Việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là điều hết sức quan trọng và cần thiết, song trong quá trình đó, các CTCK cũng phải chịu nhiều tác động từ nhiều
yếu tốt, từ các yếu tốt bên ngoài đến các yếu tố nội tại của mình.
a. Các nhân tố môi trường vĩ mô:
Một CTCK hoạt động trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào các tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như xu hướng phát triển của thế giới và của thị trường trong nước, các yếu tốt chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội,. và định hướng phát triển của ngành. Các tác động vĩ mô này có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của các CTCK cũng như là định hướng cho hoạt động của các CTCK.
Sự phát triển của TTCK trong nước và thế giới chính là tiền đề giúp cho sự phát triển
của các CTCK thông qua những khoản lợi nhuận mà các CTCK thu về. Ngược lại, sự phát triển của các CTCK thông qua đầu tư vào nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng, các sản phẩm dịch vụ. sẽ là yếu tố tiên quyết giúp cho TTCK phát triển hơn.
Ngoài ra, các tác động từ cơ quan quản lý nhà nước, các chinh sách, pháp lý có ảnh hưởng rõ nét đến thị trường, đặc biệt là tâm lý của các nhà đầu tư. TTCK là thị trường đặc biệt và phức tạp, nơi thực hiện giao dịch các tài sản tài chính. Chính vì vậy, nó phải chịu sự quản lý giám sát của hệ thống pháp luật nhà nước, tùy theo mỗi thị trường mà ở đó có những
cơ quan quản lý khác nhau như bộ Tài chính, UBCK NN, cơ quan quản lý chuyên trách,. và phải tuân theo những quy định riêng của nhà nước (luật Chứng khoán, luật Doanh nghiệp) và các quy định riêng của sở giao dịch, trung tâm giao dịch chứng khoán. Các CTCK hoạt động trên thị trường phụ thuộc rất nhiều và tâm lý của các nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường. Hơn nữa, các CTCK cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của hệ thống giám sát thị trường như đảm bảo về vốn, con người, công nghệ, phải công khai minh bạch
về thông tin và hoạt động dưới sự quản lý của sở giao dịch, trung tâm giao dịch và UBCK NN.
Ngày nay, các cơ quan quản lý, UBCK NN và các pháp chế cũng đã thoáng hơn và tạo điều kiện để các CTCK có thể đẩy mạnh và phát triển một cách mạnh mẽ nhất. Bởi TTCK là một nơi để huy động vốn vô cùng quan trọng, chính vì vậy các cơ quản quản lý và UBCK NN cũng đã hỗ trợ rất nhiều trong việc thúc đẩy quá trình phát triển của TTCK nói chung và hoạt động của các CTCK nói riêng.
b. Các nhân tố môi trường vi mô:
Các nhân tố vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh và vị thế của CTCK đó trên thị trường, hai nhân tố vi mô tác động rõ nét nhất đó là đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
* Đối thủ cạnh tranh:
TTCK cũng như các thị trường khác, nó có tính cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà ở đây đó chính là sự cạnh tranh giữa các CTCK. Đối với một CTCK, ngay khi thành lập, họ đã phải xác định rõ các đối thủ cạnh tranh của mình, từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đến các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên, nếu xác định rõ được các đối thủ này thì công ty mới có thể đánh giá chính xác
được năng lực cạnh tranh của mình.
Một CTCK hoạt động trong thị trường sẽ cố gắng phát triển để mở rộng quy mô hoạt
động, nâng cao thị phần, tạo ra nét đặc trưng riêng của mình. Các CTCK phải thường xuyên
nâng cao chất lượng nhân sự, công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ để phù hợp với sự phát
triển của thị trường, tạo vị thế của mình đối với các CTCK khác. Hơn nữa, công ty cũng phải phát triển để cạnh tranh với các đối thủ tiềm tàng, đó là các CTCK mới, là các công ty
mới thành lập có nền tảng về vốn và nhân sự, hay các CTCK nước ngoài... * Khách hàng:
Đối với các CTCK, mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng khách hàng về số lượng và chất lượng, qua đó có thể thấy được sự quan trọng của khách hàng đối với các CTCK. Khách hàng chính là người đem lại nguồn thu chính cho các CTCK, vì vậy số lượng khách hàng là một con số quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh và vị thế của công ty trên
thị trường. Khách hàng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm và dịch vụ công nghệ của công
ty, tất cả các hoạt động đầu tư của công ty đều nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, nhằm mở rộng phạm vi và quy mô khách hàng, đưa dịch vụ của mình đến với các nhà đầu tư.
c. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong DN:
Các nhân tối nội tại như tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh, nguồn nhân lực, marketing, hoạt động nghiên cứu phát triển, các chiến lược cạnh tranh,... là các yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của CTCK. Sự tác động tích cực của các yếu tố này sẽ làm gia tăng vị thế của công ty trên thị trường. Mỗi CTCK có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, vì vậy các yếu tố nội tại cũng khác nhau, do đó mỗi công ty sẽ có năng lực
cạnh tranh khác nhau. Các hoạt động đầu tư vào CTCK sẽ làm gia tăng hoặc giảm sút các nhân tố nội tại này.
Tiềm lực tài chính thể hiện tiềm năng của công ty, tài chính không vững mạnh thì công ty không thể phát triển mạnh mẽ và sẽ sớm bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua. Tiềm lực tài chính thể hiện thông qua năng lực huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Một công
ty có năng lực cạnh tranh là công ty có vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong
những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý. Khi có vốn thì công ty cần có kế hoạch để sử dụng đồng vốn đó đầu tư vào con người và cơ sở vật chất một cách hiệu quả.
Nguồn nhân lực của công ty có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả hoạt động đầu tư của công ty. Nguồn nhân lực dồi dào thể hiện tiềm năng và năng lực của công ty vì con người là yếu tốt quyết định đến các yếu tố khác. Cho dù công ty có năng lực về tài chính và khoa học công nghệ nhưng nếu như năng lực con người yếu thì không thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Mỗi công ty có nguồn nhân lực có chất lượng khác nhau, tuy nhiên
các công ty phải cạnh tranh nhau để giành được nguồn nhân lực có chất lượng tốt bởi nguồn
nhân lực là vô tận. Các yếu tố khác như hoạt động marketing, nghiên cứu phát triển,. cũng có tác động hai mặt đến năng lực cạnh tranh của công ty.