Chính phủ Singapore chưa bao giờ thất bại trong việc đưa ra các chính sách phát triển ngành logistics quốc gia. Từ những ngày đầu sơ khai, chính phủ Singapore đã nhận thấy được những lợi thế “trời ban” để phát triển về vận tải biển. Lợi thế này đã được chính phủ Singapore tận dụng và nắm bắt một cách triệt để bằng những bước đi đầy khôn ngoan từng bước biến thị trường logistics Singapore trở thành một cái tên sáng giá trên thị trường logistics thế giới.
Ngay từ những thập niên 1980, chính phủ Singapore đã thực hiện một chiến lược chủ động đưa quốc gia trở thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa. Để có thể thực hiện điều này, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ đã khuyến khích các công ty nước ngoài, MNC và một số doanh nghiệp logistics quốc tế đặt trụ sở tại nước mình từ đó xây dựng các trung tâm phân phối toàn cầu tại Singapore với nhiều chế độ ưu đãi.
Hệ thống pháp luật của Singapore tạo điều kiện triệt để cho ngành logistics phát
triển. Quốc gia này là nước có Luật đâù tư nước ngoài tự do nhất, tự do hóa hoàn toàn lĩnh vực thông tin viễn thông nhằm đảm bảo vị thế của trung tâm thông tin truyền thông
Châu Á. Hải quan Singapore là một trong những ngành chủ chốt thúc đẩy nền kinh tế, tao điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Singapore cũng là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng tiến hành các thủ tục hải quan điện tử qua Cổng thông
tin một cửa (Single window).
Dù đã có một vị thế cao trên thị trường logistics toàn cầu, chính phủ Singapore
vẫn không ngừng cải thiện hệ thống, đưa ra các chính sách mới nhằm củng cố vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện tại, Singapore đang xây dựng siêu cảng Tuas
ở phía Tây đất nước. Khi hoàn thành, cảng sẽ có công suất 65 triệu container (đơn vị tương đương hai mươi feet-TEUs), gấp đôi công suất hiện tại. Ngoài ra, Singapore đang
đẩy nhanh dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD nhằm phát triển nhà ga Changi International Airport Terminal 5. Singapore dự kiến sẽ thực hiện dự án trị giá 40 tỷ USD
về mặt đầu tư vào cơ sở hạ tâng, cung cấp các giải pháp giải quyết những vấn đề logistics
thì những gì Chính phủ Singapore thể hiện còn cho thấy một lối tư duy chiến lược và tầm nhìn xa. Không chỉ nắm bắt tốt lợi thế, Chính phủ Singapore còn biết cách tạo ra những yếu tố “không sẵn có” trong nước nhờ vào những chính sách đầy thiện chí mà thông minh.
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL ỞMALAYSIA MALAYSIA
2.3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ 3PL ở Malaysia
Cũng giống như Việt Nam, Malaysia đang là một trong những thị trường logitics mới nổi trên thế giới. Tuy nhiên những gì mà nước này thể hiện được không khỏi khiến mọi người kinh ngạc. Malaysia đang muốn từng bước khẳng định vị thế, đồng thời thể hiện rõ tham vọng trở thành trung tâm trong khu vực. Cũng có thể nói rằng Malaysia sẽ là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam. Theo như công bố của Ngân hàng Thế giới, chỉ số phát triển logistics của Malaysia xếp thứ 41, tuy có giảm
so với thứ hạng trong những năm trước nhưng Malaysia vẫn là một thị trường logistics đầy tiềm năng và có nhiều đột phá trong thời gian qua đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin.
Cũng giống như Singapore, Malaysia sở hữu đầy đủ các tiềm năng để phát triển
ở mảng dịch vụ logistics 3PL:
Thứ nhất, cũng giống như Singapore, Malaysia sở hữu một vị trí chiến lược. Là
cửa ngõ đầu tư trục tiếp nước ngoài ở Đông Nam Á.
Thứ hai, Malaysia sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng tân tiến và hiện đại. Các cảng
của Malaysia bao gồm cả cảng Klang đang hoạt động tốt với mức tăng trưởng hai chữ số và sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng tương tự hoặc tốt hơn vào năm tới. Đồng thời, công nghệ thông tin đang là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ ở trong nước và được Chính phủ chú trọng phát triển.
