Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểmtoán khoản mục Vay và

Một phần của tài liệu 571 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục cho vay và nợ thuê tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán calico,khoá luận tốt nghiệp (Trang 93)

đưa ra thảo luận với khách hàng.

2.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vayvà

nợ thuê tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico 2.4.1. Nhận xét

a,Ưu điểm

Trong quá trình thực tập và được trực tiếp đảm nhiệm phần hành VVNTTC, em nhận thấy công tác thực hiện kiểm toán nói chung và thực hiện kiểm toán phần hành VVNTTC nói riêng thể hiện được nhiều ưu điểm:

*Đánh giá tình hình thực hiện chung cho mọi công tác kiểm toán:

- Nhìn chung, công tác kiểm toán bất kỳ một đối tượng nào cũng được Công ty

thiết lập một chương trình kiểm toán cụ thể và phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Quá trình kiểm toán được các KTV thực hiện một cách nghiêm túc và bám sát vào quy trình kiểm toán nhưng vẫn linh hoạt để phù hợp hơn với tình huống thực tế của công tác kiểm toán.

- Tại giai đoạn kết thúc kiểm toán, nhóm kiểm toán không chỉ tổng hợp các vấn đề để đưa ra thảo luận với khách hàng và đưa ra ý kiến kiểm toán mà còn hỗ trợ, đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề cũng như tư vấn cải thiện hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán:

+ Tư vấn về cách thức điều chỉnh các vấn đề sai sót trong kế toán: Trong quá trình kiểm toán, các sai sót của kế toán sau khi được đưa ra thảo luận và chấp nhận bởi đơn vị được kiểm toán, KTV sẽ đưa ra các giải pháp điều chỉnh hợp lý và phù hợp nhất với đơn vị.

+ Tư vấn cải thiện hệ thống KSNB: Trong các trường hợp xảy ra gian lận, đặc biệt trong các cuộc kiểm toán nội bộ, KTV sẽ đưa ra các tư vấn để cải thiện hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán.

- Khâu KSCL kiểm toán được các anh chị cấp cao thực hiện một cách nghiêm túc và hợp lý. Ngoài việc đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán, các anh chị

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

trưởng nhóm và giám đốc kiểm toán đã chỉ bảo và hướng dẫn các KTV xử lý công iệc tốt hơn trong các cuộc kiểm toán khác.

* Đánh giá riêng đối với công tác kiểm toán khoản mục VVNTTC

- Tại khâu đánh giá hệ thống KSNB, Công ty đã thiết kế một hệ thống đánh giá cụ thể cho khoản mục VVNTTC. Nhờ vậy, việc thực hiện kiểm toán khoản mục VVNTTC trở nên rõ rang và chặt chẽ hơn đồng thời giúp cho nhóm kiểm toán có thể hiểu đầy đủ hơn về KSNB của đơn vị được kiểm toán đối với khoản mục VVNTTC.

- Quy trình kiểm toán VVNTTC của Công ty được thiết kế nhằm bao quát hết các đối tượng khách hàng thông thường nhất. Điều này giúp các KTV định hướng và nằm bắt được các thủ tục kiểm toán cần thiết để đưa ra ý kiến đánh giá về khaonr mục VVNTTC. Tuy nhiên, trong mỗi cuộc kiểm toán, các KTV phụ trách phần hành VVNTTC cũng linh hoạt sử dụng các thủ tục kiểm toán và sử dụng thời gian, chi phí hợp lý đối với những phần có rủi ro lớn hơn.

- Cách thức tổ chức giấy tờ làm việc và bằng chứng kiểm toán: Toàn bộ giấy tờ làm việc của các KTV sau khi được kiểm tra và hoàn thiện sẽ được lưu giữ theo dạng file mềm và được lưu giữ trên Drive của Công ty. Việc này là nền tảng để Giám đốc kiểm toán KSCL kiểm toán sau cùng.

b, Hạn chế

Bên cạnh các ưu điểm đã được liệt kê ở trên, quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán VVNTTC nói riêng vẫn bộc lộ những mặt hạn chế.

* Đánh giá tình hình thực hiện chung mọi công tác kiểm toán

- Khâu tìm hiểu khách hàng của Công ty còn nhiều thiếu sót và thường được thực hiện sơ sài. Thông thường, các thông tin chỉ được tìm hiểu sơ bộ bởi Giám đốc và chỉ được tìm hiểu sâu sau khi đã ký kết hợp đồng.

