1.2.1.1 Tổng quan về quy trình sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình chuyển đổi này là trọng tâm của cái gọi là sản xuất và là hoạt động phổ biến của một hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị trong sản xuất và điều hành, những người mà chúng ta sẽ gọi là nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động biến đổi trong quá trình sản xuất.
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phân thành: Sản xuất bậc 1 (khai thác nguyên thuỷ); sản xuất bậc 2 (ngành chế biến); sản xuất bậc 3 (ngành dịch vụ).
Sơ đồ 1.4: Quy trình sản xuất nhôm
1.2.1.4 Rủi ro thường xảy ra trong quy trình sản xuất
Với bất cứ một quy trình nào đều không tránh khỏi rủi ro, là những sự kiện bất thường xảy ra ngoài mong muốn, có thể trong dự đoán hoặc ngoài dự đoán của nhà quản lý. Tuy nhiên đã là rủi ro trong quy trình sản xuất thì luôn luôn sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất thì mức độ ảnh hưởng sẽ càng lớn.
Các rủi ro thường thấy trong quy trình sản xuất của doanh ngiệp sản xuất là : - Xây dựng các kế hoạch sản xuất không phù hợp với tiêu chí đã đề ra hoặc không theo kịp sự thay đổi của thị trường. Kế hoạch sản xuất là cơ sở chung cho mỗi tiến trình sản xuất hoàn thiện của DN. Xây dựng kế hoạch sản xuất là công việc ở giai đoạn đầu tiên với mục tiêu xác định 3 nhiệm vụ quan trọng chuẩn bị cho bước
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
vào sản xuất: xác định nhu cầu sản xuất, xác định định mức sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên liệu. Ket quả của 3 công việc trên là tính được nhu cầu bán thành phẩm từng công đoạn cần sử dụng, tồn kho bán thành phẩm sẵn sàng để từ đó tính lượng bán thánh phẩm ở từng công đoạn cần sản xuất. Tuy nhiên, xây dựng công việc đầu tiên nhưng lại không phù hợp cũng coi như xương sống của cả quá trình không vững chắc, dẫn tới nhiều hậu quả khi đã bước vào giai đoạn sản xuất mới nảy sinh. Khi đó để khắc phục được rủi ro này, DN cần phải tốn kém hơn so với dự tính, thậm chí thua lỗ nếu không khắc phục được.
- Sai sót trong quá trình sản xuất sản phẩm: không đạt chất lượng, không đúng mẫu mã, vật liệu... Đây là rủi ro cụ thể trong mỗi một quy trình sản xuất nào. Đây cũng là rủi ro dẫn tới ảnh hưởng lớn vì nó là sai sót của toàn bộ thành phẩm của quy trình sản xuất đó. Thành phẩm tạo ra có thể không được coi là sản phẩm hoàn chỉnh vì những sai sót từ chất lượng, mẫu mã, vật liệu,... và có thể không thể đưa vào kinh doanh.
- Sản xuất không đúng số lượng theo yêu cầu, có thể ít hơn khiến khách hàng bị thiếu sản phẩm hoặc nhiều hơn khiến không thể kiểm soát nội bộ hàng tồn kho bị ứ đọng, tốn kém chi phí sản xuất.
- Chậm trễ trong quá trình sản xuất khiến đơ hàng không kịp tiến độ giao hàng cho khách. Việc chậm trễ có thể xuất phát từ lí do chủ quan hay khách quan nhưng đã để ảnh hưởng đến khách hàng là sẽ dẫn tới uy tín của DN, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Các sản phẩm lỗi, hỏng quá nhiều hoặc dẫn đến tình trạng tỷ lệ phế liệu vượt quá cao so với định mức cho phép của doanh nghiệp, lãng phí tài nguyên và tiêu hao chi phí nội bộ doanh nghiệp.