Nội dung, mục đích của phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Thực tế có nhiều chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó khi tập hợp các chi phí chung đó thì cần phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí một cách hợp lý. Trên lý thuyết có 2 phương pháp tập hợp sau:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: áp dụng cho các loại chi phí trực tiếp,
tức khoản chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí ( sản phẩm, đơn đặt hàng, công trình, HMCT). Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để tập hợp. Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao nên cần tận dụng tối đa khi đủ điều kiện sử dụng.
- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: áp dụng cho các loại chi phí gián
tiếp như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí điện nước tại phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh phạm vi phân xưởng.Chính vì các khoản chi phí này liên quan đến nhiều đối tượng và chưa thể tập hợp trực tiếp cho từng đối
tượng nên kế toán trước tiên cần tập hợp chi phí theo nơi phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng cụ thể.
+ Bước 1: Xác định phạm vi chi phí chung (Tổng chi phí chung cần phân bổ) + Bước 2: Xác định hệ số phân bổ (H)
Trong đó:
H: Tổng chi phí chung cần phân bổ T: Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
+ Bước 3: Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng liên quan
Ci = Ti*H
Trong đó:
Ci: Chi phí cần phân bổ cho đối tượng i Ti: Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i H: Hệ số phân bổ