a. Nhận định chung
MBS khẳng định thế mạnh của DN là môi giới và tư vấn tài chính. Với vị thế các các KPI trọng yếu như thị phần cơ sở, thị phần phái sinh và doanh thu dịch vụ ngân hàng điện tử IB luôn nằm trong top 5, đặc biệt thị phần phái sinh từ top 4 năm 2017 đã vươn lên vị trí top 3, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bảng 4.1 Vị thế các chỉ tiêu nghiệp vụ trọng yếu
Nguồn: Báo cáo thường niên của MBS năm 2018
Năm 2018 vừa qua, MBS đã thực hiện hơn 9,121 tỷ giao dịch, đạt giá trị giao dịch là 219,5 nghìn tỷ đồng, tăng 135% so với năm 2017, tương đương 57 nghìn tỷ đồng.
■Giá trị giao dịch
xếp hạng Tên viết tắt Tên công ty đầy đủ
Công ty Cổ phần chứng khoán SSI
Thị phần (%)
1 SSI ’ 18.7
2 HSC Công ty Cổ phần chứng khoán Thành phốHồ Chí Minh 11.24
3 VCSC Công ty Cổ phần chứng khoán Bản Việt 10.95
4 VNDS Công ty Cổ phần chứng khoán VNDirect 7.31
5 MBS Công ty Cổ phần chứng khoán MB 5.63
6 SHS Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn HàNội 4.02
7 ACBS Công ty TNHH chứng khoán Á Châu 3.46
8 FPTS Công ty Cổ phần chứng khoán FPT 3.34
9 BVSC Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt 2.99
10 BSC Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam 2.83
b. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán, cho vay và cung cấp dịch vụ
Năm 2018, hoạt động môi giới tiếp tục thể hiện là mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của MBS, cụ thể:
- Tính đến hết năm 2018, doanh thu từ nghiệp vụ MGCK của MBS đạt 398,7 tỷ đồng đồng, tăng so với năm 2017 đạt 315,6 tỷ đồng, cụ thể là năm 2018, doanh thu nghiệp vụ MGCK tăng 126% so với năm 2017, tương đương khoảng 83 tỷ đồng.
Doanh thu từ phí môi giới (ĐVT: tỷ đồng)
■Năm 2013 BNam 2014 BNam 2015 BNam 2016 BNam 2017 BNam 2018
Biểu đồ 4.4 Doanh thu từ phí môi giới của MBS các năm
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của MBS các năm
Nguyên nhân là do số lượng tài khoản khách hàng cũng tăng đáng kể. Năm 2018, với phương châm kinh doanh “Luôn đặt khách hàng là trọng tâm, cam kết gắn bó lâu dài và hợp tác cùng phát triển”, hoạt động môi giới năm 2018 của MBS diễn ra hết sức sôi động, chất lượng tư vấn khách hàng ngày càng tăng, thể hiện ở chỗ MBS đã và đang chăm sóc hơn 100.000 tài khoản khách hàng, giá trị tài sản ròng của khách hàng do MBS quản lí năm 2018 tăng 43% so với năm trước.
Tài khoản khách hàng (ĐVT: nghìn tài khoản)
■2013 ■2014 ■2015 ■2016 B2017 ■2018
Biểu đồ 4.5 Số lượng tài khoản khách hàng tại MBS các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên của MBS năm 2018
- Năm 2018, thị phần môi giới bình quân 2 sàn HSX và HNX của MBS đạt 5,84%
duy trì 05 năm liên tục đạt top 5 thị phần. Tính riêng thị phần trên sàn HOSE, MBS chiếm 5,63% thị phần.
Top 10 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh năm 2018
xếp hạng Tên viết tắt Tên công ty đầy đủ Thị phần (%)
1 VNDS Công ty Cổ phần chứng khoán VNDirect ’ 23.92
2 HSC Công ty Cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh 22.4
3 MBS Công ty Cổ phần chứng khoán MB 16.57
4 SSI Công ty Cổ phần chứng khoán SSI 14.53
5 VPBS Công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam
Thịnh vượng
13.61
6 BSC Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4.16
7 BVSC Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt 2.36
8 VCBS Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam 1.29
9 VDSC Công ty chứng khoán Rồng Việt 0.51
10 KIS Công ty Cổ phần chứng khoán KIS Việt Nam 0.4
Đặc biệt, thị phần môi giới hợp đồng tương lai của MBS năm 2018 đạt 16,57% thuộc
top 3 CTCK có thị phần phái sinh lớn nhất. Nhờ ký được nhiều hợp đồng tương lai có giá trị, thị phần MGCK phái sinh của MBS tăng 5,2% (năm 2017 đạt 11,37%). Đây là một con số tương đối lớn cho thấy hiệu quả trong việc triển khai MGCK phái sinh của Công ty.
