Hoạt động Logistics trên thế giới năm 2019

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 53 - 57)

Tình hình chung:

Theo như báo cáo của Transport Intelligence (TI) vào hồi tháng 1 năm 2020, quy mô thị trường logistics toàn cầu trong năm 2019 đạt giá trị 6,6 tỷ đô và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới đây. Dù cho cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có gây ảnh hưởng ít nhiều đến vận tải tăng trưởng vận tải quốc tế, nhiều nhà nghiên cứu vẫn nuôi hi vọng về một sự tăng trưởng tích cực trong tương lai. Nhưng có lẽ họ sẽ còn phải đưa ra nhiều thay đổi trong dự đoán bởi sự tấn công của

đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đầu năm 2020 - một thảm họa còn đáng sợ hơn cả chiến

tranh thương mại Mỹ - Trung, khiến cho hoạt động sản xuất bị đình trệ, thậm chí là nhiều quốc gia đã phải đóng cửa biên giới, từ chối nhập khẩu hàng hóa từ các vùng

với mức 900 tỷ USD năm 2018) và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 6,9%/năm trong giai đoạn dự báo 2019 - 2027, đạt trên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2027.

Xét theo tỷ trọng của từng khu vực, Châu Á - Thái Bình Dương đang là thị trường logistics lớn nhất, chiếm đến 45% thị phần logistics toàn cầu. CPTPP cũng đã bắt đầu có những tác động tích cực lên các nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra sự gắn kết và các chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn trong khu vực.

Còn xét theo loại hình vận tải, vận tải đường biển, đường sắt và đường hàng không vẫn chiếm phần lớn. Trong đó, lớn nhất vẫn là loại hình vận tải bằng đường biển.

Hình 3.3. Thị phần theo ngành vận tải 2019

Global Logistics Outsourcing Market Report 2019 https://www.marketintellica.com/

Những yếu tố đang tác động tới ngành logistics thế giới trong năm vừa qua:

Logistics là một ngành dịch vụ gắn liền với thương mại trong nước và quốc tế, đặc biệt là ngành xuất nhập khẩu. Như vậy, giống như nền kinh tế thế giới, ngành Logistics cũng phải chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố tiêu cực trong những năm vừa qua. Trong đó, những biến động thương mại quốc tế đặc biệt gây khó khăn trong ngành vì các thay đổi chính sách thương mại kết hợp với các FTA mới cũng được thiết lập

khiến cho các nhà kinh doanh dịch vụ Logistics không ngừng phải thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh.

Sự phát triển về công nghệ cũng tác động không nhỏ đến ngành logistics. Như chúng ta đã biết, nhắc đến logistics là nhắc đến sự hiệu quả và tối ưu hóa. Để có được điều này, logistics phải dựa vào sự hỗ trợ từ công nghệ để có thể đưa ra sự tính toán một

cách chính xác nhất, các hoạt động trao đổi thông tin được diễn ra một cách nhanh chóng, giúp quá trình giao nhận trở nên được tinh gọn hơn, chuỗi cung ứng cũng nhờ thế mà hoạt động một cách nhịp nhàng và suôn sẻ để đáp ứng mục tiêu thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu của khách hàng.

Các hoạt động logistics ngày nay còn phải đáp ứng những yêu cầu mới về môi trường. Theo quan điểm cá nhân, bản thân tôi đánh giá cao yêu cầu cấp thiết này. Biến đổi khí hậu là mối lo chung của thế giới, logistics lại là một ngành bắt buộc phải sử dụng đến nhiều nhiều nhiên liệu không thể tái tạo và thải ra nhiều carbon dioxide có hại

cho môi trường. Chính vì vậy, giảm thiểu khí thải độc hại sẽ trở thành một xu hướng tích cực trong tương lai. Gần đây, các hãng tàu lớn cũng đồng loạt có thêm phụ phí nhằm mục đích bảo vệ môi trường như LSS (Low Sulphur Surcharge) - Phụ phí nhiên liệu (Theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế - IMO), Điều này có thể dẫn đến bất lợi đối với các nhà xuất nhập khẩu vì họ sẽ phải trả thêm một khoản phí đáng kể trong cước vận tải biển. Tuy nhiên, thiết nghĩ đây là điều kiện tiên quyết để xây dựng nên một

ngành nghề “xanh” trong tương lai.

