1.6.1. Đối tượng tính giá thành
Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất của sản phẩm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Do đó đối tượng tính giá thành cụ thể trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng đã hoàn thành.
- Từng chi tiết, bộ phận sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán tổ chức các bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công nghệ tính giá thành thích hợp lý, phục vụ việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
1.6.2. Kỳ tính giá thành
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm kế toán còn phải xác định kỳ tính giá thành.
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, chu kỳ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mà có thể áp 1 trong 3 trường hợp sau.
- Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.
- Trường hợp sản xuất mang tính chất thời vụ (sản xuất nông nghiệp), chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là hàng năm hay kết thúc mùa, vụ.
- Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm và hàng loạt sản phẩm đã hoàn thành.
1.6.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
* Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính (trực tiếp)
Doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% đến 80% trở lên) nên sử dụng phương pháp này.
Phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp, hoặc NVL chính còn các chi phí khác tính cả cho thành phẩm.
I
1(CPNVLcuaSPDDDk+CPNVLPS trong kỳ) itSoluvngSPDDCK
CPNVLtrongSPDDCK = ---■---
So sẩn phẩm hoàn thảnh trong kỳ+số lượng SPDDCK
* Phương pháp đánh giá theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp này dùng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở dang nhiều và không đều nhau. Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành.
- Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như CP NVL trực tiếp, NVL chính, toàn bộ CP NVL trực tiếp đầu kỳ và PS trong kỳ được tính
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
cho SP hoàn thành và dở dang.
- Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành:
I
(CP NCTT/S CXciiaSPDD Dk i Á „VDnnrF * UdwjsenT
* So lượng SPDDCK * Mu-C độ HT
CPNCTTiSXC + CPNCTT/SXCPS trong kỳ)
trongSPDDCK ~ ' ~' ... 7 ~ ’ ... .
Sô sánphâm hoàn thành trong kỳ +Sô lượngSPDDCK *Mứcđộ HT * Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức
Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định nên sử dụng phương pháp này.
Theo PP này kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn để tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
1.6.4. Phương pháp kế toán tính giá thành
* Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn. Những doanh nghiệp với quy trình sản xuất phức tạp cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhưng cần phải sản xuất ít loại sản phẩm với số lượng lớn.
Công thức:
Giá Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
thành sản = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
phẩm khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép; doanh nghiệp đóng gói bao bì; doanh nghiệp chế biến nông sản;...
Công thức:
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm Tổng số sản phẩm
Trong đó:
* Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại * Tổng giá thành sản xuất = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị
* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau. Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.
Công thức:
Tổng giá thành sản = Số sản phẩm tiêu x Giá thành đơn vị
xuất chuẩn tiêu chuẩn
Giá thành thUC tế = Giá thành kế hoạch x Giá thành tỷ lệ
* Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này là các doanh nghiệp có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ, điển hình là các doanh nghiệp chế biến dầu thô hay các doanh nghiệp sản xuất gỗ
Công thức
Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng.
Giá thành của từng đơn hàng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.
* Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Mỗi công đoạn của quy trình có một thành phẩm riêng biệt và thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng hay quần áo thời trang,...
Doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian, từ đó tính ra giá thành của thành phẩm cuối cùng của quy trình.