- Việc lập kế hoạch kiểm toán thường chưa tính toán thời gian kiểm toán và chi phí kiểm toán hợp lý dẫn đến việc khi thực hiện kiểm toán, các KTV thường phải tính toán lại để phân bổ công việc cho phù hợp.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

* Đánh giá tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục VVNTTC - Tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

+ Việc thu thập thông tin về các khoản vay được thực hiện khá thụ động. Thông thường trong quá trình thu thập thông tin ban đầu, các KTV chỉ thu thập được các tài liệu nội bộ như hợp đồng vay, sổ cái, sổ chi tiết mà không có các tài liệu bên ngoài như bản đối chiếu công nợ hay sổ phụ của ngân hàng. Do đó, khi bước vào giai đoạn thực hiện kiểm toán, lúc này khi các KTV gửi thư xác nhận công nợ hoặc xin sổ phụ ngân hàng sẽ làm chậm trễ tiến độ của cuộc kiểm toán.

+ Thực hiện thủ tục phân tích: Do không thu thập được các thông tin đầy đủ và đáng tin cậy từ bước thu thập thông tin nên tại bước này các KTV chỉ có thể đưa ra các nhận định cơ bản và mang tính chủ quan, không có bằng chứng kiểm toán xác thực. Ngoài ra, đối với những khách hàng nhỏ và chi phí kiểm toán thấp, thủ tục này thường bị bỏ qua hoặc được KTV thực hiện chủ yếu trên kinh nghiệm bản thân chứ không mang tính định lượng khiến giá trị đánh giá rủi ro tại bước này giảm giá trị.

+ Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục VVNTTC: Thông thường KTV cần phải phân bổ sao cho mức trọng yếu thực hiện phù hợp với từng khoản mục. Tuy nhiên, tại các cuộc kiểm toán do Công ty phụ trách, các KTV thường chỉ sử dụng một mức trọng yếu chung cho tất cả các khoản mục là mức trọng yếu cho BCTC. Việc này dẫn tới việc KTV sử dụng mức trọng yếu không phù hợp với khoản mục.

- Tại giai đoạn thực hiện kiểm toán

+ Tại bước thực hiện đánh giá hệ thống KSNB: Tuy Công ty đã đưa ra các câu hỏi để đánh già về các khía cạnh của hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán dành riêng cho khoản mục VVNTTC nhưng việc đưa ra kết luận cuối cùng về hệ thống KSNB còn sơ sài, không mang tính giá trị cao. Việc này có thể giải thích bới hầu hết nhân sự của công ty là các KTV trẻ, chưa có đủ kinh nghiệm để đánh giá về tính hiệu quả của hệ thống KSNB và trưởng nhóm kiểm toán thường quá nhiều việc nên chỉ đưa ra ước tính rủi ro kiểm soát chứ không làm rõ được các vấn đề cần giải quyết trong hệ thống KSNB được điều tra.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

+ Tại bước thực hiện thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích các khoản vay được thực hiện chủ yếu tại giai đoạn thực hiện kiểm toán đã làm chậm tiến độ của cuộc kiểm toán. Ngoài ra, khi thực hiện phân tích, KTV thường chỉ so sánh số liệu năm kiểm toán và năm trước hoặc số liệu từ sổ chi tiết tới bảng cân đối kế toán để xác định được sự thay đổi số dư khoản vay của một đối tượng giữa các năm mà không tính toán được đến các yếu tố khác cần xét đến như mức độ hiệu quả của việc sử dụng khoản vay.

+ Việc thực hiện gửi thư xác nhận của các KTV khá thụ động khi hầu hết các thư được khách hàng gửi. Điều này dẫn đến tình trạng trong một số cuộc kiểm toán, thư xác nhận rất lâu sau mới được gửi đi và phản hồi lại cho KTV, làm chậm trễ việc phát hành báo cáo.

+ Trong quá trình thực hiện, quy trình kiểm toán không bao gồm một số trường hợp lạ như hợp đồng vay chuyển đổi hay hợp đồng

- Tại giai đoạn kết thúc kiểm toán:

+ Trong giai đoạn này, Công ty không chú trọng tới các thủ tục cho sự kiện phát sinh sau ngày kiểm toán. Thông thường, các KTV chỉ sử dụng các dữ liệu và bằng chứng kiểm toán thu thập được trong cuộc kiểm toán để đưa ra ý kiến kiểm toán mà không quan tâm, tìm hiểu về các sự kiện phát sinh sau ngày kiểm toán và ảnh hưởng của các sự kiện đó. Điều này gây ra rủi ro các thông tin trên BCTC chưa đầy đủ và hợp lý nhưng không được thuyết mình hay điều chỉnh.

