3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung tại Công ty cổ phần liên doanh hãng son Gold Việt Nam được tập hợp vào cuối kỳ, sau đó phân bổ cho các thành phẩm trong kỳ. Tuy nhiên, ngoài sản xuất các sản phẩm son, công ty còn nhận gia công son cho đối tác. Nhưng toàn bộ chi phí này lại chỉ được phân bổ cho giá thành son thành phẩm. Như vậy là chưa hợp lý, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng đến cạnh tranh về giá bán của doanh nghiệp.
Vì thế, công ty cần lên kế hoạch phân bổ, chia tỷ lệ hợp lý để phân bổ khoản mục CPSXC cho 2 mảng kinh doanh: giá thành sản xuất son, giá thành gia công.
Công ty có thể xem xét phân bổ chi phí SXC theo tiêu thức sản lượng sản phẩm hoàn thành của từng mảng kinh doanh.
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
Sản lượng TP hoàn thành Htp
Hgc
Sản lượng thành phẩm sx + Sản lượng sp gia công
Sản lượng sp gia công hoàn thành
Sản lượng thành phẩm sx + Sản lượng sp gia công => CPSXC tp
CPSXC gc
= ∑CPSXC * Htp = ∑CPSXC * Hgc
Như vậy, việc tập hợp CPSXC cho riêng từng mảng hoạt động sản xuất sơn sẽ hợp lý hơn khi nó không phải gánh hết phần chi phí của mảng gia công. Đây cũng sẽ là một yếu tố giúp giảm giá thành khi công ty xây dựng chính sách về giá, làm giá bán sản phẩm công ty không bị cao hơn quá nhiều so với thị trường.
3.3.4. Giải pháp về đánh giá sản phâm hỏng cuôi kỳ
Đặc điểm sản xuất sơn là sản xuất theo quy trình liên tục từ nguyên liệu đầu vào và cho ra thành phẩm luôn, không có nửa thành phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm sơn có rất nhiều các loại màu sắc khác nhau nên không thể tránh khỏi việc pha nhầm màu cho đơn hàng của khách. Các sản phẩm sơn sai màu này sẽ tính là sản phẩm hỏng. Nhưng hiện nay chưa thực hiện đánh giá sản phẩm hỏng cuối kỳ, ảnh hưởng phần nào đến kết quả tính giá thành tại Công ty.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sơn, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, NVLTT được đưa ngay 1 lần vào sản xuất nên Công ty có thể đánh giá sản phẩm hỏng theo chi phí NVLTT.
Công thức:
CPNVL trong (CPNVL của SPDD Dk + CPNVL PS )* Số lượng SPDDCK SPDDCK
Số SP hoàn thành trong kỳ + Số SPDDCK
* Cụ thể: Giả sử trong 500 thùng thành phẩm A990-GOLD sản xuất trong tháng 12 năm 2020 có 10 thùng là sản phẩm hỏng.
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Giá thành = CP SXDD + CP phát sinh - CP SXDD
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
= 0 + 228.637.577 - 0
= 228.637.577
- Neu thực hiện đánh giá số sản phẩm hỏng :
( 0 + 175.483.000 ) *10
CP NVL trong SP hỏng = ---—-—•- -—---
& & 490 + 10
3.509.660
Giá thành = CPSXDD + CP phát sinh - CP SP hỏng
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
= 0 + 228.637.577 - 3.509.660
= 225127917
=> Như vậy việc không đánh giá sản phẩm hỏng cuối kỳ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản xuất.
Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng như trên sẽ giúp công việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được minh bạch, rõ ràng và chính xác hơn. Nó là một trong những cơ sở, khía cạnh giúp làm giảm được chi phí của thành phẩm bán ra, góp phần hạ được giá bán khi xây dựng chính sách bán hàng.
3.3.5. Giải pháp về quản lý chi phí
Các vật tư, hoá chất làm nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất cần phải nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Ản Độ. Tuy nhiên, với tình hình dịch Covid -19 nghiêm trọng như hiện nay, cả thế giới đang rơi vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, vì thế nên việc nhập các vật tư hoá chất này rất khó khăn và không thể đảm bảo nguồn cung lâu dài. Cùng với đó, chi phí vận chuyển hoá chất bằng đường biển chi phí rất cao, và đang có xu hướng tăng nhanh. Từ thực tế đó, đòi hỏi Công ty cần
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
phải tìm thêm các nguồn cung vật tư hoá chất mới từ trong nước và các nước khác để đảm bảo được nguồn cung lâu dài, ổn định mà giảm thiểu được chi phí vận chuyển phát sinh, giảm giá thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường của đối thủ cùng ngành.
