Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Công ty sẽ thực hiện thủ tục đánh giá khách hàng, gồm các bước công việc: Thứ nhất, thu thập thông tin chung về khách hàng mới trên các khía cạnh về lĩnh vực hoạt động, loại hình kinh doanh, tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý, hệ thống thông tin kế toán, ... Đối với các khách hàng lâu năm, công ty có hồ sơ kiểm toán chung, trong đó lưu trữ sẵn các thông tin trên.
Thứ hai, đánh giá về tính độc lập với công ty khách hàng, hệ thống kiểm soát nội, tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định có nên chấp nhận kiểm toán hay không? Công việc này do Ban Tổng giám đốc quyết định cuối cùng có chấp nhận kiểm toán hay không?
b, Dự thảo, thống nhất và ký hợp đồng:
Sau quá trình khảo sát đánh giá của KTV nếu chấp nhận kiểm toán, Công ty sẽ thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng kiểm toán với những quyền lợi và nghĩa vụ.
Về việc soạn hợp đồng, công ty thường có khách hàng lâu năm, để tiện cho việc soạn thảo hợp đồng, công ty sử dụng một số mẫu hợp đồng cho các khách hàng của mình, ít thay đổi qua các năm. Công việc soạn thảo chỉnh sửa các hợp đồng được thư ký trực phòng thực hiện dưới sự kiểm soát của thành viên Ban Tổng giám đốc hoặc lãnh đạo phòng kiểm toán.
Về nội dung hợp đồng, thông thường một hợp đồng kiểm toán sẽ bao gồm các nội dung:
- Thông tin về chủ thể và khách thể kiểm toán - Nội dung dịch vụ
- Luật định và chuẩn mực - Trách nhiệm của các bên - Báo cáo kiểm toán
- Phí dịch vụ kiểm toán và các phương thức thanh toán - Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành
- Hiệu lực và thời hạn hợp đồng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng - Con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền.
c, Lập kế hoạch kiểm toán:
Với mỗi hợp đồng kiểm toán cụ thể, việc lên kế hoạch kiểm toán do Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Đối với các khách hàng mới, KTV phải tiến hành thu thập thông tin về khách hàng, trong đó có chiến lược kinh doanh, môi trường hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ, qui trình nghiệp vụ, chính sách chế độ của nhà nước có liên quan đến hoạt động của đơn vị.
Các KTV được giao làm trưởng nhóm kiểm toán thường là những người đã tham gia kiểm toán khách hàng này trong một số năm trước đó. Việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán chung bao gồm thông tin về khách hàng đã thu thập trong các cuộc kiểm toán trước đó cũng được sử dụng nhiều. Với các khách hàng này, KTV sẽ tiết kiệm được thời gian bằng việc nghiên cứu hồ sơ chung đã có sẵn; tuy nhiên KTV cũng không vì thế mà chủ quan mà vẫn thận trọng bằng việc cập nhật một số thay đổi trong năm của đơn vị qua phỏng vấn, từ đó có thể lên kế hoạch kiểm toán nhanh chóng mà vẫn đạt hiệu quả.
2.2.2. Thực hiện kiểm toán
Tại Công ty, giai đoạn thực hiện kiểm toán được chia thành các công việc cụ thể như sau:
Thứ nhất, rà soát và đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ: KTV thu thập và nghiên cứu hồ cơ của các cuộc kiểm toán năm trước, nghiên cứu và đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong năm nay, xem xét về thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề về nhân sự, hệ thống thông tin và kế toán, chính sách và thủ tục, .. .phân bổ rủi ro trong từng khoản mục, định hướng cho công việc, điều chỉnh các thủ tục kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toán.
Thứ hai, rà soát và đánh giá việc tuân thủ pháp luật: KTV đánh giá việc tuân thủ pháp luật và qui định ở công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh ở các cấp độ, đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
công cụ giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán, là một thử nghiệm cơ bản bổ sung cho việc kiểm tra chi tiết. Mức độ áp dụng thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV, để phát hiện ra các sai phạm trọng yếu thông qua việc phân tích tinh hợp lý của các con số. Có hai loại phân tích chủ yếu mà KTV sử dụng: Phân tích dọc (phân tích các chỉ số tài chính quan trọng, nhu: hệ số nợ, khả năng thanh toán, tỷ suất lợ nhuận, ...) và phân tích ngang (so sánh giữa thực tế với kế hoạch, giữa các kỳ với nhau, rà soát quan hệ giữa số du của từng khoản mục với số phát sinh tăng, giảm trong kỳ, ...). Thông qua thủ tục phân tích, KTV có thể phát hiện ra những biến động bất thuờng của các khoản mục, định huớng những thủ tục kiểm tra chi tiết cần thực hiện đối với khoản mục đang kiểm tra.