Thứ ba, nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics 3PL trong những năm tơi được dự đoán sẽ ngày càng tăng nhờ sự tăng nhanh của tiêu dùng và thương mại toàn cầu.
tấn nhờ sự thúc đẩy của tăng trưởng thương mại và thương mại điện tử - E-Commerce (Theo hình 2.7).
Hình 2.1. Xuất khẩu — Nhập khẩu của Malaysia năm 2013 — 2018
Nguồn: DOSM, Ministry of Transport, FitchSolution, BMI, PwC Research
Freight transport in Malaysia from 2013 — 2023 (mil tonnes)
Air ■ Rail Road
Hình 2.2. Tổng khối lượng vận tải hàng hóa năm 2013 — 2023
Nguồn: DOSM, Ministry of Transport, FitchSolution, BMI, PwC Research
Không phải ngẫu nhiên mà Malaysia được gọi là một thị trường logistics mới nổi. Những thành tích về mặt logistics nói chung và dịch vụ logistics 3PL nói riêng của quốc gia nầy rất đáng ngạc nhiên:
Thứ nhất, Malaysia sử dụng công nghệ làm chìa khóa cho sự bứt phá của
lĩnh vực Logistics. Tập đoàn kinh tế kỹ thuật số Malaysia (MDEC) đang nỗ lực thúc
đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trên tất cả các lĩnh vực ở Malaysia, trong đó có việc hỗ trợ tạo bứt phá cho các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và điểm nhấn chính là lĩnh vực logistics. Để hiện thực hóa mục tiêu do chính phủ đề ra, MDEC đã đưa ra một sáng kiến đó là đưa nhiều thương nhân hơn vào Khu vực thương mại tự do kỹ thuật số (DFTZ). DFTZ là một nền tảng thương mại điện tử được thiết kế để tạo thuận lợi cho xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia bằng cách cung cấp nền tảng điện tử và các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. Mạng lưới logistics Janio trong DFTZ cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia tiếp cận khách hàng quốc tế của họ nhanh chóng, có chọn lọc và tiết kiệm hơn. DFTZ sẽ giúp Malaysia trở thành một trung tâm phát triển Thương mại điện tử trong khu vực. Ngoài ra để khai thác hệ thống này một cách hiệu quả, MDEC đã lựa chọn hợp tác với một công ty khởi nghiệp logistics từ Singapore làm đối tác sáng kiến thương mại điện tử xuyên biên giới để giúp thúc đẩy Lộ trình chiến lược thương mại điện tử quốc gia Malaysia (NESR).
Thứ hai, gần đây, các doanh nghiệp 3PL ở Malaysia không ngừng tăng trưởng quy mô, sự quan tâm đến lĩnh vực Chuyển phát nhanh (CEP) và Vận chuyển chặng cuối
(LMD) cũng ngày càng tăng. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL, CEP (Chuyển phát nhanh) mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực của chuỗi giá trị. Hiện nay, Malaysia
đang sở hữu hơn 10.000 doanh nghiệp là các doanh nghiệp 3PL và các nhà kinh doanh vận tải. Đây là một con số không hề nhỏ. Các doanh nghiệp 3PL cung cấp các dịch vụ thuê ngoài các chức năng thuộc chuỗi cung ứng và một số dịch vụ hậu cần mang tính đặc thù như chuỗi cung ứng lạnh và dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng toàn diện (tồn kho).
