BAN
NGÀNH
Tái cơ cấu ngành, giảm về số lượng, tăng về chất lượng. Tạo điều kiện thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng trên 4.000 công ty Vận tải và Logistics trong nước cung cấp dịch vụ đa dạng và
toàn diện từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán...; trong đó 88% là doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 2% là doanh nghiệp nước ngoài, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh. Dù vậy, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn thấp. Các doanh nghiệp nước ngoài FDI chiếm đa số thị phần. Còn các doanh nghiệp trong nước đa số quy mô vừa và nhỏ, họ chỉ có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics cơ bản (truyền thống), hoạt động còn riêng rẽ. Logistics vẫn đang là một ngành nghề hot hiện nay, số lượng những doanh nghiệp logistics sẽ còn tăng trong những năm tới. Chính phủ cũng như các cơ quan trực tiếp quản lý nên có những chính sách hạn chế sự phát triển một cách tràn lan mà chất lượng cung cấp dịch vụ thậm chỉ chỉ ở mức cơ bản. Đồng thời mở rộng hơn nữa các diễn đàn liên quan, có những hoạt động nhằm mục đích
thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau. Việc khuyến khích hợp tác sẽ giúp
các doanh nghiệp tổng hợp được các nguồn lực sẵn có, tăng quy mô vốn và phạm vi hoạt động, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Từ đó làm cơ sở để phát triển thành các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL, 4PL, sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tâng. Cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng để có 67
phủ. Khi tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa, hai loại hình này, kết hợp với vận tải đường bộ và đường biển sẽ giúp tối ưu hóa thời gian và tối đa hóa khối lượng vận chuyển. Hơn thế nữa, vận tải đường sắt được đánh giá là loại hình vận tải thân thiện với
môi trường hơn so với vận tải đường biển hay đường bộ. Khi thế giới đang ngày càng đưa ra các quy định nghiêm ngặt hơn về bảo vệ mội trường, việc sử dụng đường sắt dự đoán sẽ được cân nhắc nhiều hơn trong thời gian tới.
Thành lập các trung tâm logistics thế hệ mới. Trung tâm logistics là nơi bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu; Việc thành lập các trung tâm Logistics sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Nhờ những trung tâm này, thị trường dịch vụ logistics trong nước sẽ được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả, tập trung vào các dịch vụ logistics thuê ngoài, tích hợp trọn gói và đồng bộ, tổ chức và hoạt động theo mô hình logistics bên thứ ba (3PL) nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thông qua việc tối thiểu hóa chi phí và bổ sung giá trị gia
tăng cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Ngoài ra, tạo tiền đề cho logistics 4PL, 5PL phát triển. Ngày nay, ngoài việc hàng loạt các trung tâm logistics mới được hình thành thì đang xuất hiện một sự chuyển dịch từ các trung tâm logistics truyền thống
sang các trung tâm logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0. Các công ty trên thế giới cũng đang chạy đua với các cải tiến công nghệ, trang bị các thiết bị hiện đại nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Việt Nam sẽ cần một thời gian dài để có thể theo kịp với thế giới, nhưng trong thời điểm hiện tại không có một sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đẩy mạnh đầu tư để phát triển. Một khi thị trường Logistics ở Việt Nam phát triển tốt hơn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế thì việc thu hút vốn đầu tư cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Hoàn thiện bộ máy quản lý và hệ thống pháp luật. Trong thời gian qua, ngành
logistics vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ Ban ngành. Tuy nhiên, cho đến nay, bộ luật điều chỉnh liên quan đến ngành vận tải và logstics của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Dịch vụ 3PL yêu cầu việc thực
Việt Nam trở thành một đại điểm trung chuyển hàng hóa hàng đầu khu vực. Không ngừng hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa các quy định để tránh gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu là yêu cầu cấp bách. Cơ quan quản lý nhà nước cũng càn mạnh tay hơn nữa trong việc kiểm soát nghiêm ngặt các hành động tiêu cực của một bộ phận các công chức hải quan. Ngoài các quy định, Chính phủ nên đưa ra thêm các chính
sách khuyến khích để các doanh nghiệp logistics có thể phấn đấu nâng cao chất lượng, cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và làm giảm chi phí logistics.
Không ngừng cải thiện thủ tục Hải Quan thông qua Cổng thông tin điện tử.
Ngày nay, dù đã chủ trương áp dụng Cổng thông tin một cửa, tuy nhiên, đây mới chỉ là một bước nhỏ trong cả quá trình để hàng hóa có thể được xuất nhập khẩu ra nước ngoài.
