Thực trạng phát triển ví điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 68 - 83)

1. Thực trạng phát triển dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam

1.2. Thực trạng phát triển ví điện tử tại Việt Nam

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Là một sản phẩm tiêu biểu cho nền kinh tế số, VĐT đang ngày càng phát triển với số lượng tổ chức tham gia thị trường VĐT tăng lên đáng kể. Tính đến tháng 05/2020, đã có 34 tổ chức không phải là NH được NHNN cấp giấy phép hoạt động CUDVTGTT.

Tuy đã xuất hiện được 10 năm, nhưng các công ty CUDV VĐT ở Việt Nam không thực sự nhiều. Ở thời điểm VĐT có mặt tại Việt Nam - năm 2009, NHNN đã cấp phép cho 6

công ty hoạt động CUDVTGTT tại Việt Nam, nhưng tới cuối năm 2015, con số này chỉ

tăng nhẹ, lên 8 công ty. Giữa năm 2016, số lượng các tổ chức không phải NH CUDVTGTT là 16 công ty, và tiếp tục tăng với đà phát triển mạnh mẽ trong các năm tiếp theo, với sự gia nhập thị trường ngày một nhiều của các start- up công nghệ tài chính.

Danh sách các tổ chức được cấp phép tính đến ngày 05/05/2020 được trình bày tại phụ lục 11.

Biểu đồ 3.1- Số lượng tổ chức CUDV TGTTgiai đoạn 2015 - 2020

Theo Vụ Thanh toán NHNN, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử

liên ngân hàng trong năm 2019 đạt trên 104 triệu giao dịch với gần 61 triệu tỉ đồng, tăng

19.57% về số lượng và 26.66% về giá trị giao dịch so với năm 2018. Như vậy, bình quân

số lượng giao dịch đạt gần 629,000 giao dịch/ngày, giá trị giao dịch bình quân đạt trên 367,000 tỉ đồng/ngày. Có thể thấy, thanh toán điện tử đang được đẩy mạnh, cả số lượng các giao dịch và giá trị của các giao dịch đều đang tăng lên đáng kể. Theo một thống kê cuối năm 2018, số giao dịch qua VĐT mỗi năm đã đạt tới 60 triệu giao dịch, giá trị bình quên một giao dịch là 200,000 đồng, mức tăng của giá trị thanh toán đặt tới 161%. Có thể thấy rằng, từ năm 2018 đến 2019, thị trường VĐT nói riêng và thanh toán trực tuyến nói chung phát triển rất mạnh mẽ. Cũng theo thống kê này cho biết, NHNN dự báo tới

năm 2020, Việt Nam sẽ có hơn 10 triệu người dùng VĐT, nhưng chỉ đến đầu năm 2019, MoMo đã đạt lượng 10 triệu người đăng kí sử dụng dịch vụ.

Hình 3.1- Tổng hợp Toàn cảnh thị trường VĐT Việt Nam - Nguồn: Người đồng

Một ví dụ điển hình cho sự phát triển mạnh mẽ của ví điện tử tại Việt Nam có thể kể đến là ứng dụng MoMo. Số lượng người dùng của MoMo đến năm 2019 đã đạt đến 13 triệu, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán qua ví MoMo, 22 NH liên kết, MoMo đã xây dựng một hệ sinh thái đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của KH. Ngoài ra, Airpay, Moca, Payoo... cũng là những tên tuổi mạnh, nổi bật trên thị trường VĐT Việt Nam.

VĐT đã thu hút các NH, các công ty, tập đoàn công nghệ lớn nhập cuộc, như:“Ví Việt của NH TMCP Bưu điện Liên Việt, Bank Plus của Viettel và MBBank”... với hàng

loạt sản phẩm được ra mắt, hấp dẫn người tiêu dùng. Không chỉ là một “mảnh đất màu

mỡ” với đầu tư trong nước, VĐT cũng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một số doanh

nghiệp nước ngoài đã hợp tác với các công ty trong nước, như Quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và NH đầu tư toàn cầu Goldman Sachs đã hợp tác với CTCP M_Services phát triển MoMo. Quỹ đầu tư của Hàn Quốc cũng có 65% vốn sở hữu của VNPT Epay; Tập đoàn TrueMoney của Thái Lan sở hữu 90% vốn của CTCP 1Pay; ... Trong khi đó, một số doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh mẽ đã phát triển sản phẩm của riêng mình, thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Một ví dụ điển hình là EVENS E-CASH, một doanh nghiệp Hàn Quốc, đã ra mắt tại Việt Nam vào ngày 03/03/2019.

