Phân tích nhân tố khám phá EFA với biến độc lập

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 55)

5. Kết quả nghiên cứu

5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA với biến độc lập

Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê: Sig. < 0.05. Điều này cho thấy, các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Hệ số KMO = 0.821 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1

6 nhân tố trích đạt giá trị Eigenvalues = 1.012 (thỏa mãn điều kiện >1) và phương sai trích - 74.971% (thỏa mãn điều kiện >50%)

Bảng Ma trận xoay nhân tố được trình bày tại Phụ lục 7.

Từ bảng ma trận xoay nhân tố, ta nhận thấy rằng mô hình sau khi chạy phân tích nhân tố EFA gồm 22 biến với 6 nhân tố như sau:

- Nhân tố thứ nhất: Tính ảnh hưởng xã hội (AHXH) gồm 5 biến quan sát: AHXH1,

AHXH2, AHXH3, AHXH4, AHXH5; trong đó biến AHXH1 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo.

- Nhân tố thứ hai: Tính tự chủ công nghệ (CN) gồm 3 biến quan sát: CN1, CN2, CN3; trong đó biến CN2 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo.

- Nhân tố thứ ba: Thái độ của người sử dụng gồm 4 biến quan sát: TD1, TD2, TD3, TD4; trong đó biến TD2 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo. - Nhân tố thứ tư: Tính an toàn bảo mật (AT) gồm 4 biến quan sát: AT1, AT2,

AT3, AT4; trong đó biến AT1 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo. - Nhân tố thứ năm: Tính dễ sử dụng gồm 4 biến quan sát: SD1, SD2, SD3, SD4;

trong đó biến SD3 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo.

- Nhân tố thứ sáu: Tính hữu ích (HI) gồm 2 biến quan sát: HI3, HI5; trong đó biến

HI5 có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với thang đo.

Dựa vào kết quả trên, tác giả lưu nhân tố đại diện cho 6 nhân tố vừa tìm được từ EFA để tiến hành phân tích tương quan và hồi quy để tìm ra mức độ ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w