Tình hình kinh tế chung

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 47 - 53)

2.1.1.1. Tình hình kinh tế thế giới

Chỉ với một cụm từ chúng ta có thể bao quát tình hình kinh tế trong năm 2019, đầu năm 2020, đó là “đầy biến động”. Có thể nói nền kinh tế của cả thế giới đang phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn bởi hàng loạt các sự kiện không mấy tốt đẹp diễn ra kể cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị, tác động tiêu cực đến từng ngóc ngách của nền kinh tế. Năm 2019 chứng kiến sự căng thẳng ngày một leo thang giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới Mỹ-Trung, căng thẳng chính trị giữa Hoa Kỳ- Iran kéo theo hàng loạt các biện pháp trừng phạt thương mại, bạo lực cung leo thang tại Hong Kong, còn ở

Châu Âu, đến tháng 1 năm 2020, Anh cũng chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu EU.

Căng thẳng diễn ra từ các nền kinh tế trụ cột trên thế giới chắc chắn sẽ khiến các khối liên kết không còn bền vững, nền kinh tế cũng lung lay ít nhiều. Niềm tin vào việc đầu tư và kinh doanh vào các nền kinh tế lớn trên thế giới đã không còn được như trước đây.

Những nền kinh tế nhỏ, đang phát triển thì phải chịu cảnh “vạ lây” khi vừa phải đối mặt

với những vòng xoáy trả đũa, tăng thuế, liên tục thay đổi chính sách,...

về tăng trưởng kinh tế:

So với dự báo đầu năm 2019, hầu hết các số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB),

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều cho thấy

khắp hành tinh. Hàng loạt các hoạt động kinh tế bị đình trệ hay thậm chí là phải đóng cửa.

Theo dự báo mới nhất tháng 2 của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, dưới tác động của dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19), tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy giảm 0,1-0,2% so với mức 3,3% theo dự báo trước đó vào tháng 1 năm 2020. Đây có thể sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất trong một thập kỷ qua.

GDP Growth Projection

%, year on year, 2019 and 2020

6% ∙ 2020 5% November 201 9 projection ~~x 2% ɪ < β 1% ɪ • ∙ 0% ---1---1---1---ɪ---L?-- - - -1---1---

World G20 US Euro Japan G20 China

advanced countries area emerging countries

Source: OECD Economic Outlook database

Hình 3.1. Dự báo tăng trưởng GDP 2020

Nguồn: OECD Economix Outlook database

về thương mai quốc tế:

Căng thẳng thương mại quốc tế giữa những nền kinh tế lớn trên thế giới đã khiến cho thương mại quốc tế gặp khó khăn trong năm 2019 và dự đoán tình hình sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2020. Thương mại quốc tế bị xáo trộn, các nhà đầu tư cũng

trở nên dè dặt hơn. Sự không chắc chắn về các chính sách thương mại đã khiến cho đầu

tư và sản xuất giảm. Căng thẳng kinh tế nếu tiếp tục kéo dài sẽ có thể dẫn đến xu hướng

có phần tiêu cực đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Số lượng các biện pháp hạn

Năm 2009 : 5.32% Năm 2010 : 6.78% Năm 2011: 6.24 % Năm 2012 : 5.25% Năm 2013 : 5.42 % Năm 2014 : 5.98 % Năm 2015 : 6.68 % Năm 2016 : 6.21% Năm 2017 : 6.81% Năm 2018 : 7.08 % Năm 2019 : 7.02%

Tuy nhiên, bao trùm lên tình hình kinh tế thế giới không chỉ là một màu đen. vẫn có điểm sáng trong thương mại quốc tế trong năm qua. Đó chính là xu hướng kinh tế số đang ngày cảng phát triển. Cách mạng công nghiệp 4.0. đang không ngừng phát triển và ngày càng ăn sâu, tác động nhiều chiều vào hầu hết tất cả các lĩnh vực đời sống,

kinh tế. Đây là một xu hướng phát triển có thể sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia trước mắt về cạnh tranh công nghệ, làm chủ công nghệ mới, nhưng về lâu dài xu hướng này sẽ trở thành động lực phát triển vô cùng to lớn thúc đẩy năng lực sáng tạo và thích ứng công nghệ.

về tài chính, tiền tệ:

Thị trường tài chính tiền tệ cũng có nhiều biến chuyển. Để đối phó với những căng thẳng trong thương mại thế giới, các quốc gia có xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định tài khóa, bảo vệ đồng nội tệ và thúc đẩy thương mại phát triển.

