1.6.1. Định nghĩa Logistic Xanh
Dịch vụ Logistic được định nghĩa theo Luật Thương mại Việt Nam xuất bản năm 2005 là “Hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” Chính bởi những đặc thù của mình liên quan đến hoạt động vận tải, vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, logistic có thể coi là hoạt động kém “Xanh” nhất trong chuỗi cung ứng.
Theo báo cáo của diễn đàn Kinh tế Thế giới (2009), một trong những hoạt động kinh tế gây ảnh hướng đến môi trường và tiêu thụ nhiều tài nguyên nhất chính là hoạt động Logistic. Chỉ tính riêng lượng khí thải từ các hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không và được sát trong hoạt động Logistic có thể lên đến con số từ 200 triệu tấn đến 2 tỷ tấn mỗi năm. Chính bởi lẽ đó càng khiến cho “Logistic Xanh” trở thành một vấn đề lớn và nhận được sự chú ý của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới.
Trong một nghiên cứu của Carter & Rogers vào năm 2008, “Logistic Xanh” chính là các hoạt động gắn liền với quản trị dòng lưu chuyển xuôi và ngược của hàng hóa, thông tin từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng mà vừa đạt được hiệu quả về mặt kinh tế kèm theo đó là giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
“Logistic Xanh” trong định nghĩa của Ittmann Hans (2011) là những giải pháp, nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc giảm các yêu tố ảnh hưởng tới môi trường trong hoạt động vận tải kèm theo đó là đạt được mức cân bằng bền vứng giữa các mục tiêu kinh tế với môi trường và xã hội.
Đổng quan điểm với I. Hans, Lee & Klasse cũng chỉ ra rằng “Logistic xanh tựa như việc quản lý chuỗi cung ứng xanh, được hiểu là hoạt động mà các tổ chức tham gia liên quan đến vấn đề môi trường và tích hợp nó vào quản lý chuỗi cung ứng để thay đổi các tác động tới môi trường của nhà cung cấp và khách hàng”
Tổng hợp các định nghĩa trên có thể nói, Logistic Xanh chính là việc các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái gây ra bởi hoạt động logistic theo cả hai hướng từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững và hiệu quả. Vừa đem lại lợi ích về kinh tế, vừa có thể đảm bảo các vấn đề môi trường và xã hội chính là yêu cầu hàng đầu của Logistic Xanh.
1.6.2. Hệ thống Logistic Xanh
Hệ thống hoạt động Logistics Xanh được tổng hợp dựa trên các quy trình cơ bản của hoạt động Logistics thông thường. Trong suốt quá trình, việc thêm các nhân
tố xanh được đưa vào từng hoạt động cụ thể, với mục đích hạn chế tối đa ảnh hưởng từ hoạt động Logistic ra môi trường một cách triệt để nhất. Theo Rodrigue (2012) hệ thống Logistic Xanh bai gồm 4 hoạt động chính: kho bãi xanh, đóng gói bao bì xanh, giao thông vận tải xanh và thu thập, xử lý thông tin xanh.
Kho bãi Xanh Đóng gói bao bì Xanh
Hệ thống Logistics Xanh
Giao thông vận tải Xanh Thu thập & xử lý thông tin Xanh
Hình 1.5. Hệ thống Logistics Xanh của Rodrigue
(1) Kho bãi Xanh là hoạt động lưu trữ các nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa trong và sau quá trình sản xuất, bao gồm cả hoạt động lưu kho và các hoạt động giá trị gia tăng hàng thành phẩm chờ xuất hàng. Kho bãi Xanh hướng tới việc giảm thiểu lượng khí thải trong quá trình lưu trữ tại kho, đóng gói và bao bì hoàn thiện sản phẩm.
(2) Đóng gói bao bì Xanh là việc các doanh nghiệp sự dụng vật liệu có thể tái chế hoặc tự phân hủy trong môi trường thay cho các biện pháp đóng gói có tác động xấu tới môi trường khác. Mục đích chính của đóng gói Xanh vừa giữ cho hàng hóa được bao bọc cẩn thận vừa đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường.