Đa số các hoạt động trong thủ tục thông quan vẫn phải làm việc trực tiếp trên giấy tờ. Ngoài ra, việc sử dụng cổng thông tin một cửa cũng chưa hẳn đảm bảo tính minh bạch, liêm minh của một bộ phận công chức Hải quan. Khi có sự cố hay sai sót xảy ra, đa số các trường hợp đều bị gây khó dễ cho doanh nghiệp khiến cho quá trình xuất nhập khẩu
bị gián đoạn bởi họ nắm trong tay quyền tiếp nhận hồ sơ sửa đổi. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đi kèm với quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với các hành vi không đúng đắn trong đội ngũ công chức là vô cùng quan trọng. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến thời gian làm hàng của các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho ngành logistics. So với thế giới, chất lượng lao động Việt Nam hoạt động trong ngành logistics đang khá thấp. Chủ yếu những người hoạt động trong lĩnh vực này là lao động không chuyên, ngoài ra còn có một bộ phận là những người có trình độ học vấn thấp. Điều này đã khiến cho năng lực hoạt động các dịch vụ thuê ngoài logistics bị hạn chế. Thì trường 3PL của Việt Nam vốn dĩ đã ít thì nay lại khó khăn hơn vì trong con mắt nhìn nhận của các khách hàng, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thua kém so với bạn bè thế giới. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo các ngành về logistics và ngành nghề liên quan đóng vai trò rất quan trọng. Logistics là một ngành nghề xa lạ đối với
nước. Hơn thế nữa, nội dung đào tạo ngành cần được cập nhật liên tục để phù hợp với các thay đổi và các yêu cầu quốc tế.
4.4. LOGISTICS XANH - PHÁT TRIỂN PHẢI ĐI ĐÔI VỚI BỀN
VỮNG VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Logistics xanh mô tả các hoạt động với mục đích tính toán và giảm thiểu các tác động sinh thái của hoạt động logistics. Điều này bao gồm tất cả các hoạt động giao dịch trước và sau của sản phẩm, thông tin và dịch vụ giữa các điểm bắt đầu sản xuất và điểm tiêu thụ. Đó là mục đích để tạo ra giá trị bền vững của công ty dựa trên sự cân bằng giữa hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đây là một xu hướng phát triển của logistics toàn cầu trong tương lai khi mà nhận thức về các vấn để môi trường ngày càng
tăng. Dù được gọi là xu hướng, nhưng khái niệm Logistics xanh lại có nguồn gốc từ giữa những năm 1980 và là khái niệm để mô tả hệ thống logistics và các phương pháp sử dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị để giảm thiểu thiệt hại về môi trường trong
quá trình hoạt động.
Logistics xanh có thể hiện qua một số hoạt động như:
- Hoạt động thứ nhất: Tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm nước sử dụng trong các hoạt động logistics.
- Hoạt động thứ hai: Hạn chế xả thải trực tiếp ra môi trường, nhất là với chất thải chưa được xử lý.
- Hoạt động thứ ba: Tuân thủ chặt chẽ quy trình vận chuyển các chất có thể gây tác động tiêu cực nếu tiếp xúc trực tiếp với môi trường (hóa chất, dầu mỡ nhờn...).
- Hoạt động thứ tư: Sử dụng nguyên liệu có thể tái sử dụng, tái chế để làm kệ, pallet, bao bì đóng gói.
Các công ty logistics hàng đầu thế giới là những công ty đi đầu trong xu hướng logistics
dung chính của nó là hướng dẫn cho các bác tài xế cách lái xe thân thiện hơn với môi trường như lên ga nhẹ nhàng, lái với tốc độ ổn định,...
- Nhà cung cấp dịch vụ 3PL nổi tiếng của Mỹ USP (Unique Selling Proposition) cũng có cách quan tâm khác đối với môi trường. Họ đã tính toán giải pháp
chuyên chở
một sân khấu khổng lồ, toàn bộ thiết bị ánh sáng và các trang thiết bị khác; đo lường
lượng toàn bộ lượng khí thải carbon trong từng giai đoạn; và sau đó mua
chương trình
“đền bù” cho lượng khí thải carbon trong quá trình chuyên chở. Ngoài ra, công
ty này
cũng đã tổ chức một chương trình có tên Eco Responsible Packaging, gắn logo cho
những lô hàng đạt yêu cầu, với mục đich công nhận và khuyến khích các nỗ lực phát
triển bền vững từ các khách hàng.
- Còn đối với công ty DHL ở Đức cũng tham gia logistics xanh với dịch vụ Go Green. Lượng khí CO thải ra từ quá trình vận chuyển sẽ được đền bù bằng các
dự án
bảo vệ khí hậu như dự án xây dựng một nhà máy phong điện ở Phật Sơn, Trung Quốc.
DHL sẽ cung cấp giấy chứng nhận Go Green gắn trên các lô hàng của của
những khách
hàng hay đối tác lựa chọn chương trình ý nghĩa này. DHL cũng tham gia một chương
trình gọi là Smart Trucks, lựa chọn đường đi ngắn nhất và nhanh nhất cho các
tài xế dự
trên các kỹ thuật nhận hàng và giao hàng thông minh. Bằng cách giảm quãng
đường di
chuyển, chương trình này dự kiến sẽ giúp giảm thiểu 15% lượng khí thải ra môi trường.
liên kết và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, để có thể cạnh tranh với những đối thủ trong nước cũng như quốc tế. Nhưng quan trọng nhất vẫn là những hướng đi đúng đắn của chính phủ. Vai trò quản lý của nhà nước chưa bao giờ bị phủ nhận nếu không muốn
nói là vô cùng quan trọng. Quan tâm đúng mức là chưa đủ mà cần phải đưa ra những chính sách thiết thực, hướng đi rõ ràng và quyết tâm hơn nữa để trong tương lai, thị trường logistics Việt Nam có thể vươn ra khu vực cũng như thế giới.
