trong
kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1. Vai trò, mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ
1.2.1.1. Vai trò, mục tiêu trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) về mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán có mục tiêu cơ bản là: Đạt được sự đảm bảo hợp lý về số liệu trên báo cáo tài chính xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoăc do nhầm lẫn hay không. Thông qua việc thu thập và đánh giá bằng chứng về thông tin được kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của thông tin được kiểm toán. Thông tin đảm bảo tính trung thực hợp lý khi thông tin được lập theo chế độ, chính sách, quy định hiện hành,
phản ánh trung thực, đúng bản chất kinh tế, phù hợp với không gian, thời gian và không có những sai sót làm thay đổi bản chất của thông tin gây ảnh hưởng tới người sử dụng thông tin như cổ đông, nhà đầu tư, các ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước... trong nền kinh tế.
Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của số liệu chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mục tiêu kiểm toán đặc thù của phần hành doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ được tổng hợp qua bảng dưới đây.
Tính hiện hữu/ phát sinh
Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi nhận phải phát sinh thực tế và thuộc về đơn vị.
Mục tiêu này hướng vào tính có thực của khoản mục doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tính đầy đủ
Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã phát sinh phải được ghi chép đầy đủ, không bỏ sót nghiệp vụ nào.
KTV kiểm tra theo trình tự kế toán, đi từ chứng từ đến sổ sách, kết hợp xem xét những nghiệp vụ giao dịch với Ngân
hàng, các khoản phải thu khách hàng để tìm ra khoản mục doanh thu bị bỏ xót.
Tính chính xác
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phải được tính toán chính xác về số lượng, đơn giá. Số liệu trên sổ chi tiết từng tài khoản liên quan tới doanh thu bán hàng khớp với số liệu trên sổ cái Mục tiêu này nhằm xác nhận việc tính toán về doanh thu và
các khoản mục liên quan đến doanh thu được tính toán chính xác và việc chuyển sổ đã được thực hiện đúng.
Tính đánh giá
Các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi nhận theo chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành.
KTV xem xét việc tính toán doanh thu bán hàng có tính trên
cơ sở giá bán, các khoản chiết khấu được phê chuẩn không.
Tính quyền và nghĩa vụ
Các nghĩa vụ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng đều thuộc về đơn vị. Đồng thời, các khoản doanh thu đã ghi nhận đều
thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền đối
Tính trình bày và thuyết minh
Các khoản doanh thu được phân loại và phản ánh đúng vào
các tài khoản tổng hợp, chi tiết. Các khoản mục doanh thu trình bày trên báo cáo tài chính phù hợp với các quy định hiện hành.
Mục tiêu này hướng đến việc xác nhận khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được trình bày theo chế độ kế toán hiện hành và làm rõ sự phân loại doanh thu nội bộ, doanh thu từ khách hàng bên ngoài và doanh thu từ các hoạt động khác trong doanh nghiệp.
(Nguồn: Giáo trình Kiểm toán 1 - Học viện Ngân Hàng)
1.2.1.2. Căn cứ tài liệu sử dụng đối với kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các tài liệu sử dụng khi kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Các tài khoản kế toán liên quan đến chu trình bán hàng - thu tiền: Tài khoản 511; tài khoản 131; tài khoản 111; tài khoản 112; ...
- Các chứng từ kế toán: hóa đơn bán hàng hay hóa đơn GTGT, hợp đồng mua bán, bảng
kê đại lý, bảng kê thanh toán, chứng từ thu tiền, chứng từ về giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, bảng trích lập dự phòng phải thu khó đòi, báo cáo tuổi nợ, ...
- Các tài liệu ở bộ phận bán hàng: sổ bán hàng, đơn đặt hàng, biểu giá bán, biểu tỷ lệ chiết khấu, biên bản thanh lý hợp đồng, nhật ký bán hàng, báo cáo bán hàng cùng các phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, .
- Bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Các tài liệu khác ở bộ phận kế toán: sổ kế toán chi tiết, các băn bản phê duyệt bán chịu,
các chứng từ phê chuẩn xóa bỏ khoản nợ phải thu khó đòi, bảng kê trích lập hoặc hoàn nhập các khoản dự phòng, báo cáo hàng tháng các nghiệp vụ bán hàng và phải thu.
- Các hồ sơ như kế hoạch bán hàng, mục tiêu doanh thu trong năm, chiến lược kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, ...
- Các quy chế kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng - thu tiền của doanh nghiệp.
1.2.2. Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hiện nay có nhiều phương pháp kiểm toán, tùy vào đặc điểm và loại hình cụ thể của doanh nghiệp mà kiểm toán viên lựa chọn phương pháp kiểm toán phù hợp. Đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có ba phương pháp kiểm toán chủ yếu là thử nghiệm kiểm soát (TOC), thủ tục phân tích (SARP) và kiểm tra chi tiết (TOD).
Thử nghiệm kiểm soát (Test of control - TOC): là thủ tục kiếm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm kiểm soát
bao gồm:
Phỏng vấn ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty về quy trình hoạt động; quan sát thực tế quy trình thực hiện, chức năng và nhiệm vụ kiểm soát trong quy trình bán hàng thu tiền.
Kiểm tra chứng từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Sau khi thu thập được các bằng chứng kiếm toán phù hợp, KTV đánh giá về kiểm soát nội bộ tại công ty để chứng minh doanh nghiệp hay đơn vị được kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả hay không. Từ đó tiến hành các thủ tục kiểm
toán tiếp theo.
Thủ tục phân tích (Substantive analytical review procedures - SARP): là thủ tục phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động bất thường. Khi áp dụng thủ tục phân tích, KTV phải xem xét các yếu tố sau: Độ tin cậy của các thông tin
Nguồn gốc thông tin
Mức độ so sánh của thông tin
Thu thập thông tin chính xác và phân tích kết quả
Kiểm tra chi tiết (Test of detail - TOD): thuộc quá trình thử nghiệm cơ bản. Mục đích là thu thập bằng chứng để phát hiện ra các sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng tới BCTC của doanh nghiệp. Khi kiểm tra chi tiết, KTV chọn mẫu kèm theo các thủ tục khác để kiểm tra và đánh giá trên nhiều cơ sở dẫn liệu của BCTC.