“Các thang đo được xây dựng và phát triển từ cơ sở lý thuyết và mô hình đã sử dụng trong các nghiên cứu đã được công bố trước đó.”Thang đo được sử dụng là thang
đo Likert với 5 mức độ phổ biến: (1) “Rất không đồng ý”, (2) “Không đồng ý”, (3)
“Bình thường”, (4) “Đồng ý”, (5) “Hoàn toàn đồng ý”.
Cụ thể:
- Thang đo tính hữu ích (HI): Tính hữu ích là mức độ một người tin rằng sử dụng VĐT sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ, ví dụ, VĐT giúp họ thanh toán thuận
lợi, nhanh chóng, đa dạng, tiết kiệm chi phí và thời gian. Chi tiết nội dung về thang đo tại bảng 1.1, phụ lục 1.
- Thang đo tính dễ sử dụng (SD): Tính dễ sử dụng là mức độ người sử dụng cho rằng họ không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để học cách sử dụng và sử dụng VĐT. Chi tiết nội dung về thang đo tại bảng 1.2, phụ lục 1.
- Thang đo tính tự chủ công nghệ (CN): Tính tự chủ công nghệ là người sử dụng VĐT có khả năng tự sử dụng các thiết bị công nghệ và Internet, có thể thực hiện
giao dịch trực tuyến. Chi tiết nội dung về thang đo tại bảng 1.3, phụ lục 1. - Thang đo tính an toàn bảo mật (AT): Người sử dụng được bảo mật các thông
tin
về định danh, tài khoản, bảo đảm sự an toàn khi thực hiện các giao dịch trên VĐT. Chi tiết nội dung về thang đo tại bảng 1.4, phụ lục 1.
- Thang đo ảnh hưởng xã hội (AHXH): AHXH là sự ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, truyền thông, xu hướng phát triển của VĐT, và các chính sách của Chính phủ đến ý định sử dụng VĐT của người dùng. Chi tiết nội dung về thang đo tại bảng 1.5, phụ lục 1.
- Thang đo thái độ của người sử dụng (TĐ): Người dùng sẽ sử dụng VĐT khi họ có thái độ tích cực và sẽ không sử dụng nếu có thái độ ngược lại. Chi tiết nội dung về thang đo tại bảng 1.6, phụ lục 1.
Phương pháp nghiên cứu
4.1. Bảng hỏi khảo sát
Bảng hỏi khảo sát chi tiết được nêu tại phụ lục 2.
Hình thức thực hiện: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu. Tiếp đến, bảng hỏi khảo sát được thảo luận nhóm giữa tác giả và giảng viên hướng dẫn đề tài. Vấn đề được đưa ra thảo luận là các ý kiến về những yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng VĐT tại Việt Nam, trong đó đặc biệt quan tâm đến các yếu tố: “tính hữu
ích ”, “tính dễ sử dụng”, “tính tự chủ công nghệ ”, “tính an toàn bảo mật”, “AHXH”
và
“thái độ của người sử dụng”. Khảo sát được tiến hành tại Hà Nội vào tháng 04/2020.
4.2. Phương pháp lấy mẫu, thu thập và xử lí số liệu
- Tổng thể nghiên cứu: là những người chưa từng sử dụng, đã/đang sử dụng VĐT tại Việt Nam.
- Kích thước mẫu:
+ Theo tiêu chuẩn của Bollen, Hair & ctg. (1998), để đảm bảo phân tích dữ liệu theo phương pháp phân tích nhân tố EFA thì cần tối thiếu 5 quan sát cho 1 biến cố đo lường và số quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 100. Dựa trên bảng khảo sát đã được thiết kế, số biến quan sát nghiên cứu là 25, nên kích thước mẫu tối thiểu là 25*5 =125.
+ Theo Tabachnick & Fidell (1991): Khi phân tích hồi quy tuyến tính bội, để kết quả đạt được là tốt nhất thì kích thước mẫu phải tuân thủ theo công thức:
Ý nghĩa
> 0.8 Thang đo lường tốt
N ≥ 8*m + 50 (Trong đó, N là kích thước mẫu, m là số biến độc lập của mô hình).
