KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL Ở TRUNG

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 33 - 37)

TRUNG QUỐC

2.1.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc phát triển vô cùng nhanh trong một thập kỷ qua cũng đã kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác nhau, nhu cầu về ngành logistics đặc biệt

là các dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) tăng mạnh. Nhờ đó, thị trường logistics Trung Quốc luôn thuộc nhóm các thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Một số tình hình hiện tại về thị trường logistics 3PL đáng chú ý ở Trung Quốc:

Thứ nhất, quy mô thị trường 3PL đứng đầu thế giới. Theo số liệu của Statista

, thị trường dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) của Trung Quốc đạt doanh thu khoảng hơn

200 tỷ USD vào năm 2018 gần xấp xỉ với tổng doanh thu của khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) là 251 tỷ USD. Hãng nghiên cứu thị trường Technovio dự báo thị trường 3PL Trung Quốc sẽ tăng trưởng gần 7%/năm trong giai đoạn 2018-2022.

Thứ hai, chuỗi giá trị dịch vụ đa dạng và ngày càng mở rộng. Chuỗi giá trị tiêu biểu của ngành dịch vụ logistics tại Trung Quốc bao gồm các dịch vụ như kho bãi, vận chuyển, giao nhận hàng hóa và hợp nhất hàng hóa, dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng như mua sắm, quản lý hàng tồn kho, đóng gói và các dịch vụ giá trị gia tăng khác và giao cho khách hàng cuối, dịch vụ quản lý tài sản thế chấp và dịch vụ quản lý

diện. Đặc biệt, thị trường kho thông minh cũng đã bùng nổ ở Trung Quốc trong thời gian hiện nay.

Thứ ba, loại hình doanh nghiệp 3PL đa dạng. Nguồn gốc phát triển của các doanh nghiệp 3PL khá đa dạng. Hầu hết là từ các doanh nghiệp vận tải, kho bãi và đại lý vận tải truyền thống. Phần còn lại được hình thành từ việc hợp nhất các nguồn lực logistics của các doanh nghiệp hoặc được thành lập mới để nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Xét về phạm vi phục vụ, cũng có các nhà cung cấp 3PL khác nhau. Trong khi một số doanh nghiệp tập trung vào các dịch vụ vận tải hoặc kho bãi thì một số khác lại đang hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ logistics toàn diện. Xét về mặt sở hữu, rất nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc không chỉ có mạng lưới logistics ở Trung Quốc mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế thành lập các tập đoàn logistics xuyên biên giới. Ngoài ra, không thể không kể đến các doanh nghiệp 3PL nước ngoài cũng đã có những vị thế nhất định trong thị trường logistics của Trung Quốc.

Thứ tư, Trung Quốc đang theo đuổi sự phát triển của Logistics thông minh.

Logistics thông minh là ngành công nghiệp cốt lõi ở các nước phát triển, tất nhiên Trung

Quốc sẽ không đứng ngoài trong xu hường phát triển này. Đây là một hình thức logistics

phát triển dựa trên việc sử dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) để thu thập, xử lý, quản lý, và phân tích dữ liệu để có một định hướng hoạt động nhanh nhất, có lợi và tiết kiệm nhất. Theo đuổi Logistics thông minh yêu cầu một sự chuyển đổi mang tính dài hạn. Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi từ năm 2016 và dự kiến trong thời gian tới việc chuyển đổi sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ.

2.1.2. Các chính sách phát triển và vai trò của Nhà nước

2.1.2.1. Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển

Ngành dịch vụ logistics được quản lý bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Đường sắt và Bộ Thương mại, và các tỉnh, thành phố khác nhau cũng có thể có sự giải thích về chính sách quốc gia. Chỉ có các hoạt động như kho bãi và trung tâm logistics được chính phủ khuyến khích các đầu tư nước

Trong những năm qua, Chính phủ Trung Quốc được đánh giá đã làm rất tốt vai

trò của mình khi:

- Luôn đi đầu trong việc đưa ra các “giải pháp logistics” nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, cản trở sự phát triển của ngành như tắc nghẽn giao thông,

các vấn

đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và đô thị.

- Không ngừng đưa ra các chính sách phát triển có tầm nhìn dài hạn thúc đẩy sự phát triển của thị trường logistics nói chung và thị trường dịch vụ logistics

3PL nói

riêng.

- Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

- Chú trọng phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo tính bền vững và thân thiện môi trường.

- Cho phép và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng.

2.1.2.2. Những chính sách phát triển

Trong những năm qua, Trung Quốc đã có những thành tựu nhất định nhờ vào các chính sách đúng đắn của chính phủ. Những chính sách này sẽ giúp cho thị trường logistics 3PL của Trung Quốc có nhiều cơ hội để hoàn thiện và phát triển nhanh chóng. Đồng thời cũng mang lại nhiều sự hợp tác về mặt quốc tế trong tương lai.

- Trung Quốc đặt mục tiêu thành lập 30 trung tâm logistics quốc gia vào năm 2020 và tăng lên thành 150 trung tâm vào năm 2025. Theo kế hoạch tổng thể,

127 thành phố đủ điều kiện đã được chọn để thành lập các loại trung tâm như là cảng

nội địa, cảng hàng hóa, sân bay, cảng định hướng dịch vụ, thương mại và cảng định

hướng thương mại và cảng biên giới đất liền. Các trung tâm này sẽ được áp

này chắc chắn sẽ cần một lượng vốn đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên, nếu thành công có thể mở ra những cơ hội to lớn. Nhờ vào việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, tình trạng “tắc

nghẽn logistics” sẽ được giải quyết. Các Hiệp định thương mại dọc hành lang đề xuất này sẽ thúc đẩy hàng loạt các hoạt động thương mại xuyên quốc gia, nhờ đó các nhu cầu về logistics cũng được đẩy mạnh.

- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức. Vận tải đa phương thức ở Trung Quốc đang còn rất nhiều bất cập. Việc chuyển hàng hóa bằng đường sắt và

đường thủy vẫn chưa được ưu tiên. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã có kế

hoạch tập

trung nguồn lực tài chính để giải quyết các vấn đề vận tải đa phương thức. Kế hoạch

năm năm lần thứ 13 về phát triển kinh tế và xã hội (2016-2020) của Trung Quốc kêu

gọi tăng tốc phát triển giao thông đa phương thức và xây dựng các trung tâm

vận tải

hàng hóa đa phương. Kế hoạch phát triển logistics trung hạn 2014-2020, được

công bố

bởi Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng nhấn mạnh vận tải đa phương thức là một

trong những lĩnh vực quan trọng nhất để phát triển logistics.

- Trung Quốc đẩy mạnh logistics xanh. Cũng như xu thế chung của thế giới, Chính phủ Trung Quốc cũng dành nhiều mối quan tâm cho vấn đề môi trường.

Gần đây,

vấn đề ô nhiễm bao bì bưu kiện đang là một chủ đề nóng được các nhà quản lý quan

tâm. Xanh hóa hoạt động logistics là hết sức cần thiết để cải thiện cơ bản về

chất lượng

môi trường và về cơ bản xây dựng một Trung Quốc tươi đẹp vào năm 2035 (Beautiful

China by 2035). Cục Bưu chính Nhà nước (SPB) và chín cơ quan chính phủ

khác đã

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w