Bảng 4.3 Top 10 thị phần môi giới chứng khoán phái sinh 2018
Nguồn: Báo Vietnam Biz
- Thị phần của MBS được cải thiện đáng kể do MBS đã luôn bám sát định hướng chiến lược nhằm đảo bảo mục tiêu kinh doanh hiệu quả, tập trung vào quản lý hoạt động cho vay Margin thận trọng và an toàn. Đồng thời, năm 2018 là một năm có nhiều giao địch đặc biệt với giá trị lớn và giao dịch tập trung tại CTCK có quy mô lớn, nếu loại trừ các giao dịch này thì thị phần của MBS có thể đạt trên 7%.
- Từ đánh giá hiện trạng hoạt động môi giới và nghiên cứu triển khai áp dụng các nguyên tắc quản trị mới, MBS gặt hái được thành công trong việc sắp xếp đội ngũ, xây dựng văn hóa cùng với việc không ngừng cải thiện chất lượng công việc.
- Hoạt động tuyển dụng, đào tạo cho đội ngũ môi giới, bổ sung các tiện ích giao dịch
- Từ các yếu tố kinh tế hỗ trợ TTCK trong năm 2018, cùng nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn với định giá hợp lý khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường Việt Nam gia tăng. Trước những cơ hội mới về độ mở của của TTCK, MBS chủ động hoàn thiện
cơ cấu bộ máy, tuyển dụng đội ngũ nhân sự cấp cao với mục đích nâng cao chất lượng dịch
vụ, đóng góp vào kết quả của công ty.
Nhìn chung, MBS luôn nằm trong top 10 các CTCK trong 5 năm gần đây. Năm 2018, MBS vẫn giữ vững vị trí top 5 Thị phần MGCK cơ sở và nằm trong top 3 Thị phần MGCK phái sinh. Với định hướng là hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty, mảng Dịch vụ chứng khoán đã liên tục được cải cách trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, cải tiến thủ tục hành chính, thường xuyên nâng cấp phần mềm giao dịch, triển khai thêm các dịch vụ thu chi điện tử với các ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng, thay đổi cách thức phục vụ tại sàn giao dịch, tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp hơn của MBS đối với các nhà đầu tư và khách hàng, giúp cho thị phần môi giới không ngừng gia tăng.
c. Tự doanh chứng khoán
Các CTCK thường tự doanh trên sàn Upcom và MBS cũng không phải ngoại lệ. Tuy
nhiên hiện nay, một số CTCK không hề đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết, như MBS. Và hiện tại, tài sản FVTPL của MBS bao gồm 143 tỷ đồng là cổ phiếu niêm yết và 213,8 tỷ đồng là trái phiếu. Theo chiến lược gia tại một số CTCK, việc mua các cổ phiếu trên Upcom
để tự doanh tại các CTCK còn nhiều hạn chế. Thực tế, quyết định mua bán cổ phiếu trên Upcom phần lớn đều bị ảnh hưởng bởi thanh khoản thấp, tính chất thông tin minh bạch chưa cao trên thị trường giao dịch này. Doanh thu tự doanh chứng khoán của MBS cũng giảm sút và có lẽ đây không phải là nghiệp vụ lợi thế của MBS.
Tuy vậy, năm 2018, MBS đã nỗ lực tận dụng TTCK tăng mạnh vào đầu năm, thận trọng trong giao dịch cuối năm, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Kết quả lợi nhuận từ hoạt động tự doanh năm 2018 đạt 121 tỷ đồng, tăng 164,5% so với năm 2017, tương đương 47,5
tỷ đồng. Đây là một điểm đáng khích lệ với MBS khi 2018 là một năm đầy biến động, trong
cũng đang tiến hành triển khai sản phẩm Chứng quyền có đảm bảo (CW) nhằm mục tiêu nắm bắt tốt nhất cơ hội đầu tư trên thị trường.