(3) Giao thông vận tải Xanh: Sau khi hàng hóa đã hoàn thành công đoạn sản xuất và đóng gói sẽ được vận chuyển tới ta người tiêu dùng. Quá trình vận chuyển được coi là quá trình gây ô nhiễm nhất trong hoạt động Logistic, chính vì vậy đây là vấn đề lớn nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình Xanh hóa của mình.
(4) Hoạt động thu thập và xử lý thông tin Xanh bao gồm việc thu thâp cũng như xử lý thông tin trong suốt hoạt động Logistic. Trong thời buổi thị
trường số như hiện tại, có thể nói việc đảm bảo giảm thiểu thời gian vận chuyển hay hạn chế tối đa việc sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên như giấy, đĩa CD hoàn toàn có thể thực hiện được.
1.6.3. Đặc điểm Logistic Xanh
Trước hết, có thể nói Logistics Xanh là một bộ phận kết nối chuỗi cung ứng Xanh, bắt đầu từ sản xuất Xanh cho đến tiêu dùng Xanh. Logistics Xanh thúc đẩy sự xanh hóa của chuỗi cung ứng, nhằm giảm thiểu phần lớn những ảnh hưởng tiêu cực của chuỗi cung ứng tới môi trường, thúc đẩy phát triển sản xuất Xanh cũng như tiêu dùng Xanh. Sự xuất hiện của Logistics Xanh mang đến sự tuần hoàn trong chuỗi cung ứng Xanh, vừa đảm bảo yếu tố bền vững kinh tế vừa mang lại những hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường.
Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, Logistics Xanh còn là một nhân tố quan trong thúc đẩy nền kinh tế quốc gia. Tính bền vững của nền kinh tế được tạo ra nhờ Logistics Xanh trong chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng tại mỗi quốc gia. Muốn có được một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững, không thể đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, hậu quả có thể nhận thấy chính là sự sụp đổ nền kinh tế bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Logistics Xanh cũng như chuỗi cung ứng Xanh nắm một vai trò quan trọng và cần sự quan tâm sâu sắc không chỉ tại các doanh nghiệp mà của toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Chương 1 Tổng quan cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng Xanh - Logistics đã nêu ra định nghĩa Chuỗi cung ứng xanh với 3 yếu tố chính: Thứ nhất, sử dụng các yếu tố nhân thiện với môi trường trong các hoạt động của chuỗi cung ứng từ khâu thu mua nguyệt vật liệu đầu vào, sản xuất sản phẩm, vận chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng. Thứ hai, tái chế, tái sử dụng các sản phẩm dư thừa trong chuỗi cung ứng, kèm theo đó là xử lý các sản phẩm sau khi hết vòng đời sử dụng. Thứ ba, sự giám sát các tác động đến môi trường của chuỗi cung ứng và sự liên kết của các nhân tố trong chuỗi nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững.
Quản lý chuỗi cung ứng Xanh tích hợp tư duy Xanh vào trong chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng các biện pháp tối ưu để bảo vệ môi trường. Để có thể xây dựng một chuỗi cung ứng xanh thật hiệu quả, quản lý chuỗi cung ứng xanh cần được thực hiện đồng bộ ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng Xanh chịu tác động từ các yếu tố chính như: Quản lý, Công nghệ, Nguồn
nhân lực (yếu tố bên trong) và các yếu tố Chính trị, Xã hội (yếu tố bên ngoài).
Logistics Xanh chính là việc các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái gây ra bởi hoạt động logistics theo cả hai hướng từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững và hiệu quả. Vừa đem lại lợi ích về kinh tế, vừa có thể đảm bảo các vấn đề môi trường và xã hội chính là yêu cầu hàng đầu của Logistics Xanh. Logistics Xanh bao gồm: Kho bãi Xanh, Đóng gói bao bì Xanh,
Giao thông vận tải Xanh và Thu thập, xử lý thông tin Xanh. Logistics Xanh thúc
đẩy sự xanh hóa của chuỗi cung ứng, nhằm giảm thiểu phần lớn những ảnh hưởng tiêu cực của chuỗi cung ứng tới môi trường, thúc đẩy phát triển sản xuất Xanh cũng như tiêu dùng Xanh.
