Các tiêu chí để lực chọn một công ty Logistics 3PL

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 28 - 33)

Thực tế trong những năm gần đây xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics ngày càng tăng. Điều tra doanh nghiệp năm nay cho thấy, tỷ lệ thuê ngoài và tự thực hiện dịch vụ logistics của các doanh nghiệp như nhau (50% - 50%). Trong khi con số của năm trước đây nghiêng về tự thực hiện chứ không phải thuê ngoài. Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2019: các doanh nghiệp chủ yếu thuê ngoài vận tải quốc tế (gần ½ số doanh nghiệp

điều tra thuê ngoài phần lớn 76 - 100%), tiếp đến là vận tải nội địa và kho bãi (23,1% và 20% số doanh nghiệp thuê ngoài từ 51 - 75%).

Khi doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics, phần lớn doanh nghiệp đều có hoạt động đánh giá nhà cung cấp. Điều này là vô cùng quan trọng và phức tạp hơn so với 1PL hay 2PL. Nếu như 1PL chỉ quan tâm đến người gửi hàng (một nhà sản xuất, nhà máy) và người nhận hàng (nhà bán lẻ, nhà phân phối). 2PL thì quan tâm nhiều hơn đến các nhà cung cấp vận tải đơn lẻ. Nó có thể liên quan đến một công ty vận tải biển, công ty vận hành đường sắt hoặc một công ty vận tải được thuê chuyên chở hàng hóa từ điểm

phân phối đến điểm đích. Còn khi đánh giá sử dụng dịch vụ 3PL, bản thân doanh nghiệp

phải có một cái nhìn đa chiều bởi đối với các nhà quản trị logistics thì thuê ngoài không

chỉ là công nghệ và kỹ thuật mà là chiến lược. Thuê ngoài logistics cần phù hợp với 14

vì vậy, một chiến lược thuê ngoài logistics hiệu quả trước hết phải bắt đầu bằng việc lựa chọn chính xác hoạt động nào trong chuỗi logistics có thể hoặc cần thiết để có thể thuê ngoài, hoạt động nào cần tự làm hoặc không thể thuê ngoài. Mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra những bộ tiêu chí lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, một số tiêu chí có thể sử dụng phổ biến cho mọi trường hợp, một số tiêu chí khác được xây dựng tùy thuộc vào những khách hàng cụ thể. Thông thường, tiêu chí lựa chọn chính có

thể phân loại thành một số nhóm như: chi phí, hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động,

danh tiếng của 3PL và mối quan hệ lâu dài.

- Chi phí (Cost of service) Đề cập đến giá vận chuyển, điều khoản thanh toán, chi phí không chính thức hoặc chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch, chi phí

tiết kiệm

được sau khi tối ưu hóa hoạt động và chi phí xử lý khác.

- Hoạt động tài chính (Financialperformance) Hoạt động tài chính của 3PL đảm

bảo cho dịch vụ thanh toán linh hoạt, tài chính ổn định, khả năng thanh khoản

cao, quy

mô vốn và chất lượng tài sản cố định.

- Hiệu suất hoạt động (Operational performance) Để đánh giá hiệu suất hoạt động ta dựa vào các yếu tố như: năng lực toàn cầu, chất lượng dịch vụ, năng lực CNTT,

hiệu suất giao hàng, sự hài lòng và liên tục cải tiến. Hiệu suất hoạt động cao sẽ

đảm bảo

tính hiệu quả của nhà cung cấp dịch vụ 3PL. Nó cũng tăng cường khả năng đo lường,

chẩn đoán lỗi, khả năng giải quyết các vấn đề tiềm ẩn, thông tin kế toán chi tiết, bảo

mật hệ thống, đáp ứng và bảo mật các dữ liệu mang tính nhạy cảm. Nó cũng

cho phép

nhà cung cấp dịch vụ 3PL cung cấp báo cáo trạng thái hoạt động cho người gửi hàng

Sau khi xem xét tới các yếu tố cơ bản thì vẫn còn một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện giao kết đó chính là:

Sự phù hợp giữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và hệ thống quản lý của bên thứ

3. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đây lại là một sai lầm mà các doanh nghiệp dễ dàng mắc phải. Ngay cả như thương hiệu ăn nhanh KFC cũng đã phải trả một cái giá đắt khi bỏ qua bước đánh giá quan trọng này. Câu chuyện xảy ra vào tháng 2 năm 2018, khi thương hiệu này quyết định thay đổi nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 từ đối tác lâu năm Bidvest sang DHL. Một bên là ông lớn trong ngành thức ăn nhanh và bên còn lại là ông

lớn không kém cạnh trong ngành dịch vụ vận tải. Tưởng chừng như đây là một sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn thì bỗng lại trở thành một thảm họa khi chỉ sau một tuần vận hành, đồng loạt các cửa hàng KFC ở Anh rơi vào tình trạng thiếu gà do DHL đã không thể cung ứng gà kịp cho các cửa hàng. KFC đã phải đóng của hơn 900 cửa hàng bán lẻ ở Anh trong vòng một tuần. Sau sự cố “hi hữu” này, dù không có thống kê chính thức nhưng chắc chắn rằng thiệt hại của KFC là không hề nhỏ. Bài học rút ra ở đây là, không phải cứ đối tác cung cấp dịch vụ có trình độ cao thì sẽ tốt. Vấn đề quan trọng ở đây là “sự phù hợp” giữa hoạt động của doanh nghiệp và mô hình quản lý của nhà cung cấp dịch vụ logistics để đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ, tạo tiền đề cho một mối hợp tác thành công lâu dài.