Trong năm 2018, tỷ suất danh mục đầu tư MBS đạt tỷ suất lợi nhuận là 10,7% so với VNINDEX giảm 9,32%. MBS có được kết quả trên nhờ vào việc đa dạng hóa sản phẩm
đầu tư, chú trọng vào việc bảo toàn và tối ưu hóa nguồn vốn của công ty.
d. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành giúp TTCK thực hiện được chức năng căn bản đầu tiên cho nền kinh tế do vậy đó là một nhiệm vụ quan trọng trên TTCK, giúp DN dễ dàng huy động vốn. Đây là một trong những nghiệp vụ góp phần lớn lao vào doanh thu của hoạt dộng dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại, nghiệp vụ này chỉ có một số ít CTCK là có ghi nhận doanh thu tốt từ mảng bảo lãnh phát hành chứng khoán. Đối với MBS, nghiệp vụ này cũng đã phần nào không còn hoạt động mạnh như trước. Thay vào đó MBS đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động khác để gia tăng lơi nhuận cho công ty.
Năm 2018 ghi nhận doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán của MBS chỉ
đạt 219,8 triệu đồng.
e. Lưu ký chứng khoán
Dựa theo số liệu của Báo cáo tài chính năm 2018, tính đến ngày 31/12/2018:
- Tài sản tài chính chưa lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán của CTCK là 127,9
tỷ đồng.
- Tài sản tài chính niêm yết/ đăng ký giao dịch tại VSD của NĐT đạt tổng 22.901 tỷ đồng, tăng so với năm 2017 đạt 17.459 tỷ đồng.
- Tài sản tài chính đã lưu ký tại VSD và chưa giao dịch của NĐT đạt tổng 207.5 tỷ đồng, giảm so với năm 2017 đạt 284,8 tỷ đồng.
- Tài sản tài chính chưa lưu ký tại VSD của NĐT là 1,7 tỷ đồng, giảm so vơi năm 2017 đạt 4,8 tỷ đồng.
Năm 2018 ghi nhận doanh thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán của MBS đạt 11,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2017 chỉ đạt 10,3 tỷ đồng.
f. Tư vấn và đầu tư chứng khoán
Dư nợ Dịch vụ tài chính (ĐVT: tỷ đồng)
■2013 B2014 ■2015 «2016 B2017 ■2018
Biểu đồ 4.6 Dư nợ dịch vụ tài chính tại MBS các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên của MBS năm 2018
Dư nợ Dịch vụ tài chính năm 2018 tăng trưởng 112% so với năm 2017 tương đương
333 tỷ đồng. Dư nợ Dịch vụ tài chính tăng qua các năm là dấu hiệu tích cực của dịch vụ tài chính tại MBS. Mặc dù dịch vụ ngân hàng đầu tư có dấu hiệu suy giảm nhưng bù lại hoạt động tư vấn, cho vay cho thấy sự tăng trưởng mạnh.
* Hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư:
Dịch vụ ngân hàng đầu tư gồm: tư vấn phát hành cổ phiếu, tư vấn phát hành trái phiếu, tư vấn mua bán sáp nhập và tư vấn tài chính DN. Trong năm 2018, MBS ký mới đc 87 hợp đồng cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư. Nếu như năm 2017 doanh thu hoạt động tư vấn IB đạt 114,3 tỷ đồng, hoàn thành 79,5% kế hoạch năm 2017 và tăng 146,7% so với năm 2016, thì năm 2018 doanh thu hoạt động IB lại giảm sút chỉ đạt 88,5 tỷ đồng.
Doanh thu (ĐVT: tỷ đồng) ■Doanh thu 140 120 100 80 60 40 20 Năm 2017 Năm 2018 0
Biểu đồ 4.7 Doanh thu hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư
Nguồn: Báo cáo tài chính của MBS 2018
- Các hợp đồng nổi bật: các hợp đồng thoái vốn nhà nước đối với các DN như Tổng Công ty Đầu tư Nước và Môi trường Việt Nam, Tổng Công ty Viglacera, ... MBS là đại lý phát hành, đại lý lưu ký trái phiếu và thực hiện các hoạt động tư vấn phát hành cổ phiếu; IPO và tư vấn niêm yết; mua bán sáp nhập; tái cấu trúc; định giá cố phiếu làm tài sản đảm bảo; thu xếp vốn; tư vấn tìm kiếm đối tác chiến lược và tư vấn phát hành trái phiếu cho rất nhiều các DN lớn như Công ty TNHH Tuần Châu Marina, Tổng Công ty Than & Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Nam Cường, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NOVA. MBS thực hiện tư vấn phát hành thành công trên 12.500 tỷ đồng trái phiếu cho các DN trong năm 2018.
