Phát hiện của nghiên cứu

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 64 - 67)

Qua phân tích mô hình nghiên cứu, bài viết đã đưa ra được các thống kê sơ bộ về các biến định tính, và sử dụng thang đo Likert để thống kê các biến mô tả. Việc phân tích hệ số Cronbach Alpha đối với từng thang đo, đều cho kết quả thỏa mãn điều kiện.

Trong phân tích các nhân tố khám phá EFA, kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê và hệ số KMO giá trị Eigenvalues và phương sai trích đều thỏa mãn điều kiện. Bảng ma trận xoay nhân tố cho kết quả gồm 6 nhân tố và 22 biến. Từ đó, phân tích tương quan

được thực hiện, có 6 biến độc lập có mối quan hệ tương quan với biến phụ thuộc. Ket

quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy Adjusted R2= 0.509 cho biết khoảng

50.9%

độ biến thiên của “ý định sử dụng VĐT” có thể được giải thích từ mối quan hệ tuyến

tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình.

Qua phân tích hồi quy đa biến, ta được mô hình hồi quy ước lượng:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng mô hình phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài. Mô hình đã được thiết lập với 6 yếu tố tác động đến

ý định sủ dụng VĐT, đó là: tính hữu ích, tính dễ sử dụng, sự tự chủ công nghệ, tính an toàn bảo mật, AHXH và thái độ của người sử dụng. Sau đó tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu của đề tài và xây dựng bảng câu hỏi. Việc khảo sát chính thức được thực hiện

bằng phương pháp bảng hỏi. Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

Chương 2 đã thực hiện xử lý thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha, EFA; sử dụng hồi quy tuyến tính để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố về tính hữu ích, tính dễ sử dụng, sự tự chủ công nghệ, tính an toàn bảo mật, AHXH và thái độ của người sử dụng; kiểm định ANOVA được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm KH khác nhau về TĐHV, thu nhập, độ tuổi, giới tính. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 5 yếu tố tác động đến ý định sử dụng VĐT của người dùng: Tính hữu ích, tính dễ sử dụng, sự tự chủ công nghệ, tính an toàn bảo mật, AHXH. Trên cơ sở kết quả mô hình nghiên cứu, cùng với cơ sở lý luận đã giới thiệu ở chương 1, chương tiếp theo sẽ khái quát về thực trạng sử dụng VĐT ở Việt Nam, từ đó người viết đề xuất một vài khuyến nghị về sử dụng VĐT tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 64 - 67)

w