Nhìn chung, quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Vạn An - Hà Nội thực hiện tuân theo quy trình trong Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Theo đó, một cuộc kiểm toán do công ty thực hiện ba giai đoạn:
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán; Giai đoạn thực hiện kiểm toán;
Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo.
Các bước công việc chi tiết trong từng giai đoạn của quy trình kiểm toán tuân theo quy trình sau:
39
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung
ĐỌC LẠP - TRUNG THựC - MINH BẠCH
HIỆP HỘI KIẺM TOÁN HÀNH NGHỀ VIỆT NAM
CHU TRÌNH KIỂM TOÁN
QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN
1
Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận [A600]
Xác định mức trọng yếu [A700] và phương pháp chọn mẫu - cỡ mẫu [A800]
Tống hợp kế hoạch kiểm toán [A900]
Ghi chú: - Chu trình kiểm toán này thể hiện phương pháp luận chung nhất trong việc thực hiện và quản lý một cuộc kiểm toán BCTC nhằm đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng BCTC thông qua việc KTV đưa ra ý kiến về sự trung thự
- Chu trình kiểm toán này giúp người sử dụng có thể quản lý cuộc kiểm toán một cách chặt chẽ, nhằm xác định, đánh giá và quản lý rủi ro kiểm toán trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Tầm quan trọng của các thủ tục kiểm toán được thể hiện qua sự đậm, nhạt của các ô màu.
Thực hiện kiểm toán
Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ [C100-C500] Kiểm tra cơ bản tài sản [D100-D800]
Kiểm tra cơ bản nợ phải trả [E100-E600]
Kiểm tra cơ bản NVCSH và TK ngoài bảng Kiểm tra cơ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh
Kiểm tra các nội dung khác [H100-H200]
ĐỌC LẠP - TRUNG THỰC - MINH BẠCH
Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2013/2014)
(Ban hanh theo Quyết định số 368/QD-VACPA ngày 23/12/2013 của Chủ tịch
(Nguồn: VACPA 2019 - Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)
Đối với từng giai đoạn, KTV áp dụng những phương pháp kiểm toán cơ bản khác nhau để tìm hiểu, đánh giá từ đó xác định mức độ rủi ro, và tiến hành các thủ tục kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC.
a. Chuẩn bị kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện các công việc sau: Thực hiện phân tích sơ bộ
Tìm hiểu KSNB khách hàng Đánh giá rủi ro kiểm toán ban đầu Thiết kế thử nghiệm kiểm soát Thiết kế thử nghiệm cơ bản Lập bảng phân công công việc
b. Thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên sẽ thực hiện các phương pháp nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán, dựa trên cơ sở đó để đưa ra ý kiến kiểm toán.
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
+ Phỏng vấn BGĐ về quy trình phê duyệt các công việc + Phỏng vấn kế toán trưởng về quy trình kế toán
+ Quan sát quá trình thực hiện các nghiệp vụ
+ Kiểm tra chứng từ gốc, so sánh với số liệu đã được ghi nhận Thực hiện thủ tục phân tích
Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích biến động tăng giảm qua các năm, các tháng để tìm ra biến động bất thường
- Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm toán viên thực hiện các biện pháp kiểm tra chi tiết các khoản mục
c. Kết thúc cuộc kiểm toán
Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra giấy làm việc của tất cả thành viên trong nhóm và đưa ra nhận xét. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả, trình bày với bộ phận kế toán của khách hàng đồng thời gửi bản tổng hợp kết quả kiểm toán cho Ban Giám đốc công ty để soát xét. Sau khi được chấp thuận, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành đưa ra kết luận cuối cùng, phát hành báo cáo kiểm toán, phát hành thư quản lý để tư vấn về những sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán,
tổng hợp các bút toán điều chỉnh, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng KSNB.
❖ Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Vạn An - Hà Nội
Một bộ hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính cơ bản ở gồm 8 phần được kí hiệu A đến H như sau:
A- Kế hoạch kiểm toán
B- Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo C- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ D- Kiểm tra cơ bản tài sản.
E- Kiểm tra cơ bản nợ phải trả
F- Kiểm tra cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu và tài khoản ngoài bảng G- Kiểm tra cơ bản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
H- Kiểm tra các nội dung khác.
Hồ sơ kiểm toán được thiết lập cho từng khách hàng. Hồ sơ kiểm toán được bảo quản theo nguyên tắc bảo mật và lưu giữ trong thời gian đủ để đáp ứng yêu cầu hành nghề và phù hợp với quy định chung của pháp luật cũng như của tổ chức nghề nghiệp.