5. Ket cấu khóa luận
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn Hoành Sơn
Tên công ty: Công ty cổ phần tập đoàn Hoành Sơn
Mã số thuế: 3000244065
Địa chỉ: Tổ dân phố Thuận Minh - Phường Đức Thuận - Thị xã Hồng Lĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 0239-3575111 Fax: 0239-3575999 Email: phamhoanhson.vn@gmail.com Website: http://hoanhsongroup.net Ngày hoạt động: 19/01/2001 Logo công ty:
đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.
Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh theo số 2801000057 vào ngày 19/01/2001 và thay đổi lần thứ 3 vào ngày 18/9/2006. Khởi đầu từ một doanh nghiệp tư nhân chuyên về dịch vụ vận tải doanh nghiệp đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về dịch vụ vận tải, kinh doanh phân bón, lương thực, nông sản thực phẩm và lĩnh vực xây dựng dân dụng, cầu đường tại Việt Nam.
Năm 2001, công ty được thành lập với lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ vận tải, kinh doanh phân bón, lương thực, nông sản, thực phẩm. Trụ sở chính của công ty đặt tại huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2004, sau 3 năm hoạt động công ty đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình tại khu vực Miền Trung và đã triển khai được hệ thống dịch vụ vận tải khắp các tỉnh Miền Trung.
Tháng 12/2008, công ty chuyển trụ sở về khối 10, phường Đức Thuận -thị xã Hồng Lĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh nhằm mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh. Năm 2009 doanh nghiệp thành lập thêm 2 công ty con là Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công thương Hoành Sơn và Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Vũng Áng.
Năm 2011 đánh dấu một bước ngoặt lớn của công ty với sự kiện công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn Hoành Sơn “HOANH SON GROUP,JSC”. Kể từ đó công ty không chỉ kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh phân bón, lương thực, nông sản thực phẩm mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi.
Tính đến năm 2021, công ty đã hoạt động trên 20 năm, đã và đang từng bước phát triển, khẳng định vị thế của mình trên thị trường Việt Nam.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần tập đoàn Hoành Sơn là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, được mở TK tại Ngân hàng và sử
dụng con dấu riêng. Chức năng chính là kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, phân bón và vận tải hàng hóa.
Doanh nghiệp là đại lý phân phối cho các nhà máy lớn ở phía Bắc như: Nhà máy xi măng Hoàng Mai, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Đạm Phú Mỹ, Nhà máy phân bón Lâm Thao,...Ngoài ra DN còn nhập về xuất bán các mặt hàng như than, thạch cao.
Một khoản thu nhập chiếm tỷ trọng khá lớn của DN là thu từ dịch vụ chạy cước, hiện tại công ty có hơn 100 xe vận tải các loại lớn nhỏ khác nhau, nhưng phần lớn là các xe vận tải có trọng tải từ 70 đến 100 tấn. Bên cạnh đó, DN cũng nhận thầu các công trình xây dựng các gói thầu vừa và nhỏ, các công trình giao thông, trạm, đường điện dưới 35KV.
Kinh doanh đúng ngành nghề, đúng mục tiêu hoạt động mà công ty đã đăng ký với cơ quan nhà nước.
Hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm tốt, công ty đạt lợi nhuận cao, góp phần xây dựng địa phương, đất nước ngày càng vững mạnh. Duy trì tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, kịp thời, hiệu quả; tối đa hóa giá trị công ty, đảm bảo lợi ích lâu dài cho người lao động, đối tác, cổ đông và nhà đầu tư.
Tất cả hoạt động của công ty phải luôn tuân thủ theo pháp luật. Các nhân viên trong doanh nghiệp phải luôn cập nhật kiến thức cũng như các thông tư, nghị định, quyết định của chính phủ.
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định về thuế, nộp ngân sách lợi nhuận, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế, gia tăng cho ngân sách nhà nước.
Hội đồng quản trị
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: ❖
- Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của công ty, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với GĐ hoặc Tổng GĐ, kế toán trưởng và người quản lý khác theo quy định tại Điều lệ của công ty.
+ Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện theo các phương án hoạt động kinh doanh đã được hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Quyết định giá mua, bán NVL, sản phẩm (trừ những sản phẩm do Nhà nước quy định), quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, khuyến khích mở rộng SXKD.
+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật đối với các cán bộ, công nhân viên dưới quyền, thuê mướn và bố trí sử dụng lao động hoặc cho thôi việc
đối với nguồn lao động phù hợp với Bộ luật lao động.
