PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 72 - 82)

4.1.1. Điểm mạnh

Thứ nhất, Việt Nam đang là một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên thế giới, với mức độ tăng trưởng hàng năm luôn trên 5% trong vòng 10 năm trở lại đây, và trên 7% trong hai năm liên tiếp. Đồng thời, trên thị trường logistics toàn cầu, Việt Nam đang

là một trong những thị trường logistics mới nổi trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, chỉ số phát triển Logistics (LIP) của Việt Nam có mức tăng trưởng cao, xếp thứ 39/160 quốc gia điều tra và đứng đầu trong nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.

Thứ hai, Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics.

Việt Nam sở hữu 2360 km đường bờ biển trong đó có các vùng biển sâu, phù hợp cho việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển. Không những thế, vị trí của Việt Nam nằm gần Đông, nắm giữ vị trí chiến lược trong bản đồ hàng hải thế giới với ¼ lưu lượng

tàu di chuyển trên thế giới mỗi ngày. Nếu phát triển đúng hướng, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm trung chuyển trong khu vực như là Singapore hay Hongkong tạo nhiều cơ hội làm ăn cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL.

Thứ ba, Việt Nam có số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics lớn với khoảng 4000 doanh nghiệp. Trong tiến trình phát triển, các doanh nghiệp logistics dù muốn hay không luôn nằm dưới một luồng áp lực mở rộng phạm vi của hoạt động cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đang ngày một đi lên của khách

hàng. Các doanh nghiệp này dù đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng họ cũng đang không ngừng đa dạng hóa các hoạt động cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường mối

4.1.1. Điểm yếu

Đầu tiên phải nói đến là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam dù đang được Chính phủ quan tâm đầu tư và hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và chưa

thật sự hợp lý. Quy hoạch nhà kho luôn trong trạng thái mất cân bằng khi các khách hàng chủ yếu có nhu cầu thuê kho ở gần các trung tâm thành phố, thủ đô. Chính vì thế mặc dù tỷ lệ kho trống luôn ở mức bình quân 20% nhưng ở khu vực trung tâm, các doanh nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một địa điểm lưu kho cho hàng hóa của mình. Hầu hết các cảng biển không được đầu tư các trang thiết bị xếp dỡ hiện đại. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp. Đường thủy tuy có tiềm năng phát triển nhưng lại không nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức. Ngoài ra, sự tham gia của vận tải đường sắt vào ngành logistics vẫn còn hạn chế.

Thứ hai, công tác quản lý còn chồng chéo. Quản lý vận tải biển, vận tải hàng không, giao nhận và kho vận là do các cơ quan khác nhau đảm nhận. Trong khi phát triển logistics 3PL yêu cầu sự kết hợp chặt chẽ giữa các lĩnh vực thì việc phân cấp quản

lý theo chiều dọc như thế sẽ tạo sự chuyên biệt trong kinh doanh giao nhận và vận tải, coi đây như là hai lĩnh vực riêng lẻ.

Thứ ba, hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực logistics còn chưa hoàn thiện và không có tính cập nhật. Đồng thời, thủ tục hải quan còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đối với hoạt động của các doanh nghiệp 3PL vì

mất thêm nhiều thời gian, chi phí và đôi khi là các chi phí “không chính thức” để có thể

thực hiện thủ tục nhanh hơn đáp ứng tiến độ yêu cầu của khách hàng. Các khái niệm mới như E-commerce (Thương mại điện tử) vẫn chưa được cập nhật và điều chỉnh một cách chính thức gây nên những bối rối nhất định cho các doanh nghiệp muốn phát triển trong lĩnh vực này.