Bên cạnh đó, “Phát triển bền vững” là mục tiêu chung của mọi ngành nghề kinh tế. Logistics xanh là một xu hướng đầy khích lệ thể hiện trách nhiệm cao của chúng ta đối với hành tinh này.
KẾT LUẬN
Phát triển một hệ thống dịch vụ logistics 3PL hiện đại sẽ là một bước tiến mới mang
lại nhiều giá trị cao cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là nâng cao vị thế của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó Việt Nam vẫn sẽ cần đến nhiều hơn nữa những bước tiến thay đổi mạnh mẽ.
Nhận thức của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về vai trò của dịch vụ logistics 3PL
đã thay đổi, Việt Nam cũng nắm trong tay những lợi thế đáng mơ ước để có thể đưa ngành logistics của nước nhà vươn ra thị trường thế giới, nhưng những gì Việt Nam đạt được cho đên thời điểm này vẫn chưa có gì nổi bật. Đồng ý rằng, có rất nhiều yếu tố bất lợi làm chậm lại sự phát triển của ngành, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc yếu kém trong định hướng phát triển của nước ta. Logistics 3PL ở Việt Nam có phát triển nhưng với tỷ lệ rất thấp, thị phần chủ yếu lại nằm trong tay các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở Việt Nam.
Logistics thế giới đã có những bước triến phát triển vượt bậc nhờ vào sự bùng nổ của thời đại công nghệ số. Thế giới trong tương lai sẽ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề bất ổn cả về kinh tế lẫn chính trị đòi hỏi các doanh nghiệp logistics phải tự mình đa dạng hóa hơn các loại hình dịch vụ cũng như mở rộng phạm vi hoạt động để giảm thiểu một cách tốt đa các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Việt Nam nếu không muốn tụt hậu với thế giới thì phải nhanh chóng đưa ra các chính sách phát triển logistics mạnh mẽ hơn nữa, phải xác định rõ điểm cốt lõi trong
mục tiêu phát triển từ đó có những điều chỉnh với mức độ ưu tiên phù hợp. Điều quan trọng bây giờ là chú trọng thay đổi cơ cấu thị trường theo hướng giảm về số lượng và tăng về chất lượng bằng cách thúc đẩy sự hợp tác, sáp nhập giữa các doanh
nghiệp nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ để trở thành những nhà cung cấp 3PL thực thụ.
Hi vọng rằng những nghiên cứu và giải pháp đẩy mạnh thị trường logistics 3PL ở Việt Nam sẽ phần nào đưa ra được những gợi ý cho các doanh nghiệp logistics có một định hướng phát triển tốt hơn trong tương lai. Tôi tin tưởng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu thì hoạt động thuê ngoài logistics
cũng sẽ ngày càng có những chuyển biến tích mạnh mẽ. Khi đó, Logistics sẽ thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2019, “Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”.
2. Đoàn Thị Hồng Vân , 2005, “Quản trị Logistics”.
3. Ths. Lê Trường Diễm Trang, 2017, “Chiến lược phát triển thành 3PL cho các công ty dịch vụ Logistics Việt Nam ”
4. Nguyễn Xuân Minh, Phan Hồng Trang, Kinh tế và hội nhập số 80, “Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics bên thứ ba của các doanh nghiệp Việt Nam’”.
5. GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân & Phạm Mỹ Lệ, Phát triển & Hội nhập số 8, “Phát triển logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn””
6. Đinh Thu Phương, Viện kỹ thuật-kinh tế biển, “Logistics Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức’”
7. Bộ Công Thương, 2017, “Báo cáo LogisticsViệt Nam2017”.
8. Bộ Công Thương, 2018, “Báo cáo LogisticsViệt Nam2018”.
9. Bộ Công Thương, 2019, “Báo cáo LogisticsViệt Nam2019”.
Tài liệu Tiếng Anh
1. A publication of Cerasis, 2015, “The Essential Guild to Third party Logistics’”
2. Tu Van Binh, Nguyen Thanh Kien, 2016, “Factors Impacting on the Selection of Third Party Logistics Provider ”, China-USA Business Review Vol.15 3. Do Huy Binh, 2014, “Research report: Transport Optimization for 3PL in
Emerging Countries”, Malaysia Institute for Supply Chain Management 4. Hai Nam Vu, 2019, The Strategic Development in Logistics in Vietnam,
European Journal of Engineering Research and Science - Vol.4, No.6
5. Market Research Future, 2019, “Logistics Service Market Report - Forecast up to 2027”
75
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình viết KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD. Đồng ý/ không đồng ý cho sinh viên được bảo vệ KLTN)
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2020 Giảng viên hướng dẫn
GS.TS. NGUYỄN VĂN TIẾN