vụ sáp nhập giữa các doanh nghiệp 3PL. Theo thống kê, tổng giá trị M&A năm 2016 là 1,3 tỷ MYR (~ 30 triệu đô) và 1 tỷ MYR (~ 20 triệu đô) trong năm 2017. Ngoài mục đích mở rộng quy mô, các thương vụ còn có mục đích đầu tư vào các phân khúc thị trường ngách mà cụ thể là xu hướng chuỗi cung ứng lạnh trong thời gian gần đây. Theo
Hiệp hội Thương mại quốc tế (International Trade Association) chỉ 47% nhà bán lẻ thuê
ngoài các hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh từ các nhà cung cấp 3PL. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng chuỗi cung ứng lạnh của các nhà sản xuất trong ngành dược phẩm, nông sản và các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ ngày càng tăng trong khi cơ hội để phát triển trong phân khúc này đang rất rộng mở khi không có nhiều đối thủ cạnh tranh vì chi phí đầu tư và vận hành cao. Theo tính toán sơ bộ, chi phí để vận hành một hệ thống kho lạnh cao gấp ba lần chi phí để vận hành một kho bình thường, tuy nhiên lợi nhuận thu được cũng sẽ không hề nhỏ. Hiện tại, quy mô thị trường chuỗi cung lạnh của Malaysia có giá trị vào khoảng 250 nghìn đô. Một con số còn khá khiêm tốn. Nhưng trong tương lai, thị trường chuỗi cung ứng lạnh sẽ còn mở rộng với nhiều hơn nữa các phi vụ mua bán sáp nhập M&A.
2.3.2. Các chính sách phát triển và vai trò của Nhà nước
Mục tiêu của của Chính phủ Malaysia là hướng tới việc trở trung tâm logistics của khu vực ASEAN. Chính phủ Malaysia đã đưa ra một phương hướng phát triển dịch vụ logistics đúng đắn đó là đi theo con đường phát triển công nghệ.
Chính phủ Malaysia đã triển khai kế hoạch tổng thể về Logistics và Thương mại 2015 - 2020 . Kế hoạch này tập trung cải thiện về cơ chế, thúc đẩy thương mại phát triển, chú trọng nguồn nhân lực, công nghệ và giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng.
Chính phủ Malaysia tập trung hướng tới phát triển thương mại điện tử trong tương lai. Việc áp dụng nền tảng DFTZ và tính ưu việt của nó sẽ giúp cho mục tiêu này được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, thị trường logistics 3PL cũng sẽ phát triển lớn mạnh hơn từ sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ tham gia vào hệ thống.
Chính phủ Malaysia đang hướng đến thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, biến nước này trở thành một khu vực tập trung về hoạt động logistics trong khu vực. Tháng 12/2019, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Malaysia ông Anthony Loke cho biết hàng28
Malaysia, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm logistics cho họ. Qua đây cũng có thể thấy được sự quyết tâm cũng như tham vọng khẳng định vị thế của Malaysia trên thị trường logistics khu vực cũng như thế giới của Chính phủ.
2.4. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Qua cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường logistics của ba nước Trung Quốc,
Singapore và Malaysia có thể thấy được sự phát triển vượt bậc của các thị trường logistics trên thế giới. Dù rằng nhiều chính sách hay mục tiêu phát triển của các quốc gia có thể còn khá xa vời đối với Việt Nam nhưng quá trình phát triển của các quốc gia này sẽ mang lại nhiều bài học để Việt Nam có thể vận dụng cho tiến trình phát triển lĩnh
vực thuê ngoài logistics của mình.
Bài học thứ nhất, chính sách và vai trò quản lý của Nhà nước. Thành tựu phát
triển của cả ba quốc gia Trung Quốc, Singapore, Malaysia đều có sự đóng góp rất lớn của Chính phủ thông qua việc ban hành các chính sách và phương hướng phát triển. Điều này là rất quan trọng. Chính phủ Việt Nam thường có xu hướng đưa ra các mục tiêu chung nhưng về các hoạt động thực hiện cụ thể thì lại rất sơ sài, không rõ ràng và cũng chưa thật sự quyết liệt. Hệ thống pháp luật quản lý cũng chưa hoàn thiện và rõ ràng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam cần lưu ý đưa ra các giải pháp mang tính khoa học, hoàn thiện hệ thống pháp lý, tránh việc đầu tư tràn lan và quản lý nghiêm ngặt các hành vi hình thành “lợi ích nhóm”, có như thế, hoạt động logistics mới được phát triển một cách đúng hướng và lành mạnh.
Bài học thứ hai, làm sao để phát triển cơ sở hạ tầng? Để có thể có một hệ thống
cơ sở hạ tầng tiên tiến chắc chắn sẽ cần đến một khoản đầu tư khổng lồ. Cũng giống như Việt Nam, Malaysia không phải là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu như Trung Quốc hay Singapore nhưng quốc gia này vẫn sở hữu một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Malaysia đã giải quyết vấn đề tài chính bằng cách không ngừng thu hút, mời gọi vốn đầu tư nước ngoài FDI. Giải pháp này thoạt tiên nghe có
sách ban hành của nhà nước. Nhà nước phải đưa ra các điều kiện cụ thể nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư.