+ Ký kết các hợp đồng kinh tế theo quy định. - Phó giám đốc: Là người tham mưu, trợ giúp cho Tổng GĐ trong quá trình hoạt động kinh doanh, thay thế tổng GĐ điều hành công ty khi Tổng GĐ đi vắng, tư vấn cho tổng GĐ về mặt kỹ thuật, quản lý và ký kết các hợp đồng kinh tế với đối tác.
- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng mở sổ sách kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp thanh quyết toán theo kỳ đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát vốn hiện có, tạm ứng vốn cho các cơ sở, theo dõi quản lý TSCĐ, thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán tài
chính, lập các BCTC theo quy định.
- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Tổng GĐ và thực hiện chức năng trong các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm; tham gia nghiên cứu, khảo sát và mở rộng thị trường. Đồng thời, ký kết các hợp đồng kinh tế nằm trong phạm vi thẩm quyền, đề xuất các chính sách bán hàng trình lên Tổng GĐ...
- Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận tham mưu giúp GĐ tổ chức lao động theo quy mô sản xuất, tuyển chọn các cán bộ công nhân có năng lực. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn phụ trách việc tổ chức công tác quản lý, bảo vệ tài sản, phương tiện mua sắm giúp DN thực hiện những công việc hành chính.
Kế
toán toánKế toánKế toánKế toánKế Kếtoán
vốn công thuế chi bán NVL,
+ Quản lý, điều hành máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các bộ phận kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết, tránh lãng phí cho doanh nghiệp.
+ Thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình theo đúng yêu cầu của khách hàng.
+ Quan hệ ký kết các hợp đồng xây lắp, lập dự toán, định mức chi tiết, hồ sơ dự thầu và chỉ định dự thầu công trình.
+ Duyệt và tổ chức phương án thi công cho các đội sản xuất, chỉ đạo việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng mẫu mã của công trình và hạng mục công trình
để lập phương án tổ chức thi công công trình trúng thầu và chỉ định thầu, trình tư vấn
giám sát duyệt.
+ Tổ chức nghiệm thu, bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình với chủ đầu tư, lập hồ sơ thanh toán quyết toán công trình
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung.
Kế toán trưởng
tiền lương
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phần hành trong bộ máy kế toán: ❖
- Kế toán trưởng: là người giúp việc cho GĐ, điều hành trực tiếp việc tổ chức công tác kế toán phù hợp với quá trình kinh doanh, tổ chức kiểm tra, duyệt BCTC đảm bảo lưu trữ tài liệu kế toán. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra sổ tổng hợp, sổ theo dõi TSCĐ, sổ theo dõi nguồn vốn, các loại sổ chi tiết tiền mặt, tiền vay và sổ theo dõi các loại thuế, tính toán và hạch toán giá thành sản phẩm. Đồng thời có nhiệm vụ quản lý điều hành các nhân viên trong phòng kế toán, phân công công việc cho từng kế toán viên sao cho đạt hiệu quả cao nhất, thường xuyên thông báo
trưởng đi vắng. Cuối tháng, cuối kỳ kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, sổ sách, BCTC và thông báo cho kế toán trưởng.
- Kế toán vốn bằng tiền:
+ Phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
+ Kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý nguồn vốn bằng tiền.
+ Thông báo cho cấp trên về tình hình nguồn vốn bằng tiền của doanh nghiệp để có kế hoạch kinh doanh kịp thời, không để ứ đọng nguồn vốn, đảm bảo chu kỳ kinh doanh được thông suốt và đạt hiệu quả cao.
- Kế toán công nợ: Theo dõi sổ sách công nợ của khách hàng và thanh toán nội bộ doanh nghiệp. Qua đó phản ánh được đâu là khách hàng tiềm năng, đâu là khách hàng chiến lược của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết được khách hàng tốt và khách hàng xấu để đề ra chiến lược bán hàng hiệu quả.
- Kế toán thuế: Theo dõi các khoản phải nộp ngân sách, thuế XNK, thuế GTGT, cuối kỳ có nhiệm vụ tổng hợp các khoản thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, lập bảng kê nộp thuế trình lên cho cơ quan thuế và tập hợp các hóa đơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào để được khấu trừ thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra, từ đó xác định được số thuế phải nộp nhà nước theo quy định hiện hành.