Đức Hạn g 1 Điếm 4.2 Hạng 1 Điếm 4.2 Hạng 1 Điếm 4.1 Hạng 3 Điế m 4.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS XANH TẠI DHL GLOBAL FORWARDING
2.1. Tổng quan về ngành Xuất nhập khẩu Logistics trên thế giới
2.1.1. Tổng quan về ngành Xuất nhập khẩu Logistics trên thế giới
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đặc biệt là bốn cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới, kèm theo đó là nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng lớn dẫn đến sự gia tăng đáng kể của khối lượng và số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp hiện nay không chỉ chú trọng tới chất lượng sản phẩm, cạnh tranh trong các hoạt động quảng bá hình ảnh, marketing mà còn hướng tới việc đưa sản phẩm nhanh chóng đến tay khách hàng. Chính vì vậy, hoạt động vận tải hàng hóa Logistics ngày càng phát triển, được các doanh nghiệp xem như một phương thức cạnh tranh hiệu quả. Không chỉ dừng lại với vai trò giao hàng đến tay người tiêu dùng, Logisctic ngày nay đã được chuyên môn hóa trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng vận tải giao thương quốc tế.
Một điểm đặc biệt đó chính là Logistics lần đầu tiên xuất hiện không nằm trong hoạt động thương mai mà lại là quân sự. Trong hai cuộc Thế chiến, khối lượng vũ khí, lực lượng vũ trang khủng lồ được vận chuyển liên tục giữa các quốc gia tham chiến, vai trò quan trọng của Logistics lúc này chính là việc chuẩn bị hậu cần và quy mô cho các chiến tuyến, quyết định đến thành bại của các quốc gia trên chiến trường. Yêu cầu đặt ra thời bấy giờ chính là việc đảm bảo lượng vũ khí, vũ trang kia có thể đến được đúng địa điểm trong thời gian sớm nhất nhằm tạo được ưu thế cho các phe phái. Phải đến sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Logistics mới trở về đúng lĩnh vực của mình đó chính là thương mại. Các quốc gia hậu chiến tranh thế giới sảy ra những thiệt hại lớn về kinh tế, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Logistics lúc này lại xuất hiện với vai trò đảm bảo lưu thông lượng hàng hóa, giúp cho các quốc gia tái thiết nền kinh tế trong thời kỳ hậu chiến.
Hiện này, tại các hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, ngành Xuất nhập khẩu Logistics đã và đang trở thành một trong những công cụ hiệu quả hàng đầu trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại khi những rào cản kinh tế tại các quốc gia đang ngày càng được cải thiện, ngành Logistics lại càng thể hiện rõ vai trò của mình. Hơn nữa, sự tăng trưởng vượt bậc của linh vực Thương mại điển tự kèm theo đó là nhành công nghiệp tự động quá ngày càng phát triển đã tạo động lực thúc đẩy ngành Logistics trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp ngành càng chú trọng tập trung vào việc đổi mới công nghệ trong Logistics như thiết vụ xử lý vật liệu tự động, hệ thống định vị toàn cầu GPS hay các phẩn mềm kiểm soát kho bãi...
Ấ 2018 2016 2014 2012
Thụy Điển 2 4.0 3 4.2 6 3.9 13 3. 8 Bỉ 3 4.0 6 4.1 3 4.0 7 3. 9 Úc 4 4.0 7 4.1 22 3.6 11 3. 8 Nhật Bản 5 4.0 12 3.9 10 3.91 8 3. 9 Hà Lan 6 4.0 4 4.1 2 4.0 5 4. 0 Singaport 7 3.9 5 4.1 5 4.0 1 4. 1 Đan Mạch 8 3.9 17 3.8 17 3.7 6 4. 0 Mỹ 9 3.9 8 4.0 4 4.0 10 3. 0 Phần Lan 10 3.9 15 3.9 24 3.6 3 4.