Theo một nghiên cứu về logistics của trường Đại học Ngoại thương năm 2019, có 15% doanh nghiệp cho rằng có đánh giá hết các nhà cung cấp, 69% doanh nghiệp chỉ có đánh giá một số nhà cung cấp chính, còn lại 16% doanh nghiệp nói rằng không có hoạt động đánh giá công ty cung cấp dịch vụ logistics. Việc đánh giá nhà cung cấp là một thực tiễn tốt và là xu hướng chung của các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt với các doanh nghệp tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa. Còn về phía các nhà cung cấp dịch vụ, khi tham gia vào ngành logistics, đích ngắm của họ là mong muốn trở thành

một nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn diện. Chính vì vậy, việc quan tâm nhiều hơn đến các tiêu chí đánh giá của các khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ là hết sức

Ket luận chương 1

Xuất hiện từ lâu đời với tư cách chủ chốt trong ngành quân sự, logistics ngày nay

vẫn đã và đang phát triển tốt dù ở một lĩnh vực khác hơn là kinh tế. Logistics có mặt ở hầu hết các ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ, là sự tối ưu hóa tất cả cả các nguồn

lực nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho doanh nghiêp. Logistics 3PL ra đời và phát triển như một xu hướng tất yếu của ngành logistics thế giới bởi những ưu

điểm và lợi thế mà nó mang lại cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Là một quốc gia được đánh giá có tiềm năng cao trong phát triển ngành dịch

CHƯƠNG 2

KINH NGHIỆM PHÁT TRIEN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL TRÊN THẾ GIỚI

Dịch vụ logistics 3PL đang là chủ chốt trên thị trường logistics toàn cầu. Trên thế giới, logistics nói chung và logistics 3PL nói riêng đã có những bước tiến vượt bậc. Trong cuộc chạy đua, có những quốc gia đã tạo nên đế chế của riêng mình, vượt lên hẳn

phần còn lại của thế giới, cũng có những quốc gia dù nhỏ bé, đóng góp cho thị trường logistics toàn cầu chưa được gọi là nhiều nhưng sự phát triển có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây đủ để khiến chúng ta chú ý. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường logistics mới nổi trên thế giới tuy nhiên khoảng cách thực tế với

các quốc gia có ngành logistics phát triển thì vẫn còn quá xa vời. Để có thể tiến xa hơn, ngoài việc đưa ra những chính sách phát triển, Việt Nam chúng ta cũng cần dành thời gian để nghiên cứu quan sát sự phát triển của các quốc gia khác trên thế giới để mang về được những bài học phát triển cho riêng mình, đồng thời tránh mắc khỏi những sai lầm đáng tiếc.

Trong đề tài lần nay, tôi xin phép được lựa chọn ba thị trường logistics trên khu

vực để đưa ra những kinh nghiệm phát triển và bài học mà Việt Nam có thể vận dụng, đó là các thị trường: Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Có những lý do sau để tôi quyết

định chọn ba thị trường này làm ví dụ phân tích:

Thứ nhất, Trung Quốc và Singapore đang là hai thị trường logistics lớn đứng hàng đầu thế giới. Hai nước này sở hữu hệ thống logistics được đánh giá thuôc hàng cao cấp. Trong khi Trung Quốc là một quốc gia dù đứng đầu nhưng tốc độ phát triển trong ngành vẫn không hề thuyên giảm thì Singapore lại là một quốc gia được đánh giá là có “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, luôn duy trì được vị thế là trung tâm trung chuyển

của khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu hai thị trường này sẽ giúp cho ngành logistics 18

các cách thức, phương hướng thực hiện các đổi mới phát triển. Hơn thế, đây chính là minh chứng cho thấy trong cuộc đua phát triển giữa các quốc gia, để có chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, sẽ không có một sự nhường nhịn hay là “đôi bạn cùng tiến” chờ đợi nhau cùng phát triển. Kẻ chậm chân sẽ phải lùi lại phía sau nhường đường cho những kẻ có bước đi khôn ngoan hơn, biết tận dụng lợi thế và cả thời cơ. Các quốc gia như Malaysia đang tỏ rõ sự quyết tâm tạo nên sự đột phá trong thị trường logistics toàn cầu. Việt Nam sẽ cần phải nhận thức rõ điều này để có những chính sách phát triển ngành đúng đắn và quyết liệt hơn nữa trong tương lai để không bị tụt hậu với thế giới.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w