• Hệ thống kế toán khách hàng đang sử dụng; mục tiêu kinh doanh của

khách hàng.

• Kiểm soát nội bộ và hệ thống phòng ban của khách hàng.

• Những yếu tố cần chú ý trong hồ sơ kiểm toán cũ.

Đối với khoản mục Phải thu khách hàng, KTV cần tập chung thu thập những thông tin về:

• Đặc điểm, quy mô hoạt động kinh doanh của khách hàng.

• Sản phẩm, dịch vụ như khách hàng và các hợp đồng bán hàng.

• Hàng tồn kho: địa điểm, số lượng, chất lượng của hàng tồn kho...

• Tài sản, công nợ và các nghiệp vụ phải thu bằng ngoại tệ.

• Luật pháp và quy định của nhà nước về việc ghi chép và hạch toán khoản

Bước 3: Đánh giá về trong yếu và rủi ro

> Đánh giá về trọng yếu

Trọng yếu: “Là khái niệm để chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng của các sai phạm. Các sai phạm ở đây có thể là gian lận và sai sót. Mức độ trọng yếu có ảnh hưởng rất lớn đến việc lập kế hoạch, thiết kế phương pháp kiểm toán và đặc biệt là khi phát hành báo cáo kiểm toán”.

Để xác định mức trọng yếu KTV phải thực hiện các bước:

• Ước tính ban đầu về tính trọng yếu:

“Là sai số tối đa cho phép (xác định bằng tiền) mà KTV tin rằng tại mức đó các BCTC có chứa đựng sai sót nhưng chưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng”.

Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc làm mang tính chất xét đoán nghề nghiệp và đòi hỏi KTV cần phải có trình độ và kinh nghiệm.

Mức trọng yếu cần được xem xét ở mức độ tổng thể của BCTC và mức độ của từng khoản mục như sau:

- Đối với mức độ tổng thể của BCTC: KTV cần phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được để đảm bảo rằng BCTC không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể có thể được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận.

- Đối với khoản mục Phải thu khách hàng: Mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép của khoản mục này. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của BCTC.

• Phân bổ ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho khoản mục:

Sau khi KTV đã có được ước tính ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV cần phân bổ mức trọng yếu này cho từng khoản mục trên BCTC. Tính trọng yếu đối với khoản mục Phải thu khách hàng cũng chính là sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục này. Thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai số cũng như chi phí kiểm toán cho từng khoản mục nên công việc này chủ yếu mang tính chủ quan và cần có sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do vậy, công ty kiểm toán sẽ phân công KTV có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việc này.

> Đánh giá rủi ro

Những thông tin mà KTV tìm hiểu về khách hàng là cơ sở quan trọng để KTV

đưa ra các xét đoán về chuyên môn, đánh giá rủi ro và xác định những vấn đề cần chú

ý. Những rủi ro mà KTV có thể đánh giá là rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.

Nếu KTV hiểu biết đầy đủ về khách hàng được kiểm toán thì KTV sẽ đánh giá được rủi ro kiểm toán là thấp hay cao và quyết định thực hiện kiểm toán hoặc từ chối kiểm toán.

Bước 4: Đánh giá sơ bô về hê thống kiểm soát của khách hàng

KSNB có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát hiện và ngăn chặn những sai phạm phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới việc đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty kiểm toán. KSNB bao gồm năm thành phần: Môi trường kiểm soát, Quy trình đánh giá rủi ro, Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC, Các hoạt động kiểm soát, Giám sát các kiểm soát.

KTV có thể sử dụng các công cụ như bảng tường thuật, bảng câu hỏi và lưu đồ đề tìm hiểu về Kiểm soát nội bộ( KSNB) của khách hàng. Đối với khoản mục Phải thu khách hàng, các thủ tục KSNB bao gồm:

• Quy định chặt chẽ về từng loại công nợ khi phát sinh, xử lý.

• Có hệ thống sổ kế toán chi tiết ghi chép, theo dõi từng loại công nợ và

từng đối

tượng khách hàng: ghi chép đầy đủ, kịp thời, phân loại và hạch toán đúng đắn.

• Có sự xét duyệt và phê chuẩn cho từng loại công nợ.

• Định kỳ có sự kiểm tra, xác nhận, đối chiếu công nợ với khách hàng.

• Có quy định chặt chẽ về việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ đúng quy định để

hạch toán Phải thu khách hàng.

Bằng chứng kiểm toán thu được từ việc thực hiện các thủ tục trên sẽ là cơ sở để KTV chứng minh sự mạnh/yếu trong KSNB của doanh nghiệp và xác định rủi ro với khoản mục Phải thu khách hàng. Rủi ro kiểm soát là cao nếu hệ thống kế toán và KSNB không đầy đủ, không hiệu quả hoặc KTV không có đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ, hiệu quả, thích hợp của các hệ thống này. Nếu rủi ro kiểm soát là cao,

KTV sẽ tăng cường các thử nghiệm cơ bản, giảm các thử nghiệm kiểm soát; ngược lại nếu rủi ro kiểm soát ở mức thấp (chấp nhận được) KTV sẽ gia tăng các thử nghiệm kiểm soát và thu hẹp các thử nghiệm cơ bản.

Bước 5: Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể do cách trưởng nhóm kiểm toán lập và được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó có mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hàn công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán cần đầy đủ, chi tiết cho mọi khía cạnh của cuộc kiểm toán.

Nội dung cơ bản, chủ yếu của kế hoạch kiểm toán tổng thể là:

• Tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

• Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soat nội bộ.

• Kết quả đánh giá rủi ro và mứ độ trọng yếu ban đầu của KTV.

• Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán.

• Sự phối hợp, chi đạo, giám sát và kiểm tra.

• Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể của khách hàng.

• Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể.

Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hàng, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cho từng phần hành. Ngoài ra, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ chỉ dẫn cho KTV và Trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán va là phương tiên ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán.

Một phần của tài liệu 584 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán châu á( ASA) thực hiện (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w