Với nghiên cứu này, m = 6, do đó N ≥ 8 *6 + 50 = 98.
- Cách thu thập và phân tích số liệu:
+ Tác giả tiến hành lấy mẫu và thu thập số liệu thông qua phương thức gián tiếp, bằng cách gửi bảng khảo sát được thiết kế trên link Goolge Forms tới đối tượng khảo sát qua email, facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác. Link được gửi tới các hội, nhóm, những người quan tâm đến VĐT trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn.
+ Khảo sát đã thu về được 178 câu trả lời, qua quá trình lọc dữ liệu, số mẫu khảo sát phù hợp là 154.
4.3. Thông tin về mẫu
Người viết thu thập được 178 câu trả lời. Trong các phản hồi thu được, có những người chưa biết về VĐT, một số câu trả lời không logic hoặc bỏ trống. Người viết sẽ loại
bỏ những kết quả đó, thực hiện lọc dữ liệu, có 154/178 khảo sát hợp lệ, chiếm 86.52%; sau đó đưa vào phần mềm SPSS, tiến hành phân tích.
4.4. Phương pháp phân tích, xử lí số liệu
Số liệu thu thập được tác giả tổng hợp trên 01 file excel. Sau khi lọc dữ liệu, thu được kết quả và tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu mới vào SPSS.
Quy trình xử lí số liệu:
- Phân tích thống kê mô tả các biến định tính và định lượng dựa trên mẫu thu thập
được.
- Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu
+ Tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo đối với các biến HI, SD, CN,
AT, AHXH, TD.
+ Độ tin cậy được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến - tổng.
+ Hệ số Cronbach Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của các biến của thang đo.
• Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.4.
• Tiêu chuẩn chọn thang đo: độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6; Alpha càng lớn
thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao.1
0.7 - 0.8 Thang đo lường sử dụng được > 0.6
Có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu.
Bảng 2.1- Các mức giá trị của Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Trong phân tích nhân tố EFA theo phương pháp trích Principle Component với phép xoay Varimax, tác giả tiến hành phân tích nhằm mục đích rút gọn dữ liệu và kiểm định sự hội thụ của các biến thành phần, kiểm định các yếu tố đại diện trong mô hình nghiên cứu.
Điều kiện để phân tích là:
+ Hệ số KMO : 0.5 ≤ KMO ≤ 1
+ Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05). Neu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
+ Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%. - Phân tích tương quan và hồi quy bội
Tiếp theo, các nhân tố được trích trong phân tích nhân tố được sử dụng trong phân tích hồi quy để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết kèm theo.
Kết quả của phân tích tương quan và hồi quy dùng để phân tích:
+ Kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến
độc lập.
+ Đánh giá sự phù hợp của mô hình thông qua chỉ số R2.
+ Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến
+ Xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định sử dụng VĐT tại Việt Nam thông qua hệ số β.
+ Phương pháp phân tích phương sai ANOVA: được dùng khi nghiên cứu ảnh hưởng của biến nguyên nhân định tính lên biến kết quả định lượng.
Giả thuyết kiểm định:
• HO : “Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả định lượng do ảnh hưởng của biến định tính hay biến nguyên nhân định tính không có tác
động gì lên kết quả của biến định lượng. ”
• H1: “Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả định lượng do ảnh hưởng của biến định tính hay biến nguyên nhân định tính có tác động lên kết quả của biến định lượng.”
• Nếu hệ số Sig. > 0.05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính không khác nhau, xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA.
Kết quả bảng ANOVA: o Sig. < 0.05: bác bỏ H0.
o Sig. ≥ 0.05: chấp nhận H0.
• Trường hợp Sig. Levene Statistic < 0.05: đi vào kiểm định Welch cho
trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất. Kết quả bảng Welch:
o Sig. < 0.05: bác bỏ H0.
o Sig ≥ 0.05: chấp nhận H0.
- Đánh giá và đưa ra kết quả nghiên cứu.
