Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung

Một phần của tài liệu 574 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá vạn an – hà nội thực hiện (Trang 93 - 97)

cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Vạn An - Hà Nội thực hiện

3.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Hoàn thiện việc tìm hiểu thông tin khách hàng

Công ty nên phân công các KTV dày dặn kinh nghiệm tới công ty khách hàng để tìm

hiểu thông tin về khách hàng, đánh giá hoạt động kinh doanh, hệ thống sản xuất, nhà xưởng ... và đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của công ty khách hàng.

Ngoài ra, KTV cần thu thập thông tin bổ sung về môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp như thông tin về thị trường hoạt động, các quy định của Nhà nước liên

các khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng thành cho điểm các chỉ tiêu trên bảng hỏi, thang điểm từ 0 đến 5, kết thúc quá trình đánh giá KSNB, đối chiếu tổng điểm với các khung điểm tương ứng là tốt/ khá/ trung bình/ yếu. Với cách chấm điểm này KTV sẽ đánh giá KSNB chính xác hơn. Ví dụ trình bày trong phụ lục 7.

Hơn nữa, KTV nên kết hợp sử dụng bảng hỏi với các hình thức khác để mô tả và lưu trữ tài liệu về đánh giá KSNB như bảng tường thuật, lưu đồ, ...

Lưu đồ: là việc sử dụng các hình khối theo quy định để mô tả lại quy trình KSNB của

khách hàng bằng hình vẽ. Phương pháp này cung cấp cái nhìn khái quát và ngắn gọn về KSNB của khách hàng. KTV lập lưu đồ tốt sẽ cho thấy trình tự lưu chuyển chứng từ, các

thủ tục kiểm soát đối với từng quy trình, từ đó các thiếu sót sẽ được nhận ra dễ dàng. KTV nên thiết kế lưu đồ theo hướng tổng quát từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Ví

Ngoài ra, KTV cần tiến hành quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt

động của các phòng ban của đơn vị được kiểm toán để làm căn cứ cho việc đánh giá

3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Hoàn thiện thử nghiệm kiểm soát

Công ty cần bố trí nhân sự và thời gian kiểm toán hợp lý để nhóm kiểm toán có thời gian thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Trưởng nhóm kiểm toán nên phân công cụ thể cho KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát như kiểm tra chứng từ, hóa đơn để đánh giá tính hiện hữu của các hoạt động kiểm soát.

Hoàn thiện thủ tục phân tích

Đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các sai lệch xuất hiện thường liên quan đến tính hiện hữu và tính đầy đủ. Cũng có những trường hợp liên quan

đến tính đúng kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu. Thực hiện thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đồng thời tìm ra những sai phạm.

KTV cần so sánh doanh thu bán hàng theo từng tháng, từng quý của năm nay so với năm trước của công ty và nhận xét về sự biến động. Bên cạnh đó, KTV nên phân tích số liệu toàn ngành và so sánh doanh thu của công ty khách hàng với các công ty khác trong

cùng lĩnh vực kinh doanh. Từ đó, nhận diện về sự biến động của doanh thu, tìm ra nguyên

nhân và đánh giá về những biến động này. Ngoài ra, sau khi tính các tỷ suất cần thiết, KTV cần phải đưa ra nhận xét về sự biến động trong bối cảnh của công ty khách hàng.

3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong việc tổng hợp kết quả kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán cần mô tả lại những việc mình đã thực hiện theo mẫu GLV [B140] “Tổng hợp kết quả kiểm toán” (Phụ lục 8). Điều này giúp công việc soát xét của Ban Giám đốc trở nên thuận lợi hơn.

Việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, KTV phải sắp xếp thời gian để hoàn thiện hồ sơ kiểm toán phù hợp, tránh tình trạng nhầm lẫn, bỏ sót thủ tục kiểm toán. Công ty kiểm toán nên có quy định về thời gian hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, cụ thể là không quá 2 tuần

kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán để việc hoàn thiện hồ sơ hoàn thành càng sớm càng tốt, tránh tình trạng thiếu tài liệu lưu trữ.

Việc đánh giá các sự kiện sau ngày kết thúc nên độ cần được phản ánh qua GLV [H151] “Xác định sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán” (Phụ lục 9) để tránh tình trạng không đánh giá kỹ các sự kiện này. Ngoài ra, Ban Giám đốc nên kiểm tra kỹ vấn đề này trong quá trình soát xét và phản ánh qua GLV [H150] “Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán” (Phụ lục 10).

3.3.4. Một số giải pháp khác

Vấn đề chương trình kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Vạn An - Hà Nội nên thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cụ thể cho từng khách hàng để phù hợp với hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Sau khi kết thúc kiểm toán, việc trao đổi thông tin giữa KTV và đơn vị khách hàng vẫn diễn ra, những vấn đề phát sinh giữa hai bên vẫn xuất hiện. Để không làm ảnh hưởng

đến quá trình làm việc đối với các khách hàng tiếp theo KTV nên thống nhất các vấn đề với khách hàng trước khi ra về từ cơ sở thực hiện cuộc kiểm toán. Các vấn đề phát sinh của khách hàng khác phải được giải quyết sớm nhất có thể. Ban Giám đốc nên tiến hành kiểm soát chất lượng các giấy làm việc chậm nhất là một ngày sau khi nhận được bộ

Một phần của tài liệu 574 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và định giá vạn an – hà nội thực hiện (Trang 93 - 97)