Bên cạnh đó, để sản xuất sơn nước cần một lượng nước rất lớn. Mặc dù công ty cũng đã trang bị một hệ thống bể chứa nước rất lớn phục vụ sản xuất, nhưng do thời gian sử dụng đã lâu, nay đã xuống cấp, nước bị rò rỉ rất nhiều dẫn đến lãng phí nước, lãng phí chi phí cho nhà máy. Nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm nên việc lãng phí nước như trên là một vấn đề rất nghiêm trọng. Công ty cần nâng cấp, sửa chữa ngay hệ thống bể chứa nước để tiết kiệm nước cũng như giảm thiểu được chi phí sản xuất.
3.3.6. Giải pháp về nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân
Quá trình sản xuất sơn tại nhà máy được sản xuất bằng máy móc kỹ thuật chính xác, tuy nhiên một số sản phẩm sơn với màu chuyên biệt không thể pha bằng máy mà người công nhân sản xuất sơn cần phải tự pha bằng tay và nhìn bằng mắt dựa theo cảm nhận của bản thân. Do vậy, với đội ngũ công nhân là những người lao động nghiệp dư mang tính thời vụ thì không thể pha màu sơn được. Vì thế, ngoài việc phải hạn chế tuyển lao động thời vụ, thay bằng lao dộng dài hạn, công ty còn cần phải tổ chức các khoá đào tạo chuyên môn cho lao động để họ có đủ trình độ, tránh tạo ra sản phẩm hỏng gây thiệt hại cho công ty. Bên cạnh đó, công ty có thể tuyển các lao động có trình độ trung cấp nghề trở lên để tham gia vào đội ngũ sản xuất của công ty.
3.3.7. Giải pháp về quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm chính là mục tiêu tiên quyết hàng đầu trong doanh nghiệp.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận trong kế toán tài chính, tuy nhiên nó lại có mối liên hệ mật thiết với quá trình ra quyết định của nhà quản trị, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SXKD.
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
Để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có thể áp dụng một số các biện pháp:
- Nâng cao năng suất lao động: ngoài cách tính lương theo ngày công, sản lượng hoàn thành, công ty có thể thêm một vài các chính sách lương thưởng cho người lao động như đạt doanh số sẽ được thêm một khoản thưởng ngoài nhằm khích lệ tinh thần làm việc. Ngoài ra, công ty cố gắng thúc đẩy cán bộ lao động hoàn thành hết công việc trong giờ, tránh kéo dài thêm giờ làm việc, giảm bớt được chi phí lương tăng ca ngoài giờ.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất: Công ty nên áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến nhằm tăng công suất, hiệu quả làm việc, cùng với đó ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, màu sắc sơn mới. Từ đó tăng sản lượng trong cùng một đơn vị thời gian, giảm bớt chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian sản xuất, nâng cao hiệu suất công việc. Việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để công ty có thể xây dựng chính sách giá bán, tạo thêm nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường, giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa. - Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng, Ban giám đốc nên tổ chức một cuộc họp với bộ phận sản xuất của nhà máy, đặc biệt là các kỹ thuật viên và kế toán kho để xem xét đánh giá tình hình sử dụng vật tư sản xuất như thế nào, có chi phí gì mới phát sinh bất thường hay không để kịp thời giải quyết. Cùng với đó, hàng tháng bộ phận sản xuất nhà máy cần lập báo cáo lại cho ban quản trị về việc thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch đề ra, định mức sản xuất có cần thay đổi để phù hợp hơn với thực tế nhu cầu khách hàng hay không. Để từ đó đưa ra các dự toán chi phí mới, kế hoạch sản xuất mới, dựa vào đó ban quản trị doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt sự thay đổi, và có thể đưa ra một số hướng giải pháp kịp thời.
3.4. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần liên doanh hãng sơn Gold Việt Nam tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần liên doanh hãng sơn Gold Việt Nam 3.4.1. Kiến nghị với Cơ quan Nhà nước
- Trước tình hình dịch Covid 19 còn diễn biến phức tạp và có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách mới, các gói hỗ trợ, gói trợ
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
cấp hay các dự án cho vay lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp duy trì và ổn định lại sau dịch.
- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý rộng mở, tạo cơ hội phát triển và mở rộng quy mô sản xuất trong tình hình mới hiện nay.
- Việt Nam đang trong giai đoạn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán tại các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước vẫn còn khá non trẻ, chưa bắt kịp xu hướng mới của thế giới. Do vậy, nhà nước cần ban hành, sửa đổi hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán mới có sự giao thoa với IFRS, nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận từ từ và hiểu rõ hơn về các chuẩn mực kế toán quốc tế này, tạo tiền đề thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, ngày càng hội nhập và phát triển kinh tế trên thế giới.