Thứ tư, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics chủ yếu là có vốn đầu tư nhỏ. Để phát triển trở thành một doanh nghiệp 3PL thì vẫn cần một lượng vốn đầu tư nhất định ban đầu, như vậy mới có đủ khả năng tham gia cung ứng dịch vụ

nghiệp logistics có nhiều như thế nào cũng sẽ thất bại, không những không thể đáp ứng yêu cầu quốc tế mà còn có khả năng bị mất dần thị trường nội địa vào tay của các doanh

nghiệp 3PL nước ngoài ở Việt Nam.

Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Logistics đang là ngành nóng

trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu quay trở lại cách đây 5 - 7 năm thuật ngữ “logistics” vẫn còn là một thuật ngữ xa lạ. Đa số các trường đại học mới có thêm ngành

đào tạo liên quan đến chuyên ngành Logistics hay Kinh doanh quốc tế những năm gần. Chính vì vậy, đội ngũ quản lý có trình độ cao thì thiếu hụt, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ

chủ yếu là những người có trình độ đại học nhưng không chuyên. Còn về các đội ngũ lao động trực tiếp ở kho bãi và cảng, đa số là những người có trình độ học vấn thấp, tác phong làm việc chưa được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp.

Thứ sáu, ngành logistics Việt Nam nó chung còn phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư công. Ở Việt Nam, các vấn đề đầu tư công hết sức phức tạp và thường xuyên bị kéo dài thời gian dự án, một trong những nguyên nhân là do tiến độ giải ngân vốn không đảm bảo, thường xuyên chậm trễ. Ngoài ra, đầu tư công cũng có nhiều mặt hạn chế khác

về quy mô vốn đầu tư. Để có thể phát triển nhanh, Việt Nam nên chuyển dần sang nguồn

vốn tư nhân, để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành trong tương lai.

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, trình độ công nghệ logitics ở Việt Nam vẫn còn yếu kém. Trong khi thế giới đã bàn đến các công nghệ thông minh tự động, blockchain,... thì Việt Nam mới chỉ dừng lại ở hệ thống điện tử cơ bản. Đặc biệt, công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới. Việc áp dụng công nghệ, phân tích dữ liệu trong quản trị kho vẫn còn mới mẻ. Thêm vào đó, nước ta vẫn chưa phát triển được hệ thống kho lạnh hiện đại nhằm xây dựng chuỗi cung ứng lạnh, phục vụ cho ngành nông nghiệp, thủy hải sản và ngành y dược.

nước khác khi thu về cho mình những hiệp định thương mại mới trong đó có những hiệp định mang lại nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới như Hiệp định Đối tác Toàn

diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

- EU (EVFTA). Những Hiệp định này sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho các sản phẩm của Việt Nam được đặt chân lên các thị trường mà trước đây chưa từng có cơ hội nghĩ đến.

Thứ hai, vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Với tư cách là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh, được dự báo từ nay cho đến năm 2020 là 12%/năm và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 623 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam đang là môt “miếng bánh ngon” cho các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn. Đặc biệt, thị trường logistics được đánh giá sẽ là thị trường phát triển đầy tiềm năng với chỉ số LPI đứng hàng đầu trong khu vực. Nếu có được nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ và sự phối hợp chung tay giữa các bộ ngành và doanh nghiệp thị trường logistics Việt Nam sẽ có những bước tiến lớn và bùng nổ trong những năm tới.

Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát triển thi trường

logistics 3PL luôn có yêu cầu cao về áp dụng khoa học công nghệ. Lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và sự xuất hiện nhiều hơn của những nền tảng phân tích dữ liệu và điện toán, công nghệ tự động AI, blockchain sẽ là tương lai phát triển cho ngành logistics thế giới. Nếu vận dụng tốt những cơ hội từ phát triển công nghệ thông tin, các doanh nghiệp 3PL có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh nhờ sự tối ưu mà và hiệu quả mà công nghệ mang lại. Chính vì vậy, đầu tư vào công nghệ thông tin chưa bao giờ là bước đi sai hướng của bất kỳ doanh nghiệp hay nền kinh

tế nào.