+ Ngoài ra, khi nhận được thư xác nhận, KTV sẽ không ghi nhận ngày tháng nhận được giấy xác nhận ngoại trừ các trường hợp thư xác nhận được trả về có ý kiến khác với số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị được kiểm toán. Do vậy, khi soát xét lại hồ sơ kiểm toán, sẽ bắt gặp trường hợp không xác định được thời gian nhận được thư xác nhận là trước hay sau khi phát hành BCKiT.

2.4.2. Một số giải pháp nhằm hoạn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Vayvà nợ thuê tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico và nợ thuê tài chính tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico

Từ những ưu điểm và hạn chế đã được nêu trên cùng với sự trải nghiệm và nghiên cứu của bản thân, em đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm

toán khoản mục VVNTTC tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán Calico như sau:

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

a, Tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

* Tăng hiệu quả của bước thu thập thông tin về các khoản vay

Theo chuẩn mực 500: “KTV phải thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình”. Như vậy bằng chứng kiểm toán cần đầy đủ và hợp lý để tạo nền tảng cho KTV đưa ra ý kiến kiểm toán cho khoản mục được kiểm toán. Như đã phân tích ở trên, các bằng chứng kiểm toán thu thập được nguồn bên ngoài đơn vị được kiểm toán sẽ có giá trị đáng tin cậy hơn. Tuy nhiên, các KTV cũng cần cân nhắc tới tính trọng yếu của khoản mục VVNTTC trước khi gửi thư xác nhận. Trên thực tế, khi thực hiện kiểm toán phần hành VVNTTC, hầu hết các KTV đều chọn thủ tục gửi thư xác nhận đối với các đối tượng cho vay với số dư lớn hoặc có sự thay đổi bất thường.

Như vậy với khoản mục VVNTTC bằng chứng kiểm toán chủ yếu lấy từ các sổ sách nội bộ của đơn vị được kiểm toán và thư xác nhận từ các bên cho vay. Trong khi việc thu thập và phân tích số liệu nội bộ của đơn vị được kiểm toán đã khá hoàn chỉnh thì thủ tục gửi thư xác nhận có thể hoàn thiện hơn như sau:

- Về thời gian gửi thư xác nhận: KTV nên chủ động trong việc gửi thư xác nhận để tránh tình trạng chậm trễ trong tiến trình kiểm toán. Thay vì thụ động chờ đơn vị được kiểm toán gửi văn bản đối chiếu công nợ, KTV có thể lựa chọn các đối tượng cho vay đáng nghi ngờ ngay từ khi nhận được số liệu và gửi thư xác nhận ngay để nhận được phản hồi ngay trong quá trình thực hiện kiểm toán.

- Về phương thức gửi thư xác nhận: Trong quá trình thực tập và đảm nhiệm phần hành VVNTTC, em nhận thấy tình trạng đơn vị được kiểm toán chần chừ không gửi thư xác nhận ngay để kéo dài thời gian xảy ra khá thường xuyên. Để khắc phục hạn chế này, KTV có thể in thư xác nhận cùng với đó là xin dấu và chữ ký của đơn vị được kiểm toán và tự tay gửi thư. Cùng với đó, KTV nên ghi chép ngày nhận được thư xác nhận của tất cả các đối tượng để có thể khẳng định được ngày nhận thư xác nhận là trước ngày phát hành BCKiT. Các thư xác nhận được Công ty nhận sau khi phát hành BCKiT sẽ không có ý nghĩa làm thay đổi nội dung BCKiT khi soát xét lại hồ sơ kiểm toán.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

- về việc đánh giá mức độ đáng tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập

được:

Thông thường trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV tại Công ty không đánh giá lại mức độ đáng tin cậy của các bằng chứng thu thập được từ bên ngoài dẫn tới tình

trạng có những khoản vay từ các bên liên quan khi được xác nhận không đảm bảo tính

đáng tin cậy. Như vậy, khi nhận được phản hồi thư xác nhận về các khoản vay, KTV nên có các đánh giá về mức độ đáng tin cậy của bằng chứng đó.