3.4.2. Kiến nghị với CTCP liên doanh hãng sơn Gold Viêt Nam
- Ban lãnh đạo công ty cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa về vấn đề đi làm của nhân viên công ty. Hiện nay, tình trạng đi làm nghỉ phép bất ngờ hoặc đến công ty muộn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả làm việc. Do vậy, công ty có thể ra văn bản quy định cũng như có mức xử phạt hợp lý để xử lý tình trạng trên.
- Trong thời đại áp dụng công nghệ số vào quá trình làm việc, phần mềm kế toán AMIS đã hỗ trợ một phần không nhỏ trong quá trình ghi chép và hạch toán chứng từ hoá đơn tại doanh nghiệp. Đội ngũ kế toán viên đều có trình độ cao đẳng và đại học, tuy nhiên đây là các nhân viên kế toán lâu năm chưa có nhiều kiến thức về kế toán máy nên còn nhiều bất cập khi nhân viên kế toán chưa bắt kịp cách sử dụng phần mềm. Vì thế, Công ty nên dành một khoá đào tạo nghiệp vụ kế toán máy cho đội ngũ nhân viên phòng kế toán.
- Mở rộng quan hệ đối tác với nhiều khách hàng và nhà cung cấp tiềm năng nhằm tìm ra được các nhà cung cấp mới gần và rẻ để giảm thiểu được chi phí đầu vào, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, giúp hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
- Công ty nên có nhiều hơn nữa các cơ chế mới, chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút thêm các khách hàng mới, giúp công ty ngày càng mở rộng và phát triển lâu dài, bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong nội dung của chương 3 này, em đã nêu ra một số yêu cầu và nguyên tắc trong định hướng phát triển của Công ty cổ phần liên doanh hãng sơn Gold Việt Nam trong giai đoạn tới. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, để công ty có thể tham khảo, áp dụng vào thực tiễn, giúp hệ thống kế toán tại công ty hoặt động ngày càng có hiệu quả hơn nữa. Ở chương 3 em cũng có đưa ra một số đề xuất kiến nghị đến Cơ quan Nhà nước, hi vọng các Ban, Ngành tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng covid 19 hiện nay.
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
KẾT LUẬN
Với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt, thuo`ng trường như thao trường. Vì thế, một doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững thì tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị sử dụng tài sản sẽ trở thành mục tiêu số một tối thượng của các doanh nghiệp. Có lợi nhuận nghĩa là doanh thu phải bù đắp được số chi phí đã bỏ ra, đồng thời có thêm một hoản chênh lệch hay còn gọi là lợi ích mà doanh nghiệp có được khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Như vậy đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty CP liên doanh hãng son Gold Việt Nam thì việc sử dụng có hiệu quả các nguồn chi phí đầu vào hiệu quả, cho ra đời các dòng sản phẩm đảm bảo chất lượng, tạo uy tín, tiếng nói trên thị trường son nước nói riêng và trong ngành vật liệu xây dựng nói chung là rất quan trọng. Để đạt được điều này, một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó chi phối toàn bộ quá trình từ sản xuất cho đến khi sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, đó là thông tin kế toán. Thông tin kế toán có được từ quá trình tập hợp hóa đon, chứng từ, ghi chép vào sổ và phần mềm kế toán, sau đó xử lý để cuối cùng đưa lên bản báo cáo kế toán. Tập hợp chi phí sản xuất một cách trung thực, hợp lý, chính xác, đầy đủ, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm sẽ tạo tiền đề quan trọng làm co sở lập báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính. Nhà quản trị sẽ dựa theo các bản báo cáo đã lập đó để phân tích, định hướng đưa ra các quyết định mang tính chiến lược cho quá trình sản xuất cũng như sự phát triển của toàn doanh nghiệp. Từng doanh nghiệp đon lẻ phát triển, góp chung lại tạo nên sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia và rộng ra nữa là phát triển kinh tế thế giới.
Trong khoảng thời gian 03 tháng thực tập tại Công ty, em đã được tiếp xúc thực tế với việc tập hợp giấy tờ, chứng từ hóa đon và ghi chép sổ sách kế toán tại doanh nghiệp. Thêm vào đó, ngoài phần mềm MISA đã được học ở trường, em đã được tiếp cận, làm quen thêm một phần phềm kế toán mới là phần mềm kế toán AMIS. Em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp sản xuất son, kết hợp với các co sở lý luận đã được thầy cô trang bị tại trường, em đã có
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
đưa ra một số nhận xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.