Các xu hướng phát triển ngành logistics trong tương lai:

Thứ nhất, số hóa ngành logistics và chuỗi cung ứng (Digitalization). Đây là thuật ngữ để nói về việc áp dụng các giải pháp công nghệ mới kết hợp với các nguồn lực khác để thiết kế lại các quy trình chuỗi cung ứng. Nếu khai thác đúng các chức năng

của số hóa, các doanh nghiệp có thể nắm trong tay một chuỗi cung ứng hoạt động hết sức hiệu quả, tốc độ nhanh, chủ động và khả năng đáp ứng khách hàng cao hơn, nhờ

Blockchain. Blockchain có thể tạo điều kiện cho sự minh bạch hơn giữa các bên liên quan Chuỗi cung ứng, hỗ trợ tự động hoá các quy trình hành chính và thương mại, giúp cho các giao dịch, giúp bảo mật tối đa các hợp đồng và giao dịch với khách hàng và đối tác kinh doanh.

Thứ hai, logistics 3PL và logistics 5PL. Dù logistics thuê ngoài (3PL) đã không

còn xa lạ nhưng vẫn sẽ là loại hình chủ chốt trong ngành logistics toàn cầu khi đảm bảo các nhu cầu vận chuyển và logistics từ đầu đến cuối như: vận chuyển, kho bãi, quản lý tồn kho,... 5PL là loại hình dịch vụ bao gồm cả logistics 3PL và 4PL dựa trên nền tảng thương mại điện tử. Điểm quan trọng của 5PL chính là sự liên kết chặt chẽ giữa 3 hệ thống: hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS). Nói nôm na thì dịch vụ 5PL sẽ quản lý logistics thông qua

mạng điện tử, cũng giống như việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử, các khách hàng có thể tra cứu thông tin về tình trạng của lô hàng, tra cứu về giá cước, giờ bay, giờ vận chuyển, cảng xếp hàng, cảng bốc dỡ,. Ngoài việc có thể cập nhật tình trạng hàng hóa một cách đơn giản, khách hàng còn có thể yên tâm hơn về lô hàng của mình. Như vậy, việc vận chuyển hàng hóa sẽ trở nên đơn giản hơn khi sử dụng dịch vụ logistics 5PL.

Thứ ba, xu hướng logistics nông sản và chuỗi cung ứng lạnh. Chuỗi cung ứng lạnh khá phổ biến ở các quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp. Nói một cách đơn giản, đây là một chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ phù hợp với các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ như là nông, thủy sản, các sản phẩm, thiết bị y tế, được phẩm và đặc biệt là vắc xin. Vậy tại sao chuỗi cung ứng lạnh lại đang dần trở nên

phổ biến? Trước đây, các mặt hàng về nông sản thường được xem là các mặt hàng nhạy

cảm khi tiến hành xuất nhập khẩu. Nhờ vào xu hướng toàn cầu hóa, việc trao đổi mua bán các mặt hàng về nông sản cũng trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra xu hướng

quan tâm đến sức khỏe của người dân trên thế giới đã giúp cho nhu cầu sử dụng các 42

Thứ tư, logistics xanh. Phát triển thì luôn phải đi kèm với sự bền vững mà trong đó môi trường là một mục tiêu quan trọng. Nhận thức về môi trường ngày càng cao sẽ kèm theo các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt đối với các phương thức vận tải sử

dụng nguồn nhiên liệu không thể tái tạo. Các hãng tàu, công ty logistics sẽ phải tìm cách để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và khí thải độc hại ra môi trường. Ngày nay, đường sắt được coi là phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường nhất, còn đối với các nhà kinh doanh vận tải bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ trong tương lai sẽ phải chịu áp lực từ cả hai phía, đó là các quy định nghiêm ngặt về bảo

vệ môi trường và từ phía các khách hàng khi họ sẽ phải tăng chi phí để theo đuổi lộ trình “xanh” này.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w