Bảng 2.1. Xếp hạng các quốc gia đứng đầu Ngành xuất nhập khẩu Logistics theo World Bank (2018)
Đứng đầu các quốc gia trên thế giới về Ngành xuất nhập khẩu Logistics phải kể đến đó là Đức. Ước tính doanh thu hàng năm tại Đức của riêng lĩnh vực này đạt 260 tỷ Euro và đang ngày càng phát triển. Đức không những là quốc gia đứng đâu thế giới về quy mô thị trường Logistics mà tính riêng tại châu Âu, nó còn bằng 2 quốc gia lớn thứ hai và thứ ba là Pháp và Vương Quốc Anh cộng lại. Sở dĩ ngành Logistics tại Đức có thể phát triển như vậy ngoài việc là nền kinh tế số một châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới; là nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 3 trên thế giới, Đức cũng là một trong những quốc gia đầu tiên chú trọng chuyên môn hóa
ngành kinh tế này. Chỉ tính riêng tại Đức đã có gần 60 nghìn công ty trong lĩnh vực Logistics với khoảng gần 3 triệu lao động, lớn nhất phải kể đến 3 ông lớn hàng đầu là DHL, Schenker và Dachser. Sự phát triển không ngừng nghỉ của ngành kinh tế này kèm theo đó là sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp đã khiến Logistics tại đây ngày càng đổi mới, sảng tạo trong cách vận kèm theo đó là sự cải tiến liên tục. Đầu tư vào công nghệ trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu Logistics đã giúp cho Đức luôn giữ được vị thế đứng cầu của mình.
Ngoài các khu vực có nhưng quốc gia đã phát triển mạnh về Logistics như Châu Âu, Châu Mỹ, có thể nói ngành Xuất nhập khẩu tại Châu Á đang có nhưng bước tiến lớn. Với gần 60% dân số thế giới kèm theo đó là sự có mặt của nhiều quốc gia là trung tâm sản xuất của thế giới như Trung Quốc, Ản Độ, Việt Nam.., Châu Á đang vươn lên vị trí đứng đầu thị trường trên toàn thế giới. Phần lớn các dịch vụ Logistics tại khu vực này đã có sự liên kết thành một chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi, tạo ra các giá trị gia tăng cho các sản phẩm. Mức độ tăng trưởng bình quân trong Ngành xuất nhập khẩu Logistics của Châu Á tăng đến 5%/ năm, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi như Ản Độ và Đông Nam Á.
2.1.2. Chuỗi cung ứng Xanh toàn cầu
Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của hoạt động giao thương hội nhập toàn thế giới, ngày nay người ta càng chú ý hơn tới khái niệm “Chuỗi cung ứng Xanh” và đặc biệt là Logistics Xanh. Việc tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào trên thế giới cùng cần phải hướng tới. Ở khu vực Châu Á hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm “xanh”, họ sãn sang bỏ ra số tiền lớn hơn để mua các sản phẩm này thay vì các sản phẩm cùng loại. Lý giải cho hiện tượng này chính là việc khách hàng đã nhận thức được việc sử dụng các sản phẩm xanh là một lựa chọn mang tính tất yếu.
Hiện nay có tất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng quy trình quản lý chuỗi cung ứng Xanh như một biện pháp phát triển kinh tế bền vững trong đó phải kể đến Mỹ. Chính phủ Mỹ đã đữa ra nhiều định hướng chính sách mang tính vĩ mô
nằm phát triển ngành Xuất nhập khẩu Logistics tại quốc gia của mình, trong đó tập trung nhấn mạng vào cải tiến quy trình giao thông vận tải và vấn đề xử lý chất thải có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Tại thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, người dân cũng như các doanh nghiệp vận tải được khuyến khích sử dụng xe điện thay cho các loại xe sử dụng nguyên liệu hóa thạch thông thường khác. Thành phố đã cho xây dựng hàng loạt các trạm sạc xe điện với mong muốn lan tỏa làn sóng xanh tới toàn thể cư dân trong thành phố. Hay tại thành phố Austin thuộc tiểu bang Texas đã đưa vào áp dụng hệ thống điều hành giao thông thông minh, tối ưu hóa đoạn đường di chuyển của các phương tiện áp dụng công nghệ thông tin và viễn