Tổng quan về ngành Xuất nhập khẩu Logistics tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 739 kinh nghiệm quản lý dịch vụ logistics xanh tại DHL global forwarding và bài học cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 62 - 64)

Thương mại quốc tế không ngừng phát triển cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế giữa các quốc gia mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Đặc điểm của hội nhập đa quốc gia trong chuỗi cung ứng chính là việc các doanh nghiệp lớn ngày càng áp dụng hình thức outsource (thuê ngoài) nguồn nhân lực và vật chất tại các quốc gia nằm trong khu vực đang phát triển đặc biệt là thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Việc thuê ngoài tại quốc gia khác giúp cho các doanh nghiệp này có thể tiết kiệm được chi phí nhân công, nguyên vật liệu đáng kể trong quá trình sản xuất.

Thị trường Việt Nam được đánh giá là một nhóm các thị trường mới nổi đầy tiềm năm với nguồn tài nguyên phong phú, chi phí nguyên vật liệu và nhân công giá rẻ. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng có một vị trí địa lỹ vô cùng thuận lợi, là cửa ngõ cũng là trung tâm của khi vực Đông Nam Á, ngoài ra còn là điểm liên kết các tuyến vận tải biển quan trọng. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (2019), GDP nước ta đạt mức tăng trưởng trên 7% trong đó ước tính giá trị xuất khẩu đạt hơn 260 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt hơn 250 tỷ USD , tăng lần lượt 7 và 8.1% so với năm ngoái. Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới từ năm 2007 đã đem lại cho nước ta rất nhiều cơ hội, mang đến nguồn vốn đầu tư dồi dào từ các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp lớn như Samsung hay Apple, Google... đã thiết lập và phét triển quy trình lắp ráp xuyên quốc gia đặt trụ sở tại Việt Nam dẫn đến ngành dịch vụ Xuất nhập khẩu Logistics tại nước ta ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện nay, thị trường Logistics tại Việt Nam có sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo thống kê từ Hiệp hội Logistics Việt Nam, nước ta có khoảng gần 1.000 doanh nguyện chuyên cung cấp dịch vụ Logistics, tuy vậy nếu

tính tất cả những doanh nghiệp tham gia vào ngành vận tải, vận chuyển, xuất nhập khẩu, kho bãi, con số lên đến gần 100.000 doanh nghiệp. Trong đó, khoảng 20% số doanh nghiệp trên có vốn đầu tư nước ngoài nhưng thị phần chiếm đến gần 75%, ngược lại gần 80% doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 25% thị phần.

Các doanh nghiệp lớn có vốn đầu từ từ nước ngoài đứng đầu tại nước ta phải kể đến DHL, Schenker, APL, NYK... với mạng lưới bao phủ toàn cầu cùng với sự chuyên môn hóa trong quy trình vận hành và sự đa dạng chuyên sâu trong việc cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm đã tạo ra một mực độ cạnh tranh cực kỳ lớn. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp này đã có mặt trên thị trường thế giới một thời gian dài, tạo được tên tuổi vừng vàng trong ngành càng khiến họ dễ tạo được lợi thế so với các doanh nghiệp trong nước.

Ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam chỉ tập trung cung cấp những dịch vụ cơ bản như vận tải, giao hàng, hải quan với nguồn nhân lực giới hạn cùng cơ sở hạ tầng yếu kém khiến cho họ khó lòng cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam thường áp dụng điều kiện FOB, FCA trong điều kiện vận chuyển chính vì vậy quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lại do khách hàng hầu hết là các đối tác tại nước ngoài quyết định vậy nên rất khó để họ lựa chọn các doanh nghiệp nước ta với trình độ như hiện này. Trường hợp đáng tiếc nhất phải kể đến Nike khi công ty này đã ký kết rất nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp nước ta nhưng riêng trong hoạt động xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không có cơ hội tham gia. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa có ý thức trong việc đầu tư vào quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả và không có một bộ phận chuyên môn hóa cho Logistics khiến cơ hội tiếp cận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam càng khó khan.

Chính vì vậy cần có một giải pháp mang tính đột phá giúp cho các doanh nghiệp nước ta lấy lại lợi thế của mình, trong đó giải pháp xây dựng một chuỗi cung ứng Xanh được đánh giá khả thi nhất.

Một phần của tài liệu 739 kinh nghiệm quản lý dịch vụ logistics xanh tại DHL global forwarding và bài học cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w