Lịch sử hình thành và phát triển ví điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 67 - 68)

1. Thực trạng phát triển dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ví điện tử tại Việt Nam

VĐT xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2008, khi Việt Nam đang cần những PTTT mới. Sự ra đời của VĐT được hi vọng sẽ giúp sự kết nối giữa người mua hàng và người bán hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Năm 2009, NHNN đã cấp phép thí điểm dịch vụ VĐT cho 6 công ty: VietUnion (Payoo), MobiVi, Smartlink, VNPay, VinaPay và M-Service. Trong năm hoạt động đầu tiên, thị trường VĐT diễn ra sôi nổi với số tài khoản VĐT được tạo lên tới khoảng 70,000

tài khoản, trong đó, Payoo chiếm phần lớn với 32,000 tài khoản, tiếp đó là VNPay với hơn 30.000 tài khoản và MobiVi trên 7,000 tài khoản.

Đến cuối năm 2009, 9 NHTM đã triển khai dịch vụ VĐT. Số lượng điểm chấp nhận

thanh toán bằng loại ví mới này cũng tăng lên nhanh chóng, tới 110 đơn vị. Tuy nhiên, chức năng của ví ban đầu mới chỉ cho phép nạp tiền, sử dụng số dư ví để mua thẻ điện thoại, trò chơi trực tuyến..., hoặc người dùng có thể chuyển tiền giữa các tài khoản, nhưng số tiền trong ví không thể rút ra.

Nhằm tạo một hành lang pháp lý cho hình thức thanh toán mới này, chỉ một thời gian ngắn sau sự xuất hiện của VĐT, NHNN đã ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn liên quan đến hoạt động CUDVTGTT. Cụ thể, năm 2011, thông tư 6251/NHNN-TT về việc thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến và VĐT đã đề nghị các tổ chức CUDV

thanh toán, các tổ chức đã được NHNN cho phép thực hiện thí điểm CUDV VĐT “cần

tăng cường thực hiện các biện pháp an ninh, bảo mật nhằm đảo bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến qua internet, điện thoại di dộng do mình cung cấp. ” NHNN cũng quy định, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Ngân hàng thương mại) khi cung ứng dịch vụ VĐT cho khách hàng (nếu có)

VĐT; đảm bảo số dư của tài khoản bằng tổng số tiền trên các VĐT cung cấp cho khách hàng.

Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ TGTT được ban hành, quy định rõ về việc cấp giấy phép và các quy định về hoạt động CUDVTGTT. Đến cuối năm 2019, NHNN đã ban hành thông tư 23/2019/TT-NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung một số

điều của Thông tư 39/2014. Đây được coi là một quy định mới “mở đường cho VĐT

phát triển”. Theo đó, thông tư 23/2019 quy định lại hạn mức giao dịch qua VĐT, thay

vì quy định hạn mức giao dịch hàng ngày, thông tư mới đã “mở” hơn, chỉ còn khống

chế hạn mức giao dịch hàng tháng của VĐT cá nhân, tổng hạn mức giao dịch qua các VĐT cá nhân của một khách hàng tại một tổ chức cung ứng dịch vụ tối đa là 100 triệu đồng/tháng.

Từ năm 2009 đến năm 2013, VĐT ở Việt Nam phát triển rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do người tiêu dùng đã quá quen với việc sử dụng tiền mặt và chưa thực sự chấp nhận PTTT mới. Theo thống kê của NHNN, tính đến hết năm 2013, cả nước mới có trên 1.84 triệu VĐT, tổng lượng giao dịch trong năm đạt 23,350 tỷ đồng (khoảng 1.1 tỷ USD). So với các hình thức TTKDTM khác, con số này còn khá khiêm tốn. Ví dụ, năm 2013, trên thị trường thẻ, số thẻ đã lên tới 66 triệu, tổng doanh số giao dịch là 1.1 triệu tỷ đồng (52 tỷ USD), gấp gần 50 lần so với VĐT.

Đến năm 2014, thị trường VĐT trở nên nhộn nhịp hơn rất nhiều khi hàng loạt VĐT

được ra mắt. Ví FPT của Tập đoàn FPT gia nhập thị trường vào cuối tháng 5/2014; Mobifone có VĐT Vimo; VTC giới thiệu VTC Pay; Vietnam Esports công bố VĐT mới TopPay; ... đã giúp cho thị trường VĐT ở Việt Nam trở nên sôi động hơn.

Một phần của tài liệu 823 nghiên cứu về ý định sử dụng ví điện tử tại việt nam,khóa luận tốt nghiệp (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w