Thứ tư, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Những căng thẳng thương mại giữa hai trụ cột kinh tế thế giới đang gây nên những áp lực nhất định lên hầu khắp các khu vực. Tuy nhiên, cuộc chiến này cũng có thể mang lại nhiều cơ hội. Cuộc chiến tranh

xuất khi được vận chuyển sang các quốc gia láng giềng trong đó có Việt Nam sẽ giúp cho kinh tế ở quốc gia đó phát triển, đồng thời mang lại nhiều mối làm ăn mới cho thị trường logistics.

Ngoài ra, Việt Nam luôn sở hữu một lợi thế về sẵn có về khu vực. Ở một vị trí chiến lược trong khu vực , bờ biển trải dài hơn 2.000km, có nhiều cảng biển sâu phù hợp phát triển vận tải quốc tế. Do đó có nhiều tiềm năng để ngành logistics phát triển.

4.1.4. Thách thức

Đối với Việt Nam, với tư cách là một nước đang đi lên trong ngành logistics thì

tất yếu sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Những thách thức này có thể xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp và cũng có thể là do các yếu tố bên ngoài tạo nên.

Thứ nhất, con đường phát triển dịch vụ logistics 3PL ở Việt Nam vẫn còn nhiều

khó khăn. Để có thể phát triển các dịch vụ thuê ngoài ở Việt Nam, nhà nước ta sẽ phải đưa ra được một chiến lược phát triển đồng bộ nhiều mặt ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô như:

Xây dựng chiến lược tổng thể logistics Việt Nam, hoàn thiện cơ sở pháp lý và bộ máy quản lý, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao,...

Thứ hai, mọi thứ đều có hai mặt, những gì mang lại cơ hội thì cũng sẽ đi kèm theo nhiều thách thức. Toàn cầu hóa, thương mại quốc tế phát triển đã đưa ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp logistics 3PL Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng họ có thể tận dụng được cơ hội để phát triển hay lại làm mất thị trường vào tay của các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, cạnh tranh trong ngành cũng sẽ trở nên khố liệt hơn. Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như thương mại điện tử đã gây nên một

áp lực phải đổi mới cho các nhà quản trị bởi lẽ nếu như không có một sự đầu tư đúng mức về công nghệ, Việt Nam sẽ tụt hậu so với thế giới. Đồng thời chất lượng dịch vụ ở logistics cũng không thể nâng cao.

dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng. Neu các doanh nghiệp Việt Nam không nhanh chóng cải cách chiến lước, bắt tay với nhau để tạo một liên kết các chuỗi hoạt động chặt chẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì việc lấy lại thị phần trong nước vẫn là một bài toán khó chứ chưa nói đến việc phát triển ra các khu vực bên ngoài biên giới.

Thứ tư, xu hướng phát triển ngành logistics đi kèm với bảo vệ môi trường. Đây

là một xu hướng chung của thế giới khi mà vấn đề về môi trường luôn được coi trọng. Tuy nhiên đối với các nhà kinh doanh dịch vụ logistics đây sẽ là một yếu tố phát sinh thêm chi phí, gây cho họ nhiều khó khăn vì phải đưa ra giải thích cho khách hàng về những khoản phí tăng lên này.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP

Từ việc phân tích những yếu tố cần thiết của một doanh nghiệp 3PL, những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức kết hợp với những bài học có được trong việc tìm hiểu những thị trường logistics lớn trên thế giới, tôi xin đưa ra một số những giải pháp để phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam. Hi vọng có thể tìm được một

hướng giải quyết cho thị trường thuê ngoài logistics Việt Nam có những nước tiến trong

tương lai.

Đầu tư xây dựng hệ thống tài sản thông minh. Để phát triển dịch vụ kinh doanh logsitics 3PL, một hệ tống tài sản thông minh và linh hoạt là vô cùng quan trọng.

