3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
3.3.7. Giải pháp về quản lý chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm chính là mục tiêu tiên quyết hàng đầu trong doanh nghiệp.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận trong kế toán tài chính, tuy nhiên nó lại có mối liên hệ mật thiết với quá trình ra quyết định của nhà quản trị, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SXKD.
KHÓA L UẬN TÓT NGHIỆP GVHD: TS. PHẠM HOÀI NAM
Để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp có thể áp dụng một số các biện pháp:
- Nâng cao năng suất lao động: ngoài cách tính lương theo ngày công, sản lượng hoàn thành, công ty có thể thêm một vài các chính sách lương thưởng cho người lao động như đạt doanh số sẽ được thêm một khoản thưởng ngoài nhằm khích lệ tinh thần làm việc. Ngoài ra, công ty cố gắng thúc đẩy cán bộ lao động hoàn thành hết công việc trong giờ, tránh kéo dài thêm giờ làm việc, giảm bớt được chi phí lương tăng ca ngoài giờ.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất: Công ty nên áp dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến nhằm tăng công suất, hiệu quả làm việc, cùng với đó ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, màu sắc sơn mới. Từ đó tăng sản lượng trong cùng một đơn vị thời gian, giảm bớt chi phí nhân công, tiết kiệm thời gian sản xuất, nâng cao hiệu suất công việc. Việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để công ty có thể xây dựng chính sách giá bán, tạo thêm nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường, giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa. - Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng, Ban giám đốc nên tổ chức một cuộc họp với bộ phận sản xuất của nhà máy, đặc biệt là các kỹ thuật viên và kế toán kho để xem xét đánh giá tình hình sử dụng vật tư sản xuất như thế nào, có chi phí gì mới phát sinh bất thường hay không để kịp thời giải quyết. Cùng với đó, hàng tháng bộ phận sản xuất nhà máy cần lập báo cáo lại cho ban quản trị về việc thực hiện được bao nhiêu phần trăm kế hoạch đề ra, định mức sản xuất có cần thay đổi để phù hợp hơn với thực tế nhu cầu khách hàng hay không. Để từ đó đưa ra các dự toán chi phí mới, kế hoạch sản xuất mới, dựa vào đó ban quản trị doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt sự thay đổi, và có thể đưa ra một số hướng giải pháp kịp thời.