Thực hiện kiểmtoán

Một phần của tài liệu 571 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục cho vay và nợ thuê tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán calico,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 43)

Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục vay để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán khoản mục này. Giai đoạn này chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

với các khoản vốn vay và thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản đối với công tác vay nợ hoặc khoản mục vốn vay trên BCTC. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Việc thực hiện các khoản vay và nợ cũng được tiến hành theo các bước công việc đã vạch sẵn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khoản vay theo thời gian và trình tự đã quy định. Thực hiện kiểm toán các khoản vay cũng được tiến hành theo 3 bước như sau:

Bước 1: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các cuộc kiểm toán. Nếu khách hàng có hệ thống KSNB tốt thì bằng chứng kiểm toán mà KTV phải thu thập ít hơn do rủi ro kiểm soát đối với khách hàng đó là thấp và ngược lại.

Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho toàn bộ tổng thể không chi để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.

Việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản vay cũng được thực hiện theo 4 bước cụ thể:

Thứ nhất, thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay và mô tả chi tiết hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc. Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với các khoản vay dựa trên bốn yếu tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin các khoản vay, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ.

Thứ hai, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát các khoản vay. Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB đã được tiến hành ở trên. Nếu hệ thống KSNB đối với các khoản vay được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và ngược lại. Đánh giá về rủi ro kiểm soát được tiến hành theo các bước sau:

Một là, nhận diện các mục tiêu kiểm soát đối với các khoản vay như: Sự đồng

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

bộ của sổ sách kế toán liên quan đến vốn vay; việc đánh số thứ từ các hợp đồng vay với các bên liên quan; phê duyệt các nghiệp vụ liên quan ví dụ nhu: phê duyệt chấp nhận vay vốn, phê duyệt nghiệp vụ vay vốn v.v...; Phân tách nhiệm vụ trong công tác hạch toán và ghi chép sổ sách v.v.

Hai là, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù. KTV nhận diện và phân tích các

quá trình kiểm soát dự kiến có thể ảnh huởng trọng yếu đến việc thoả mãn các mục tiêu

đã nêu ra ở trên nhu: thiếu chữ ký trong việc xét duyệt đối với mục đích vay. Ba là, nhận diện và đánh giá các nhuợc điểm của hệ thống KSNB.

Bốn là, đánh giá rủi ro kiểm soát. Rủi ro kiểm soát đối với các khoản đuợc dựa trên so sánh tuơng đối giữa mục tiêu đề ra đối với hệ thống KSNB và những nhuợc điểm cần khắc phục. Mức rủi ro kiểm soát này có thể đuợc KTV đánh giá là thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Việc đánh giá này cần đuợc tiến hành đúng đắn vì mức rủi ro kiểm soát này có ảnh huởng đến rủi ro kiểm toán xác định ở buớc sau.

Thứ ba, thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ). Mục đích của thử

nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của các quy chế và thủ tục kiểm soát

để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số du và nghiệp vụ các khoản vay.

Đối với các bằng chứng để lại “dấu vết”: thuờng sử dụng phuơng pháp kiểm tra lại các tài liệu liên quan hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát.

Đối với các bằng chứng không để lại “dấu vết”: thuờng tiến hành quan sát hoặc phỏng vấn các thủ tục liên quan đến vay nợ.

Thứ tu, lập bảng đánh giá hệ thống KSNB. Bảng đánh giá hệ thống KSNB bao gồm: Mục tiêu kiểm toán đối với vay nợ; Thông tin mô tả thực trạng vay, Bản chất và tính hệ trọng các rủi ro tuơng ứng; Nguyên tắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; Đánh giá về hệ thống KSNB đối với khoản mục này.

Buớc 2: Thực hiện thủ tục phân tích.

Thủ tục phân tích đuợc thực hiện cho từng khoản mục theo chuơng trình kiểm toán đã thiết kế truớc, tùy từng công ty kiểm toán mà áp dụng chuơng trình kiểm

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Thủ tục phân tích với mọi khoản mục đều thực hiện qua năm giai đoạn, đối với thủ tục phân tích khoản mục vốn vay cũng vậy:

- Một là, phát triển một mô hình;

- Hai là, xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ; - Ba là, uớc tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ;

- Bốn là, phân tích nguyên nhân chênh lệch;

- Năm là, Xem xét những phát hiện qua kiểm toán.

Đối với khoản mục vay và nợ thì các thủ tục phân tích đuợc áp dụng thuờng là: - Một là, So sánh số du tài khoản vay và nợ ngắn/dài hạn năm nay so với năm truớc. So sánh các khoản vay chua trả theo từng đối tuợng của năm nay với năm truớc.

- Hai là, So sánh tỷ lệ các khoản vay (kể cả ngắn hạn và dài hạn)/tổng nguồn vốn của năm nay với năm truớc để thấy đuợc sự biến động, đồng thời so sánh với chỉ tiêu của ngành để thấy đuợc tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn.