3.1.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam Tình hình chung:

Việt Nam là một quốc gia được đánh giá cao về tốc độ phát triển trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây, dù bối cảnh kinh tế thế giới không mấy khả quan thì nền kinh tế Việt Nam vẫn luôn giữ mức độ tăng trưởng dương trên 6% kể từ năm 2015 và luôn giữ ở mức cao trong 10 năm trở lại đây. Dưới đây là mức độ tưng trưởng kinh tế của Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại:

35 Tăng trưởng GDP 2009 - 2019 8 4 3 2 1 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Series 1

Hinh 3.2. Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 10 năm 2009 -2019

Nguồn: World Bank

Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% dù so với năm 2018 có thấp hơn nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có tăng trưởng kinh tế

7%, trong đó quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%,quý III tăng 7,48% và quý IV tăng 6,97%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra là từ 6,6-6,8%. Đây là một nỗ lực đáng tuyên dương của cả chính phủ Việt Nam cũng như các thành phần kinh tế-xã hội của nước nhà.

về đầu tư:

Trong năm 2019, hoạt động đầu tư cũng không ngừng phát triển. Đầu tư ngoài nhà nước tăng 46%. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2%; vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 20,38

tỷ USD tăng 6,7% so với năm 2018.

Tuy nhiên, các dự án đầu tư mới vào Việt Nam đang giảm dần về quy mô. Lượng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là lĩnh vực bất động sản với 10,2%, các lĩnh vực khác như bán buôn bán lẻ hay các hoạt động chuyên môn liên quan đến khoa học - công nghệ có tỷ trọng đầu tư tháp hơn.

về hoạt đông sản xuất:

Trong năm 2019, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn vì những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hâu cũng như dịch bệnh, đồng thời các doanh nghiệp cũng như bà con nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề cung cầu cho các sản phẩm nông nghiệp. Còn riêng đối với ngành thủy sản lại có tăng trưởng nhanh trong năm qua, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều thách thức về chất lượng khi tiến hành xuất khẩu ra các nước.

Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng qua từng quý, tăng cả về số lượng

lẫn chất lượng sản phẩm. Tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, một số cơ sở may mặc, kính cường lực, sản xuất chả cá, chế biến thủy hải sản, mộc mỹ nghệ, sửa chữa và gia công cơ khí,... được đầu tư đi vào sản xuất đã giải quyết nhiều việc làm, tạo thu

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Việt Nam cũng đang đứng trước những thách

thức lớn đặc biệt là sự biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới, tác động đến hoạt động sản xuất và thương mại của Việt Nam.

về lĩnh vực xuất nhâp khẩu:

Dù cho bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn sở hữu tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc. Trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 516,96 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa liên tục xuất siêu trong 4 năm trở lại đây và dự tính sẽ lên mức cao nhất 9,9 tỉ USD trong năm 2019. Quy mô các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất nhập khẩu tiếp tục được mở rộng.

Năm 2019 cũng là năm đánh dấu sự ra đời của các FTA mới. Cụ thể, trong năm

2019 Việt Nam đã ký kết thêm 4 hiệp định thương mại bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Hong Kong (AHKFTA), Hiệp định Thương mại Việt Nam - CuBa, và Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam - Campuchia. Cùng với CPTPP, những hiệp định thương mại này sẽ góp phần rất lớn vào

việc thúc đẩy thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển, đem lại nhiều lợi ích về thuế

quan cho các doanh nghiệp.

Việt Nam đang là nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong khu vực cũng như thế giới. Ngoài sự thay đổi tích cực trong chính sách hoạt động kinh doanh Việt Nam còn đẩy mạnh chuyển đổi số và tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Đây được đánh giá là một bước đi đúng hướng và phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Tuy nhiên, dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng Việt Nam vẫn đang là một nước có thu nhập trung bình. Điều đó cho thấy chúng ta vẫn còn một con đường dài ở phía trước để bắt kịp với thế giới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nền kinh tế dựa trên tri thức để thực hiện mục tiêu tăng thu nhập cho người dân.

tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt, ước cả năm đạt khoảng 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng

11,86% so với năm 2018, đạt kế hoạch đề ra năm 2019 là tăng 11,5 - 12% so với năm 2018. Các công tác quản lý của nhà nước được đẩy mạnh nhằm mục tiêu lành mạnh hóa

thị trường trong nước cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Như vậy, từ tình hình kinh tế thế giới lẫn Việt Nam đã cho thấy rằng: Thứ nhất,

để có thể tồn tại trong thời đại thương mại toàn cầu khó dự đoán như ngày nay, các nhà kinh doanh dịch vụ logistics phải thiết lập một chiến lược và hệ thống kinh doanh hết sức linh hoạt, dễ dàng xoay sở khi có bất cứ sự kiện bất ngờ nào xảy ra. Thứ hai, kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, thương mại quốc tế cũng ngày càng mở rộng,

ngành logistics cũng sẽ có nhiều hơn cơ hội để phát triển, hòa cũng với nhịp phát triển của nền kinh tế nước nhà. Đồng thời, nâng cao chất lượng lao động trong ngành là một trong những mục tiêu quan trọng cần đạt được để có thể giúp ngành phát triển một cách

vững chắc và toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w