7. Kết cấu của khóa luận:
3.2.5. Về chính sách chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán
Nên có các chính sách ưu đãi hợp lí, có thể giảm giá hàng bán hay chiết khấu thương mại cho khách hàng để biến họ thành khách hàng thân thiết hợp tác lâu dài, cũng có thể áp dụng việc vận chuyển miễn phí cho các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ.
Với khách hàng mua khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại thì giá trên hóa đơn là giá đã được trừ chiết khấu thương mại. Còn với khách hàng mà mua hàng nhiều lần mới đạt được mức hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được
thể hiện trên hóa đơn trong lần mua cuối ấy nếu giá trị được giảm nhỏ hơn giá trị trên hóa đơn, còn nếu giá trị được giảm lớn hơn giá trị bán hàng trong hóa đơn mua lần cuối thì cần lập một hóa đơn riêng và hạch toán Nợ TK511/ Nợ TK331/ Có TK111,112,131. b. Chính sách chiết khấu thanh toán
Cần xem xét việc cho khách hàng nợ lại, ta thấy khoản nợ ngắn hạn khá lớn nên hạn chế cho khách nợ nhiều tránh tình trạng vốn bị động, quay vòng vốn ít, bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều. Để thúc đẩy việc thanh toán của người tiêu dùng thì có thể áp dụng chiết khấu thanh toán để tăng tiền. Khi áp dụng chính sách này sẽ khiến cho khách hàng nhanh chóng thanh toán nợ không những hạn chế bị chiếm dụng vốn mà còn giảm bớt tình trạng nợ quá hạn phải trích lập dự phòng.
Khoản chiết khấu thanh toán sẽ được áp dụng với các đối tượng nợ lớn thanh toán trước so với thời gian quy định. Có chính sách bán chịu cho từng đối tượng khách hàng, nhưng cần xem xét chọn lọc đối tượng về khả năng thanh toán. Việc chiết khấu bao nhiêu
là do công ty quyết định để áp dụng phù hợp với từng đối tượng. Phần chiết khấu thanh toán này có thể bù trừ công nợ chiết khấu luôn lúc thanh toán hoặc lập chứng từ thu-chi. Khi chiết khấu thanh toán thì kế toán hạch toán: Nợ TK635/ Có TK111,112,131.