Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu 325 hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần tập đoàn hoành sơn (Trang 46 - 49)

5. Ket cấu khóa luận

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung.

Kế toán trưởng

tiền lương

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phần hành trong bộ máy kế toán: ❖

- Kế toán trưởng: là người giúp việc cho GĐ, điều hành trực tiếp việc tổ chức công tác kế toán phù hợp với quá trình kinh doanh, tổ chức kiểm tra, duyệt BCTC đảm bảo lưu trữ tài liệu kế toán. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra sổ tổng hợp, sổ theo dõi TSCĐ, sổ theo dõi nguồn vốn, các loại sổ chi tiết tiền mặt, tiền vay và sổ theo dõi các loại thuế, tính toán và hạch toán giá thành sản phẩm. Đồng thời có nhiệm vụ quản lý điều hành các nhân viên trong phòng kế toán, phân công công việc cho từng kế toán viên sao cho đạt hiệu quả cao nhất, thường xuyên thông báo

trưởng đi vắng. Cuối tháng, cuối kỳ kế toán có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, sổ sách, BCTC và thông báo cho kế toán trưởng.

- Kế toán vốn bằng tiền:

+ Phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

+ Kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý nguồn vốn bằng tiền.

+ Thông báo cho cấp trên về tình hình nguồn vốn bằng tiền của doanh nghiệp để có kế hoạch kinh doanh kịp thời, không để ứ đọng nguồn vốn, đảm bảo chu kỳ kinh doanh được thông suốt và đạt hiệu quả cao.

- Kế toán công nợ: Theo dõi sổ sách công nợ của khách hàng và thanh toán nội bộ doanh nghiệp. Qua đó phản ánh được đâu là khách hàng tiềm năng, đâu là khách hàng chiến lược của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận biết được khách hàng tốt và khách hàng xấu để đề ra chiến lược bán hàng hiệu quả.

- Kế toán thuế: Theo dõi các khoản phải nộp ngân sách, thuế XNK, thuế GTGT, cuối kỳ có nhiệm vụ tổng hợp các khoản thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, lập bảng kê nộp thuế trình lên cho cơ quan thuế và tập hợp các hóa đơn chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào để được khấu trừ thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra, từ đó xác định được số thuế phải nộp nhà nước theo quy định hiện hành.

- Kế toán chi phí: tập hợp chi phí theo số liệu phát sinh ngày, bao gồm các chi phí như chi phí đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán và các chi phí khác...Cuối kỳ kế toán chi phí tiến hành tập hợp các khoản chi phí của doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh.

- Kế toán bán hàng: Là phần hành kế toán quan trọng của doanh nghiệp có nhiệm vụ lập các hóa đơn chứng từ phát sinh hàng ngày của hàng hóa, dịch vụ bán ra, cuối kỳ kế toán xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Kế toán bán

hàng sẽ cung cấp số liệu chi tiết về khách hàng thường xuyên mua hàng và hình thức thanh toán của khách hàng đó để có chính sách ưu đãi hợp lý.

- Kế toán NVL, CCDC kiêm kế toán kho: Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị vật tư cố định hiện có, tình hình nhập, xuất tồn NVL, CCDC, hàng hóa nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử dụng và bảo quản vật tư ở doanh nghiệp.

- Kế toán tiền lương: Theo dõi và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, hạch toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn và các khoản phải trả cho người lao động.

- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ hợp pháp để tiến hành xuất, nhập quỹ, ghi sổ... Trong ngày đối chiếu với sổ kế toán chi tiết của kế toán thanh toán tiền mặt, theo dõi ghi sổ quỹ các nghiệp vụ phát sinh trong ngày đối chiếu số dư tồn quỹ giữ sổ sách và số tiền tồn thực tế tại quỹ.

Một phần của tài liệu 325 hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần tập đoàn hoành sơn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w