Các doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống kho bãi thông minh. Đây

là dịch vụ phổ biến và được nhiều khách hàng. Kho bãi luôn là vấn đề cung không đáp ứng đủ cầu. Lý do không phải là do số lượng kho bãi không đủ để cung ứng mà là chất lượng kho hàng không được bảo đảm chất lượng tốt.

Khi đã có kho bãi đáp ứng tiêu chuẩn thì nên tiếp cận công nghệ vào quản lý kho bãi để có thể đưa ra những phương hướng hoạt động khoa học và tối ưu hóa chi phí

cho khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.

Chú trọng đầu tư vào các giải pháp công nghệ. Giải pháp công nghệ nói nôm na là áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngày nay, công nghệ là một phần không

thể tách rời của chuỗi cung ứng. Dịch vụ logistics theo hướng 3PL đã có mặt và có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Ngày nay, nếu chỉ cung cấp các dịch vụ logistics cơ bản và thuần túy như trước đây mà không tích hợp chúng thành quá trình, chuỗi dịch vụ, người cung ứng dịch vụ khó có thể thỏa mãn khách hàng về mặt chi phí cũng như đáp ứng yêu cầu về thời gian của khách hàng. Có thể nói, ở Việt Nam, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin kém đã làm cho dịch vụ logistics của nhiều doanh nghiệp cung cấp thiếu tin cậy. Chỉ khi xây dựng được một nền tảng công nghệ thông tin

hiện đại các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các công ty 3PL lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam.

Nắm bắt được nhu cầu đó, ở Việt Nam hiện nay cũng có những giải pháp công nghệ với chi phí phải chăng mà các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng chi trả. Một trong những giải pháp công nghệ mới đáng chú ý ở Việt Nam gần đây chính là Aivin. Abivin được ra đời năm 2015 dựa trên dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhận tạo nhằm giúp cho khách hàng tối ưu hóa các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Cụ thể là:

- Tối ưu Lộ trình Giao hàng: Thuật toán linh hoạt tính toán 20+ điều kiện như đa phương thức giao hàng, trọng tải xe, thời gian nhận hàng khác nhau,

cross-dock... để tạo ra lộ trình giao hàng tối ưu nhất.

- Trí tuệ nhân tạo/Học máy: Tự động học dữ liệu lịch sử về thời gian soạn hàng, giao hàng, di chuyển để dự đoán hành động tương lai.

- Quản lý Tồn kho: Quản lý tình trạng tồn kho trong thời gian thực, theo dõi ngày lưu kho, ngày hết hạn, cùng nhiều chỉ số khác.

- Theo dõi trong thời gian thực: Quản lý toàn bộ quá trình giao hàng trong thời gian thực (GPS, ePOD, giới hạn quãng đường, cảnh báo), tự động tối ưu lại lộ trình khi có thay đổi.

- Bảng phân tích dữ liệu: Bảng phân tích với báo cáo chi tiết về các chỉ số giao hàng, hiệu suất làm việc của tài xế, bản đồ giao thông, và bản đồ điểm

phân phối.

- Phần mềm Quản lý Vận tải toàn diện: Bảng phân tích với báo cáo chi tiết về các chỉ số giao hàng, hiệu suất làm việc của tài xế, bản đồ giao thông, và bản đồ điểm phân phối.

Ngoài ra, liên quan đến lĩnh vực vận tải, sàn giao dịch vận tải là sản phẩm được

phát triển nhằm đáp ứng được những nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam. Nghe thì có vẻ xa lạ trừu tượng, nhưng thực tế, hình thức này đã không còn quá xa lạ. Thông qua mạng lưới sàn giao dịch vận tải, chủ xe và chủ hàng có thể kết nối với nhau để thực hiện yêu cầu vận chuyển. Mục tiêu của sàn giao dịch vận tải chính là tối đa hóa khả năng vận chuyển

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM QUỐC tế và bài học PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ LOGISTICS 3PL tại VIỆT NAM (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w