* về việc phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục Vay và nợ thuê tài chính

Trong quy trình kiểm toán khaonr mục VVNTTC được hướng dẫn bởi chương trình kiểm toán mẫu hay trong quy trình kiểm toán của công ty đều có bước phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục VVNTTC. Tuy nhiên trên thực tế, bước kiểm toán này thường được bỏ qua do hạn chế về thời gian và chi phí kiểm toán.

Qua tìm hiểu, hiện nay, hầu hết các công ty kiểm toán tại Việt Nam chỉ xác định mức trọng yếu tổng thể rồi phân bổ đều cho các khoản mục mà không tính tới các rủi ro sai sót của từng khoản mục. Một số công ty có đánh giá và phân bổ tính trọng yếu theo tỷ lệ phần trăm nhưng cũng được làm tròn tới hàng chục nên khi xét về tính chính xác của mức trọng yếu các khoản mục vẫn chưa được đảm bảo.

Để đánh giá và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục nói chung và khoản mục VVNTTC nói riêng thật chính xác, KTV cần tiến hành phân tích và tính toán kỹ lưỡng hơn. Sau đây, em xin trình bày một giải pháp em đã nghiên cứu:

Bước 1: Xác định mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC

Bước 2: Xác định tổng số dư các khoản mục được phân bổ mức trọng yếu: Đối với một số khoản mục nên được kiểm tra toàn phần như tiền mặt, tài sản cố định, KTV sẽ loại bỏ khỏi tổng số dư các khoản mục được phân bổ.

Bước 3: Tính toán mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục VVNTTC

Mức độ trọng yếu phân bổ cho khoản mục

VVNTTC

Mức trọng yếu tổng thể Tổng số dư các khoản mục được

phân bổ

Số dư khoản mục

x VVNTTC

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Bước 4: Dựa vào kinh nghiệm của KTV cũng như các yếu tố ảnh hưởng trong và ngoài đơn vị được kiểm toán để điều chỉnh mức độ trọng yếu của khoản mục VVNTTC.

Đây là công việc phức tạp nhưng lại mang tính chủ quan đòi hỏi KTV cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc dày dặn để đưa ra được mức trọng yếu phù hợp nhất. Ngoài ra, KTV còn có thể tham khảo việc phân bổ mức trọng yếu từ các hồ sơ kiểm toán năm tài chính trước đó hoặc của các đơn vị được kiểm toán có các đặc điểm tương đương về lĩnh vực, chuyên ngành kinh doanh.

b, Tại giai đoạn thực hiện kiểm toán.

* về việc hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB

KTV cần chú trọng hơn về việc đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán để đưa ra được những nhận xét về rui ro kiểm soát ở mức độ cụ thể. Từ đó đặt nền tảng, khoanh vùng những sai sót có khả năng xảy ra để tập trung hơn ở khâu thực hiện kiểm toán. Ngoài ra, việc đánh giá hệ thống KSNB chi tiết hơn cũng giúp ích cho việc tư vấn cải thiện hệ thồng KSNB của đơn vị được kiểm toán tại giai đoạn kết thúc kiểm toán.

* về việc thực hiện thủ tục phân tích

Để có cái nhìn rõ nét hơn về các khoản vay, KTV không chỉ nên phân tích sự thay đổi về giá trị khoản vay của từng đối tượng qua từng năm mà nên phân tích tổng thể về việc mục đích sử dụng khoản vay có phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị được kiểm toán hay không? Các khoản vay có được sử dụng đúng mục đích đề ra hay không? Đây đều là những thông tin hữu ích và cần làm rõ để đảm bảo được tính trung thực và hợp lý của thông tin trên BCTC.

* Bổ sung quy trình kiểm toán dành cho khoản vay mang tính chất hợp đồng chuyển đổi.

Hợp đồng vay chuyển đổi có lẽ còn là một trường hợp các công ty kiểm toán nhỏ ít gặp nên thường không có trong quy trình kiểm toán khoản mục VVNTTC của các công ty. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, việc các doanh nghiệp FDI nhận góp vốn từ nước ngoài theo hình thức vay chuyển đổi đang dần trở nên phổ

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu 571 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục cho vay và nợ thuê tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán calico,khoá luận tốt nghiệp (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w