Với ưu thế nắm bắt được tâm lý chung của người tiêu dùng, các VĐT ngày nay đã phát triển thêm nhiều tính năng mới, giúp sản phẩm này tăng trưởng nhanh chóng và vượt trội. Ban đầu, khi mới ra mắt, VĐT chỉ cho phép nạp tiền vào tài khoản để mua một

số sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, hoặc chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng mạng,

nhưng người sử dụng lại không được rút tiền ra. Hiện nay, các tính năng đã đa dạng hơn,

người dùng có thể nạp tiền, rút tiền, chuyển tiền theo ý muốn của mình, thực hiện đầy đủ các thanh toán dịch vụ thiết yếu của cuộc sống như tiền điện, tiền nước, Internet, tiền điện thoại, v.v ... hoặc các dịch vụ giải trí như mua vé xem phim, đặt vé máy bay, vé tàu xe, thậm chí cả các dịch vụ tài chính cũng có thể giao dịch qua VĐT, như thanh toán vay

một điểm cộng hấp dẫn của loại ví hiện đại này với những người thường xuyên thanh toán phi tiền mặt. Ngoài ra, nhiều ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn, thông qua các chương trình tặng quà, tặng voucher hay giảm trừ trực tiếp bằng tiền mặt cũng đã được các công ty tung ra nhằm kích thích khối lượng thanh toán. Quan trọng nhất, tính tiện ích của các VĐT là yếu tố quyết định làm cho người dân thay đổi hành vi thanh toán của mình. Với một tài khoản VĐT, người dùng có thể dễ dàng được đáp ứng nhu cầu thanh toán từ dịch

vụ giải trí như đồ ăn, xem phim, gọi xe... đến thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, học phí.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường

Tuy có nhiều công ty được cấp phép hoạt động CUDVTGTT, nhưng theo số liệu từ Vụ Thanh toán NHNN, hầu hết thị phần về số lượng ví được mở, số dư, lượng giao dịch qua ví... chỉ rơi vào 5 - 6 ví. Theo khảo sát của BuzzMetrics, MoMo, Viettelpay, Zalopay và Airpay là 4 cái tên nổi trội trên phương tiện truyền thông xã hội với những thế mạnh khác biệt.

MoMo là cái tên đứng đầu danh sách các VĐT được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Đây là sản phẩm do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) xây dựng và phát triển. Qua 10 năm hoạt động, MoMo hiện đang cung cấp hơn 200 dịch

vụ cho hơn 13 triệu người dùng, và có hàng ngàn điểm giao dịch trên khắp cả nước hỗ trợ người dùng chuyển tiền, nhận hay nạp tiền trong vòng vài phút.

Zalo Pay là dịch vụ thanh toán di động rất quen thuộc với người dùng, thuộc sở hữu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Zion, trực thuộc tập đoàn VNG. Ban đầu, Zalo Pay được phát triển độc lập nhưng sau đó được tích hợp trên Zalo, ứng dụng xã hội hàng

đầu Việt Nam với hơn 100 triệu người dùng.

Trong khi đó, AirPay là loại VĐT được phát triển bởi Công ty Cổ phần Phát triển Thể thao Điện tử Việt Nam (Vietnam Esports), nhờ vào việc hợp tác với các thương hiệu

Garena, Ocha, Foody, Now Delivery và Shopee để tạo ra một hệ sinh thái mua sắm cho người tiêu dùng.

Ra mắt từ tháng 6/2018, đến nay, Viettel Pay của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã đạt tới số lượng KH hơn 1 triệu và triển khai sản phẩm rộng khắp cả nước. Theo Viettel, Viettel Pay là một ngân hàng số, tích hợp hệ sinh thái dịch vụ, giải trí đa dạng; với đầy đủ tính năng tài chính cốt lõi, đồng bộ như một ngân hàng thực. Theo đó, không chỉ đơn giản là thanh toán, qua Viettel Pay, người dùng có thể giao dịch trong một

NH thực thụ.

Nếu như ví MoMo được ưa chuộng với các khuyến mãi hấp dẫn khi mua sắm trên các trang TMĐT, thì người tiêu dùng lại sử dụng Viettel Pay để chuyển khoản, còn Zalopay thu hút với sự ưu đãi khi mua thẻ cào game, đặt vé xem phim, và Airpay thường

được dùng để đặt món ăn trên các ứng dụng gọi đồ.

