Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 83 - 85)

1. Thực trạng phát triển dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam

3.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hoàn thiện là bản lề cho sự phát triển của VĐT. Vậy nên, điều cấp thiết hiện nay, là Nhà nước cần hoàn thiện một khung pháp lý rõ ràng, minh bạch cho các hoạt động TTKDTM. Không chỉ là xây dựng hệ thống các văn bản, mà Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng, hình thành cơ chế bảo vệ KH hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả. Hiện tại, Việt Nam cũng đã có những văn bản, nghị định, thông tư về VĐT, nhưng hoạt động thanh toán trực tuyến luôn đòi hỏi sự thay đổi và cập nhật không ngừng, nên việc xây dựng, ban hành các quy định đang có xu hướng chậm hơn so với sự vận động thực tế của thị trường VĐT. Bên cạnh đó, các văn bản pháp quy cần được nghiên cứu kĩ lưỡng, rõ ràng trước khi ban hành, tránh chồng chéo, hoặc có những bất cập, gây khó khăn cho việc phát triển VĐT.

Thứ hai, cải thiện trình độ giáo dục, học vấn, dân trí của người dân, nâng cao sự tự

chủ sử dụng công nghệ, các thiết bị thông minh và mạng Internet. Theo kết quả của nghiên cứu này, TĐHV là nhân tố định tính có ảnh hưởng tới ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng (kết quả chương 2). TĐHV càng cao, kinh tế càng có điều kiện tăng trưởng hiệu quả, đem lại những kết quả tích cực. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng hội nhập, chuẩn hóa quốc tế, xây dựng một xã hội học tập là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục đào tạo.

Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan báo chí, quảng bá, phổ biến, hướng dẫn về thanh toán trực tuyến, phổ cập công nghệ tài chính trên phạm vi toàn quốc gia. Những thông tin tuyên truyền của cơ quan Nhà nước là thông tin chính thống, được người dân tin tưởng hơn, do đó, sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người tiêu dùng, sức ảnh hưởng, lan tỏa của thông tin được rộng rãi hơn.

Thứ tư, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các công ty start up trong lĩnh vực mới này, có những biện pháp tiếp cận vấn đề, tháo gỡ vướng mắc,

tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường. Cần khuyến khích, cho phép thử nghiệm, ứng

dụng các thành tựu trên thế giới, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức CUDV thanh toán, tổ chức CUDVTGTT có những cập nhật công nghệ kịp thời cho việc TTKDTM qua NH. Đây là một cách hữu ích để thúc đẩy sự phát triển, tạo sự năng động cho thị trường VĐT của Việt Nam.

Thứ năm, NHNN cần tăng cường quản lý, giám sát có sự chủ động theo dõi, cập nhật tình hình an ninh mạng, gian lận, khủng bố, rửa tiền trong nước và quốc tế để đảm bảo an ninh, an toàn và sự tin cậy đối với các hệ thống thanh toán, và có những phương án xử lý rủi ro một cách kịp thời, có biện pháp giải quyết vấn đề hiệu quả.

Thứ sáu, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các bộ, các ngành liên quan cũng là

kiện phát triển mạnh mẽ. Cần có sự hợp tác giữa các cơ quan với các NHTM, để thu phí các dịch vụ công thông qua thanh toán phi tiền mặt, góp phần đa dạng hóa các kênh thu, nộp, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w