Bài học thứ ba, phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhân lực là thành phần cốt lõi để thúc đẩy ngành logistics phát triển. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi trình độ chuyên mô cao đặc biệt lại là đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL. Nhân viên ở các doanh nghiệp 3PL cần có trình độ cao hơn để có thể xứ lý các vấn đề chuyên môn hoặc các sự cố xảy ra một cách nhanh chóng và linh hoạt đáp ứng yêu cầu về thời gian của khách hàng. Thêm vào đó, kỹ năng phân tích, đánh giá và quản
lý thông tin cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ở Singapore, việc đào tạo nguồn nhân
lực được thực hiện hết sức bài bản và chuyên sâu, còn ở Việt Nam các chuyên ngành đạo tạo về logistics hoặc là các ngành nghề về thương mại, kinh doanh quốc tế vẫn là các ngành mới ở các trường đại học. Vì vậy, ngành logistics nói chung ở Việt Nam đang
bị thiếu hụt về nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn. Còn số các chuyên gia về lĩnh vực này ở Việt Nam còn quá ít so với yêu cầu cơ bản. Nếu Việt Nam không đẩy nhanh vào việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, nhân lực logistics Việt Nam sẽ gặp phải tình trạng “đã thiếu lại còn yếu”, không có tính cạnh tranh ngay cả trong các hoạt động logistics cơ bản chứ không nói đến việc phát triển dịch vụ 3PL.
Bài học thứ tư, bài học về lựa chọn một lĩnh vực dịch vụ làm thế mạnh.
Logistics 3PL cung cấp rất nhiều loại dịch vụ khác nhau trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, các quốc gia thường lựa chọn cho mình một thế mạnh phù hợp để tập trung phát triển và nâng cao tính cạnh tranh như dịch vụ kho bãi , phát triển các trung tâm logistics,... Malaysia đã lựa chọn công nghệ làm chìa khóa tạo ra thế mạnh cho thị trường logistics trong nước, còn nhắc đến Trung Quốc ta lại nhớ đến hệ thống kho bãi thông minh và tân tiến. Việt Nam vẫn chưa có bất cứ một định hướng cụ thể nào cho vấn đề này cả, thậm chí các hoạt động dịch vụ logistics còn rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ. Đó là lý do tại sao, chúng ta thường mất lượi thế cạnh tranh vào các doanh nghiệp nước ngoài.
phát triển. Đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam là các
doanh nghiệp nhỏ lẻ. Sự kết hợp cùng nhau sẽ giúp cho các công ty tổng hợp được nguồn lực cả về quy mô vốn lẫn phạm vi hoạt động. Đồng thời, họ có thể ngồi lại với nhau để cùng đưa ra các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Ở Malaysia, không chỉ dừng
lại ở sự kết hợp giữa các doanh nghiệp nhỏ để phát triển thành các loại hình kinh doanh
ưu việt hơn mà còn là sự kết hợp giữa các công ty 3PL với nhau để cùng xâm nhập vào một thị trường nhỏ hơn có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, còn có sự kết hợp giữa các 3PL và các CEPs (chuyển phát nhanh) để tăng cường mạng lưới hoạt động, tham gia một sân chơi mới là Thương mại điện tử E-commerce. Tuy rằng Việt Nam sẽ phải đi xa hơn để có thể đạt được những thành tựu như Malaysia, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ khác nhau như kho bãi, vận
tải, môi gio`i,... nên bắt tay phối hợp với nhau để cung ứng ra thị trường một chuỗi các dịch vụ logistics liên kết chặt chẽ đến với khách hàng. Như vậy, chất lượng dịch vụ tăng, vị trí của các doanh nghiệp logistics 3PL ở Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện trong mắt khách hàng, như vậy năng lực cạnh tranh cũng tăng. Ngoài ra, việc hợp tác đôi khi không chỉ dừng lại giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài. Giống như Malaysia đã lựa chọn hợp tác với một công ty khởi nghiệp logistics ở Singapore để hỗ trợ phát triển