Hình 3.2- Kết quả khảo sát của BuzzMetrics

Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo đã công bố “Nghiên cứu về nhận

định và hành vi của người dùng đối với VĐT”, dựa trên một cuộc khảo sát tại TP.HCM và Hà Nội. Nghiên cứu cho thấy, 3 VĐT được ưa chuộng nhất tại 2 thành phố lớn này chính là MoMo, Moca và ZaloPay. Đây cũng là 3 cái tên chiếm tới 90% thị phần thị

trường VĐT Việt Nam. Tương tự, “Khảo sát và bình chọn VĐT tiêu biểu Việt Nam ” do

Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức hàng năm, cũng đưa ra những cái tên phổ biến tại Việt Nam hiện nay, với sự dẫn đầu của MoMo.

Hình 3.3- Khảo sát và bình chọn VĐT tiêu biểu Việt Nam 2018

Thị trường VĐT Việt Nam đang cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều doanh nghiệp đang ở giai đoạn tiến thoái lưỡng nan, lợi nhuận biên chỉ 0.2% - 0.5%. VĐT MoMo đã lỗ lũy kế gần 1,000 tỷ đồng cuối năm 2018. Tương tự, ZaloPay cũng báo lỗ 177 tỷ USD, gấp 10 lần mức lỗ so với năm trước. Trong khi đó, cả ZaloPay và MoMo đều là những VĐT có lượng KH đông đảo nhất hiện nay. Có những công ty công nghệ tài chính đầu tư vốn, công sức, thời gian cho một giải pháp thanh toán nhưng chỉ sau một

đêm có thể sẽ bị những công ty khác sao chép giải pháp. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng cùng tâm lý lo sợ gian lận, lừa đảo đã khiến đa phần người Việt Nam vẫn chọn thanh toán bằng tiền mặt. Mặt khác, hành lang pháp lý về VĐT của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng đầy đủ và chính thức, chưa có chế tài hay bộ luật nào quy định về tính pháp lý của ví điện tử và những rủi ro cũng như đảm bảo sự an toàn đối với tài sản của người dùng mỗi khi có tranh chấp.

Thực trạng sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt Nam

Động lực lớn nhất để sử dụng phương tiện thanh toán này của người dùng là tham gia vào các chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ các nhà CUDV. Ngoài ra, sự phổ biến của TMĐT cũng thúc đẩy sự phát triển của thanh toán qua VĐT. Tận dụng sự tiết kiệm

moca ∣E⅛f Zafc

Nạp tiền diện thoại/Mua mã thỏ điện thoại 26

Ml16

Chuyền bèn 20 I 20 B 15 H2 0

Thanh toán hóa dơn đính kỷ 13

H12 H9 H1

7

Giao dồ ân 9 H8 113 I

Thanh toán xa công nghệ H 8

I 32

|4

Thanh toán tai quày I 7

Ha h r

Khác -ɪl 18 H17 111 B

19'

trong chi phí chuyển khoản cũng là một trong những mục đích được người tiêu dùng hướng tới khi sử dụng VĐT.

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA NGƯỜI DÙNG ví ĐIỆN TỬ

Hình 3.2- Kết quả khảo sát của BuzzMetrics

Một điều thú vị là, mỗi VĐT được người tiêu dùng sử dụng và các mục đích khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng và những tính năng mà các ví có thể cung cấp, người tiêu dùng sẽ lựa chọn cho mình cách sử dụng VĐT phù hợp. Theo BuzzMetrics, ví MoMo được lựa chọn với các chương trình khuyến mãi, được sử dụng nhiều để thanh toán, mua hàng online trên Facebook, mua thẻ cào điện thoại với mức chiết khấu cao. Viettelpay được sử dụng để chuyển khoản qua các NH khác nhau. Zalopay, Airpay được

ưu tiên cho mua thẻ cào game online có mức chiết khấu cao. Ngoài ra, người dùng chọn Airpay phục vụ cho việc gọi đồ ăn thức uống, với ưu đãi miễn phí vận chuyển trên Foody

và Delivery Now. (Hình 3.5) Khảo sát của Cimigo về các loại giao dịch phổ biến qua VĐT cũng đưa ra các kết luận tương tự. Hiện nay, VĐT thường được sử dụng vào các mục đích như nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ. Trong đó, Moca với sự liên kết với ứng dụng Grab, chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán khi đặt xe công nghệ; và những loại giao dịch

còn lại, như nạp tiền điện thoại, hay chuyển tiền, người dùng hay lựa chọn ví MoMo và ZaloPay. (Hình 3.6)