- Hoạt động bán chéo dịch vụ giữa MBS và Ngân hàng TMCP Quân đội được triển khai tích cực giữa các bên, MBS có ưu thế tuyệt đối khi tiếp cận với gần như toàn bộ các giao dịch IB từ ngân hàng mẹ. Giá trị tư vấn bán chéo với Ngân hàng MB năm 2018 là 9.551 tỷ đồng, tiệm cận mức kế hoạch 10.000 tỷ đồng được giao.
Về tổng quan, hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư - đầu tư chứng khoán có nhiều khởi sắc, nằm trong top 5 các CTCK có doanh thu cao nhất thị trường. Năm 2018 ghi nhận
kiện toàn cơ cấu tổ chức của Khối Dịch vụ ngân hàng đầu tư (IB), đẩy mạnh hoạt động bán
chéo với Ngân hàng Quân đội, tăng cường hợp tác chặt chẽ với SCIC và mở rộng mối quan
hệ với các đầu mua mới, các Quỹ trong và ngoài nước, các ngân hàng - MBS là một trong năm CTCK có doanh thu IB cung cấp dịch vụ cao nhất thị trường.
Dịch vụ Ngân hàng đầu tư của MBS liên tục đứng trong Top 3 các CTCK cung cấp đủ dịch vụ có doanh thu IB cao nhất. Ngoài ra hoạt động IB cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ giới thiệu cơ hội đầu tư cho các bộ phận kinh doanh khác tại MBS.
* Hoạt động tư vấn:
MBS đã thực hiện nhiều giao dịch tư vấn phát hành trái phiếu quy mô lớn, hỗ trợ các DN trong việc thu xếp vốn đầu tư dự án hoặc thực hiện cơ cấu tài chính trong năm 2018. MBS đã nỗ lực tận dụng TTCK tăng mạnh vào đầu năm, thận trọng trong giao dịch cuối năm, đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Kết quả lợi nhuận từ hoạt động tư vấn năm 2018 đạt 121 tỷ đồng, giá trị đầu tư tăng trưởng so với đầu kỳ. So với năm 2017, doanh thu
đạt 73,5 tỷ đồng tăng 272,6% so với 2016 và hoàn thành 216,8% kế hoạch năm, thì năm 2018 là một năm tăng trưởng vượt bậc về doanh thu trong hoạt động tư vấn này.
Quản lí tài sản và tư vấn hiệu quả cho nhà đầu tư một cách an toàn, minh bạch là kim chỉ nam của MBS năm vừa qua. Các hội thảo phân tích tài chính cho nhà đầu tư chuyên
nghiệp gây được tiếng vang lớn trên thị trường. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của MBS luôn bám sát thị trường, dự báo đúng xu hướng, khuyên nghị các cơ hội đầu tư sinh lời nhưng vẫn đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro thất thoát tài sản cho nhà đầu tư. MBS thường xuyên tổ chức các Hội thảo tư vấn về kinh tế và TTCK như MBS’s Talk, Mini Talk và đặc biệt là hội thảo chuyên gia phân tích tài chính VIPF hàng năm đã gây ấn tượng mạnh trên thị trường, nhận được sự phản hồi tích cực từ cơ quan quản lý, các nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế... MBS cũng phối hợp với UBCK, HSX, HNX, VSD... để thực hiện các chương trình đào tạo cho khách hàng, và đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng báo hình ảnh của MBS.
g. Các hoạt động khác
TT Chỉ tiêu ĐVT KH
2018 TH2017 TH2018 THTH 20172018/ THKH 20182018/
Kết quả kinh doanh_______________________________________________________
MBS chủ động quản trị rủi ro an toàn, hiệu quả, không phát sinh nợ xấu trong 5 năm
liên tiếp. MBS tiến hành rà soát và điều chỉnh danh mục tổng thể và định kỳ, xây dựng và ban hành một số chính sách mới hỗ trợ phát triển kinh doanh như định hướng phân loại và tiêu chí quản trị Danh mục cho vay, ban hành kịch bản xử lý rủi ro theo từng đơn vị kinh doanh và thị trường, xây dựng tiêu chí giám sát theo từng mảng hoạt động. Trong năm 2018, mặc dù nhiều lúc thị trường sụt giảm mạnh bởi các sự kiện kinh tế tài chính phức tạp
và khó dự đoán, nhưng việc tuân thủ mô hình Quản trị rủi ro theo 3 tuyến phòng thủ và