- Kế toán chi phí: tập hợp chi phí theo số liệu phát sinh ngày, bao gồm các chi phí như chi phí đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán và các chi phí khác...Cuối kỳ kế toán chi phí tiến hành tập hợp các khoản chi phí của doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh.
- Kế toán bán hàng: Là phần hành kế toán quan trọng của doanh nghiệp có nhiệm vụ lập các hóa đơn chứng từ phát sinh hàng ngày của hàng hóa, dịch vụ bán ra, cuối kỳ kế toán xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Kế toán bán
hàng sẽ cung cấp số liệu chi tiết về khách hàng thường xuyên mua hàng và hình thức thanh toán của khách hàng đó để có chính sách ưu đãi hợp lý.
- Kế toán NVL, CCDC kiêm kế toán kho: Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị vật tư cố định hiện có, tình hình nhập, xuất tồn NVL, CCDC, hàng hóa nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử dụng và bảo quản vật tư ở doanh nghiệp.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, hạch toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn và các khoản phải trả cho người lao động.
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ hợp pháp để tiến hành xuất, nhập quỹ, ghi sổ... Trong ngày đối chiếu với sổ kế toán chi tiết của kế toán thanh toán tiền mặt, theo dõi ghi sổ quỹ các nghiệp vụ phát sinh trong ngày đối chiếu số dư tồn quỹ giữ sổ sách và số tiền tồn thực tế tại quỹ.
2.4.1.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ)
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận HTK: Theo nguyên tắc giá gốc + Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng Phương pháp kế toán thuế GTGT: Khấu trừ
Phần mềm kế toán: Công ty sử dụng phần mềm kế toán Misa Hệ thống sổ sách và hình thức kế toán:
Hệ thống sổ sách kế toán dựa theo hình thức ghi sổ kế toán theo TT200/2014/TT-BTC, công ty áp dụng các hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ kế toán máy theo hình thức Nhật ký - Chứng từ:
Đặc trưng cơ bản của ghi sổ kế toán máy là các công việc kế toán được thực hiện theo chương trình phần mềm đã được lập trình sẵn. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ để xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào may tính vào các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động cập nhật vào các sổ, các thẻ kế toán có liên quan. Cuối tháng và cuối năm, kế toán phải thực hiện in đầy đủ các sổ kế toán và BCTC đóng thành quyển theo quy định hiện hành.
Lợi ích của việc sử dụng hình thức kế toán máy là các nghiệp vụ kế toán, hóa đơn, chứng từ sau khi được nhập lên phần mềm sẽ tự tạo được các loại sổ theo yêu cầu từ đó giúp kế toán dễ dàng kiểm tra, tiết kiệm thời gian, công sức.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Hình thức ghi sổ Nhật ký- chứng từ có các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký chứng từ + Bảng kê
+ Sổ cái
+ Sổ kế toán chi tiết
2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần tập đoànHoành Sơn Hoành Sơn
2.2.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào
2.2.1.1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đầu vào của công ty bao gồm: ❖
- Hàng hóa mua với mục đích kinh doanh thương mại bao gồm xi măng, phân bón.
- Công cụ dụng cụ và tài sản cố định như ô tô, tủ lạnh, máy lạnh, máy tính để bàn, laptop, máy chiếu,... phục vụ các hoạt động thường ngày diễn ra tại doanh nghiệp.
Chi phí liên quan đến quảng cáo, marketing
- Chi các dịch vụ, hàng hóa mua ngoài khác như: điện, nước, xăng dầu, internet, dịch vụ ăn uống tiếp khách,...
Mức thuế suất đối với các hàng hóa ❖
- Mức thuế suất 10% áp dụng cho các hàng hóa kinh doanh như xi măng, kinh doanh vận tải hàng hóa, các dịch vu mua ngoài như điện, nước đóng bình, văn phòng phẩm, xăng dầu, ti vi, ô tô, chi phí tiếp khách ăn uống, quảng cáo,...
Không chịu thuế: áp dụng đối với hàng hóa là phân bón 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng
Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên kế toán sẽ sử dụng tài khoản 133- thuế GTGT được khấu trừ để theo dõi thuế GTGT đầu vào, cụ thể:
Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định 2.2.1.3. Quy trình hạch toán
Công ty sử dụng phần mềm Misa để hỗ trợ công tác kế toán. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ liên quan đến quá trình mua hàng do bộ phận có liên quan lập