THƯƠNG HIỆU ĐANG CHIẾM UU THÊ ở NHỮNG MỤC ĐÍCH SỪ DỤNG NÀO

Momo chiếm hon 60% ớ hoạt động khuyến mãi, với Viettelpay là hơn 70% ở hoạt động chuyền khoản. Đặc biệt, Airpay chiếm 100% ở hoạt động Đặt đồ ăn Trực tuyến

Thamgiavao Mua hàng trực Chuyenkhoan MuathecaotryO Nạp tiên Điện NapvaoGame NaptienvaoVi Thanhtoanhoa Rút tiền Đặt đõ ăn trực

hoạt động tuyến tuyến thoại điện tử đon điện, nước,... tuyến Khuyên mãi

Kết quẻ trên 730 mẫu thảo luận người dùng - thời gian từũl 07 đến 31.07.2018 Q)BUZZM ETRICS

Hình 3.5- Kết quả khảo sát của BuzzMetrics về mục đích sử dụng VĐT

Các loại giao dịch phổ biến nhất 10 giao dtch gàn nhát - Tiuong tvộu vâ ∣oa∣ giao d|ch (%)

Cimigo x7> Q 10 giao CfCh ChI gin đây nħ⅛ anh/ehf thực Nộn qua Vi tó những loa∣ giao ⅛ch nan VA sà lượng gao OKh mỗi toệp

Hình 3.6- Kết quả nghiên cứu của Cimigo về các giao dịch phổ biến qua VĐT

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chỉ số về tần suất sử dụng và giá trị chi tiêu trung bình hàng ngày của các VĐT phổ biến đều đang ở mức cao. Cụ thể, người dùng chi tiêu trung bình 230,000 - 274,000 VND/giao dịch, với tần suất khoảng 1.6 - 2.2 giao

thực hiện 2.0 giao dịch và người dùng ZaloPay là 1.6 giao dịch. về giá trị giao dịch, cao nhất là người dùng MoMo, với số chi tiêu bình quân trong ngày là 520,000 đồng, theo sau là Moca với giá trị giao dịch trung bình trong ngày là 506,000 đồng và ZaloPay là 441,600 đồng.

Hình 3.7- Kết quả nghiên cứu của Cimigo

Tiềm năng phát triển ví điện tử tại Việt Nam

Có thể thấy rằng, Việt Nam là một trong những thị trường ứng dụng thanh toán di động tiềm năng, phát triển nhanh nhất thế giới, thúc đẩy sự tăng trưởng của các hình thức

thanh toán điện tử nói chung và ví điện tử nói riêng. Khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 của PwC cho thấy, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2019, tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng di động ở Việt Nam tăng từ mức 37% của năm 2018 lên mức 61% năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất trong số 6

quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát. Tạp chí Nikkei Asia cũng ghi nhận, “hoạt

động thanh toán điện tử của Việt Nam đã vượt qua Singapore và Malaysia trong cuộc đua không tiền mặt.”

Hình 3.8- Khảo sát tiêu dùng toàn cầu 2019 của PwC

Tuy rằng hiện nay, thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 90%) trong số các giao dịch tại Việt Nam, nhưng có thể nhận thấy, người dân đang sẵn sàng thay đổi PTTT mới, hiện đại hơn. Theo một khảo sát của Visa tại Việt Nam, 9/10 người tiêu dùng sẵn sàng thử các phương thức thanh toán mới, với 88% nói rằng có thể sẽ sử dụng smartphone để thanh toán, 83% cho biết sẽ chọn thanh toán không tiếp xúc (nếu có) thay cho tiền mặt. Đây là cơ hội lớn đối với các NH và công ty fintech, đặc biệt với các công ty CUDV thanh toán VĐT.

2. Định hướng phát triển dịch vụ ví điện tử của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang hoàn tất những quy định pháp lý cho fintech nói chung, lĩnh vực trung gian thanh toán, trong đó có VĐT nói riêng. NHNN đang lấy ý kiến đóng

góp xây dựng nghị định quy định về TTKDTM để thay thế cho Nghị định

101/2012/NĐ-

CP của Chính phủ. Một trong những nội dung đáng chú ý là việc bổ sung quy định về

tỷ

Theo NHNN Việt Nam, quy định này nhằm tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn bảo đảm được vai trò chủ động của các doanh nghiệp trong nước, tránh

sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, bảo đảm an ninh, an toàn cho

hoạt động ngân hàng - tài chính, chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng - tài

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 68 - 83)

w