Thứ tu, KTV (thuờng là Trợ lý kiểm toán) kiểm tra chi tiết các nhiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số du: Việc kiểm tra chi tiết số du đuợc thực hiện với tất cả các khoản mục có số du trên BCĐKT, và phải chi tiết theo đối tuợng công nợ đối với các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng, chi phí dở dang, .. .hoặc theo dõi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Kiểm tra chi tiết số du có thể là kiểm tra việc quản lý, theo dõi trên sổ kế toán của đơn vị, hoặc đối chiếu với tài liệu do bên thứ ba cung cấp (biên bản đối chiếu công nợ các khoản phải thu, phải trả, thu xác nhận nợ, giấy đối chiếu số du với ngân hàng, ..), đối chiếu số du với biên bản kiểm kê cuối kỳ của một số phần hành: tiền mặt, vật tu, ... Việc kiểm tra chi tiết số phát sinh đuợc thực hiện trên cơ sở chọn mẫu của KTV, mẫu chọn phải đại diện cho cả tổng thể và đảm bảo rằng thông qua việc kiểm tra các nghiệp vụ chọn mẫu có thể thu thập đuợc đầy đủ bằng chứng để KTV đua ra kết luận kiểm toán.
Thứ năm, Truởng nhóm tổng hợp các bằng chứng thu thập đuợc ở từng phần hành và đánh giá.
2.2.3. Kết thúc kiểm toán
a, Tổng hợp kết quả kiểm toán.
Khi kết thúc việc kiểm toán các khoản mục, các KTV tham gia cuộc kiểm toán gửi kết quả kiểm toán từng khoản mục cho truởng nhóm kiểm toán tổng hợp chung.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán sẽ cùng ban lãnh đạo đơn vị khách hàng thảo luận, tổng hợp quá trình thực hiện về kết quả công việc và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu được áp dụng là:
- Tiếp nhận và kiểm tra lại kết luận của KTV và trợ lý kiểm toán.
- Tổng hợp toàn bộ thông tin, số liệu và ý kiến kết luận của KTV và trợ lý kiểm toán.
- Phân tích tính trọng yếu của sai sót đã phát hiện. - Tổ chức cuộc họp với đơn vị khách hàng.
- Thu thập báo cáo của Ban Giám đốc, thư xác nhận của cơ quan pháp lý. - Phân tích soát xét lại tính trọng yếu và rủi ro.
- Đánh giá sự đầy đủ của chương trình và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện.
- Lập bảng tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm toán. b, Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và hồ sơ kiểm toán.
Sau khi tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm toán, KTV thực hiện việc lập dự thảo, thường có các công việc chủ yếu sau:
- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán.
- Lập dự thảo báo cáo tài chính sau điều chỉnh. - Lập dự thảo thư quản lý.
c, Soát xét, hoàn thiện báo cáo kiểm toán và hồ sơ kiểm toán.
Ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm kiểm toán cần phải tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán. Để hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán, các thành viên hoàn thiện giấy tờ làm việc và gửi cho trưởng nhóm kiểm toán kiểm tra.
Trước khi gửi cho khách hàng, các báo cáo, hồ sơ kiểm toán sẽ được chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán, đại diện Ban Giám đốc soát xét.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Kết quả soát xét được thể hiện trên phiếu soát xét.
d, Thảo luận với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán.
Sau khi thỏa thuận và đi đến thống nhất với khách hàng, KTV bắt đầu tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán chính thức bao gồm đầy đủ các nội dung chính.
e, Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán.
Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán, KTV không có bất kỳ nghĩa vụ thẩm tra tiếp tục nào đối với các BCTC của đơn vị.
Tuy nhiên, nếu sau khi các BCTC này đã được phát hành, KTV nhận thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC đã được kiểm toán mà trước khi ký báo cáo kiểm toán, KTV chưa phát hiện thì họ phải thảo luận vấn đề đó với các nhà quản lý doanh nghiệp.