5. Ket quả nghiên cứu
5.1. Phân tích thống kê mô tả5.1.1. Thống kê chung 5.1.1. Thống kê chung
Trong tổng số 178 đối tượng được khảo sát, có 154 phiếu thu đảm bảo yêu cầu. 24 phiếu bị loại chủ yếu do có sự mâu thuẫn trong các thông tin được cung cấp, thiếu thông
tin, hoặc thông tin được cung cấp không nhất quán. Tổng số mẫu điều tra được sử dụng để phân tích là 154, trong đó có 122 người đã sử dụng VĐT và 32 người chưa sử dụng VĐT.
Qua cuộc khảo sát, nghiên cứu đã thu được dữ liệu sơ cấp của các đối tượng khảo sát. Dữ liệu chi tiết được tác giả trình bày tại phụ lục 3.
- về giới tính: Đối tượng tham gia khảo sát gồm 56 nam (chiếm 36.36%) và 98 nữ (chiếm 63.64%). Trong đó, số người đã sử dụng VĐT ở cả hai giới đều đạt tới hơn 70%.
- Về độ tuổi: Độ tuổi của nhóm đối tượng khảo sát chủ yếu là người trẻ tuổi, từ 18 đến 30 tuổi, chiếm 77.27%. Nhóm đối tượng từ 30 tuổi đến 45 tuổi chiếm
15.85%. Trong đó, 78.99% số người có sử dụng VĐT ở độ tuổi 18 - 30, 87.50% ở độ tuổi 30 - 45 tuổi. Đây là xu hướng hợp lí khi những người ở độ tuổi này có thu nhập ổn định, và là những người trẻ, có khả năng tiếp cận, nắm bắt công nghệ và thông tin về VĐT khá nhanh nhạy.
- về trình độ học vấn: Theo khảo sát, đối tượng tham gia chủ yếu là những người
có trình độ đại học (chiếm 82.47%), tiếp đó là những người có trình độ sau đại học (chiếm 9.74%). Cũng theo khảo sát, những người đã sử dụng VĐT nằm chủ
yếu trong 02 nhóm đối tượng này. Điều này cho thấy, người có TĐHV cao hơn thì có những hiểu biết về VĐT và sử dụng VĐT nhiều hơn.
- về thu nhập: Gần 90% đối tượng khảo sát chủ yếu là những người có thu nhập từ 0 đến 15 triệu, trong đó số người có thu nhập dưới 7 triệu chiếm 70.13%, số người có thu nhập từ 7 - 15 triệu chiếm gần 20%.
- về việc sử dụng VĐT, 93.51% người tham gia khảo sát cho biết rằng, họ có sự hiểu biết về VĐT. Đây là một số liệu hợp lí, vì VĐT đã trở nên khá quen thuộc với người dân Việt Nam.
- về dự định sử dụng VĐT: Có 68.75% những người chưa sử dụng VĐT cho biết, họ có ý định sử dụng VĐT trong tương lai.
- về các VĐT thường được sử dụng: Momo là VĐT được ưa chuộng nhất, theo khảo sát, 83.61% những người đã sử dụng VĐT cho biết, họ thường sử dụng VĐT này. Đứng thứ 2 là Airpay với 63.93%, theo sau đó là Zalo pay với 37.70%
và Moca với 34.43%. Đây đều là những VĐT nổi bật trên thị trường và được nhiều người tin tưởng sử dụng.
5.1.2. Thống kê mô tả các biến bằng thang đo Likert
Thống kê mô tả các biến đo bằng thang đo Likert được trình bày chi tiết ở Phụ lục 4.
- về tính hữu ích của VĐT: Quan điểm của người sử dụng VĐT về tính hữu ích của nó được đánh giá qua các phương diện: VĐT giúp người sử dụng thanh toán
thuận lợi, nhanh chóng, đa dạng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Với điểm TB là 3.67, người sử dụng cảm thấy VĐT khá hữu ích trong thanh toán.
- về tính dễ sử dụng: Người sử dụng nhìn nhận tính dễ sử dụng của VĐT qua các phương diện: dễ dàng mở tài khoản, dễ dàng học cách sử dụng VĐT, nhanh chóng thao tác và giao dịch với VĐT. Mức điểm TB là 3.62, tức là người sử dụng cảm thấy khá đồng tình với tính dễ sử dụng của VĐT.