- Ba là, Tính toán lại số du khoản mục vay và nợ ngắn/dài hạn và so sánh với số liệu do công ty ghi chép. So sánh tổng số du các khoản vay, lãi vay và phải trả cá nhân năm nay với năm truớc

- Bốn là: Tính toán lại chi phí lãi vay trên cơ sở lãi suất ngân hàng theo qui định và các khoản phải trả hàng tháng.

Khi có sự thay đổi đột biến, có sự chênh lệch hoặc nghiệp vụ bất thuờng, KTV xem xét lại cách hạch toán của mình, cách ghi chép số liệu của mình xem có sai sót gì không? Nếu không có thì có thể phỏng vấn nhân viên kế toán phụ trách phần hành đó.

Buớc 3: Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm trực tiếp số du để kiểm tra từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số du trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Các biện pháp này bao gồm: so sánh, tính toán, xác nhận, kiểm tra thực tế và quan sát, soát xét lại chứng từ, sổ sách.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Đối với các khoản mục cụ thể, tùy thuộc vào từng mục tiêu mà KTV thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp. Sau đây là các thủ tục kiểm tra chi tiết đuợc thiết kế cho khoản mục vay.

a, Thủ tục kiểm tra chi tiết số du

- Lập bảng tổng hợp các khoản vay theo số du đầu kỳ, số phát sinh và số du cuối kỳ (theo hợp đồng vay, mục đích khoản vay). Đối chiếu số du đầu năm, cuối năm giữa báo cáo tài chính, sổ cái và sổ chi tiết và báo cáo kiểm toán năm truớc (nếu có)

- Khẳng định số du của khách hàng bằng cách:

+ Đối chiếu danh sách chi tiết những nguời cho vay với sổ chi tiết, biên bản đối chiếu công nợ (nếu có).

+ Lập và gửi thu xác nhận đến một số những nguời cho vay có số du lớn hoặc phát sinh lớn

+ Đối chiếu số xác nhận với số du trên sổ chi tiết. Kiểm tra nếu có sự khác biệt. Truờng hợp không nhận đuợc thu xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các khoản vay sau ngày lập báo cáo tài chính.

+ Thu thập các thu xác nhận của những nguời cho vay trong năm truớc mà hiện tại không còn số du, nhung theo các thông tin đã thu thập đuợc thì khoản vay này chua thể thanh toán hết.

+ Soát xét lại các giao dịch phát sinh để xác định xem liệu có giao dịch nào đã đuợc ghi nhận hoặc phân loại không hợp lý.

- Thu thập các hợp đồng vay có hiệu lực trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (nếu kiểm toán năm sau chỉ cần thu thập các hợp đồng mới có hiệu lực sau ngày kiểm toán truớc) và lập bảng tổng hợp các thông tin sau:

+ Chủ nợ

+ Số ngày hợp đồng, cam kết nợ + Sự phê chuẩn của hợp đồng vay. + Ngày vay, ngày đáo hạn

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

+ Tỷ lệ lãi suất (%) và mức cố định lãi phải trả (nếu có). + Số tiền vay (nguyên tệ, quy đổi VNĐ)

+ Số tiền phải trả trong niên độ kế toán sau + Các bảo đảm cho khoản vay.

+ Các vấn đề khác có liên quan

- Kiểm tra các khoản vay, nợ mới đảm bảo rằng các khoản vay mới đuợc ghi nhận một cách chính xác; kiểm tra việc tính toán và hạch toán các khoản lãi phải trả bằng cách kiểm tra các hợp đồng vay và thu xác nhận hoặc các tài liệu có liên quan khác, xem xét tính thích hợp của lãi suất so với qui định hiện hành; kiểm tra số tiền hoàn trả đã tuơng ứng với kế hoạch trả nợ; Xem xét việc sử dụng tiền vay có đúng mục đích vay không?

- Kiểm tra các khoản chi phí liên quan đến các khoản vay

+ Đối chiếu các khoản lãi vay đơn vị đã ghi nhận với bảng tính lãi của nguời cho vay (ngân hàng, quỹ tín dụng...)

+ ước tính chi phí lãi vay trên cơ sở các thông tin trên hợp đồng vay và so sánh với chi phí lãi vay đã đuợc ghi nhận để đảm bảo các chi phí lãi vay đã đuợc ghi nhận đầy đủ và đúng qui định.

+ Kiểm tra việc phân bổ lãi vay trong kỳ và phân bổ cho các đối tuợng sử dụng có phù hợp hay không?

+ Kiểm tra việc vốn hóa lãi vay (nếu có vay đầu tu XDCB)

b, Kiểm tra phân loại nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả vào thời điểm cuối năm.

c, Tính toán lại các khoản nợ dài hạn đến hạn phải trả bằng cách tham khảo các hợp đồng vay, kế hoạch trả nợ và tình hình thanh toán trong năm.

d, Đối với các khoản vay và nợ bằng ngoại tệ: Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách

tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại số du cuối kỳ theo qui định. e, Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản vay trên BCTC.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu 571 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục cho vay và nợ thuê tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán calico,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 43)

w