- về tính tự chủ công nghệ: Người sử dụng nhìn nhận tính tự chủ công nghệ theo
các phương diện: người dùng có thể sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ thông minh, thường xuyên sử dụng Internet và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Điểm TB là 3.73.
- về tính an toàn bảo mật: Người sử dụng nhìn nhận về tính an toàn bảo mật của
VĐT được khảo sát qua các phương diện: bảo mật thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, bảo đảm an toàn khi giao dịch qua VĐT. Điểm TB 3.31 cho thấy, nhận thức của người sử dụng về vấn đề an toàn, bảo mật là khá thận trọng. Một phần nguyên nhân là do nền tảng công nghệ giao dịch hiện nay chưa thật sự hoàn
hảo để đảm bảo tuyệt đối an toàn bảo mật. Các vụ việc liên quan đến mất cắp thông tin cá nhân, bán thông tin tài khoản, hay các vụ việc lừa đảo, rửa tiền qua hình thức TTĐT đã phần nào khiến tâm lí của người sử dụng trở nên cẩn thận vì
những rủi ro bảo mật tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ.
- về AHXH: Sự nhìn nhận của người sử dụng về các tác động xã hội dẫn tới ý định sử dụng VĐT được khảo sát theo các phương diện: tác động từ gia đình, bạn bè, tác động từ đồng nghiệp, tác động từ các phương tiện truyền thông, tác động từ sự phổ biến của VĐT, từ xu hướng thay đổi hình thức thanh toán, các chính sách của Chính phủ về thanh toán và về VĐT. Mức điểm TB là 3.47, cho thấy người dùng có phần nào ảnh hưởng từ các yếu tố xã hội khi sử dụng VĐT, Trong đó, sự ngày càng phổ biến của VĐT là yếu tố có mức TB lớn nhất, 3.73. - về thái độ của người sử dụng: Thái độ của người sử dụng được khảo sát theo
không, có cảm thấy tin tưởng VĐT, sẽ thường xuyên sử dụng VĐT và giới thiệu
cho người khác cùng sử dụng không. Mức TB là 3.75, cho thấy thái độ với VĐT
là khá tích cực.
5.2. Phân tích hệ số Cronbach’S Alpha
Ket quả phân tích độ tin cậy của thang đo được trình bày tại phụ lục 5& 6.
Đối với từng thang đo, các hệ số Cronbach’s Alpha đều thỏa mãn điều kiện lớn hơn
0.6. Trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lớn nhất là 0.896 của yếu tố AHXH;
hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo nhỏ nhất là 0.796 của yếu tố tính dễ sử dụng của VĐT. Vậy nên, các thang đo được sử dụng đều có độ tin cậy chấp nhận được trong phân
tích.
Các hệ số tương quan biến - tổng của các biến đều đạt điều kiện lớn hơn 0.4.
5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA với biến độc lập
Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê: Sig. < 0.05. Điều này cho thấy, các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
Hệ số KMO = 0.821 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1
6 nhân tố trích đạt giá trị Eigenvalues = 1.012 (thỏa mãn điều kiện >1) và phương sai trích - 74.971% (thỏa mãn điều kiện >50%)
Bảng Ma trận xoay nhân tố được trình bày tại Phụ lục 7.
Từ bảng ma trận xoay nhân tố, ta nhận thấy rằng mô hình sau khi chạy phân tích nhân tố EFA gồm 22 biến với 6 nhân tố như sau:
- Nhân tố thứ nhất: Tính ảnh hưởng xã hội (AHXH) gồm 5 biến quan sát: AHXH1,
AHXH2, AHXH3, AHXH4, AHXH5; trong đó biến AHXH1 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo.
- Nhân tố thứ hai: Tính tự chủ công nghệ (CN) gồm 3 biến quan sát: CN1, CN2, CN3; trong đó biến CN2 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo.
- Nhân tố thứ ba: Thái độ của người sử dụng gồm 4 biến quan sát: TD1, TD2, TD3, TD4; trong đó biến TD2 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo. - Nhân tố thứ tư: Tính an toàn bảo mật (AT) gồm 4 biến quan sát: AT1, AT2,