Tổng quan hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam gia

Một phần của tài liệu 785 nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán smart invest (Trang 41 - 59)

đoạn 2018 -

2020.

2.1.1. Diễn biến chung

Qua quá trình 20 năm hoạt động, TTCK nước ta từ quy mô nhỏ bé đã có sự thay đổi và tăng trưởng đáng kể để rồi trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với lịch sử hoạt động 20 năm, cùng việc không ngừng tăng trưởng tích tực, TTCK nước ta đã hoàn thiện hơn về cấu trúc, góp phần phát triển hệ thống tài chính quốc gia theo hướng bền vững, cân bằng hơn và trở thành một thị trường có quy mô đáng kể (so với GDP) trong khu vực. Thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh là các khu vực thị trường đã được hình thành và tiếp tục phát triển hơn trong tương lai. Theo Ủy ban Chứng

khoán Nhà nước, trên thị trường chỉ có 2 công ty niêm yết tại phiên giao dịch đầu tiên và đến cuối năm 2020 đã 1.600 công ty niêm yết. Tại Việt Nam, TTCK đang ở thời điểm

điều chỉnh khá sâu với những chuyển biến mạnh mẽ vì những ảnh hưởng của nhiều vấn đề. Xét về trung và dài hạn, nền kinh tế với tiềm năng tăng trưởng và sự thay đổi để phát

triển của các tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ là yếu tố hỗ trợ cho các nhà đầu tư. • Về quy mô thị trường

Thị trường chứng khoán đã có những tăng trưởng vượt bậc cùng sự phát triển mạnh, vững chắc về quy mô, đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Từ năm 2000 đến năm 2005, vốn hoá thị trường chỉ trên dưới 1% GDP thì cho tới

nghìn tỷ đồng. Het năm 2020, trên thị trường, vốn đạt gần 5,294 nghìn tỷ đồng, tăng 910.5 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ mức tăng 20.8% so với cuối 2019 (4,383.5 nghìn tỷ đồng).

■ Vốn hoá thị trường (nghìn tỷ đồng)

Hình 2.1: Giá trị vốn hoá thị trường

Nguồn: UBCKNN • về niêm yết và giao dịch chứng khoán

Sau khi đưa thị trường giao dịch chứng khoán TP.HCM vào hoạt động, năm 2000,

chỉ có 2 công ty niêm yết. Đến 2005, có 44 công ty niêm yết trên cả hai sàn giao dịch khi thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động, với 4.94 nghìn tỷ đồng là tổng giá trị niêm yết.

Từ 2006 đến nay, thị trường chứng khoán nước ta đã có những thay đổi và không

ngừng phát triển mạnh mẽ về doanh số giao dịch và cả số lượng công ty. Cuối năm 2020,

số doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên HOSE là 392; 353 doanh nghiệp niêm yết trên HNX và 910 niêm yết trên Upcom; 5293.8 nghìn tỷ đồng là tổng giá trị vốn hoá thị trường, tương đương với 87.7% GDP. Năm 2020, số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 31

Thị trường chứng khoán đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng công ty niêm

yết lẫn giá trị giao dịch bình quân. Neu năm 2016, giá trị giao dịch bình quân trên cổ phiếu là 3039 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2017, giá trị giao dịch tăng lên 5,061 nghìn tỷ đồng (tăng 66%) và năm 2018 là 6589 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2019, giá trị giao dịch bình quân giảm 29% còn 4657 nghìn tỷ đồng và đến 2020 giá trị này đạt mức cao nhất là 7566 nghìn tỷ đồng.

Số lượng nhà đầu tư trên TTCK ngày càng. Khi thị trường mới mở cửa vào năm 2000, số tài khoản đăng ký giao dịch là khoảng 3000, tính đến 21/12/2020 có tổng cộng 2,771,209 tài khoản giao dịch, cụ thể ở trong nước, 2,725,087 là số lượng tài khoản cá nhân, số nhà đầu tư tổ chức là 11,251, tổng số nhà đầu tư nước ngoài là 35,071.

2.1.2. Tổng quan hệ thống các công ty chứng khoán

Về quy mô

Các CTCK phát triển về năng lực nghiệp vụ, quy mô cùng hệ thống phòng giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc, từ đó, nhà đầu tư không khó để tham gia vào thị trường.

Khi thị trường bắt đầu đi vào hoạt động, chỉ có tổng cộng 7 CTCK. Tới năm 2011, tại Việt Nam có số lượng CTCK và quản lý quỹ lần lượt là 105 và 46 công ty. Vì những lo ngại khi trên thị trường, số lượng các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng kiểm soát, chưa tương xứng với thị trường, bên cạnh đó năng lực về chuyên môn và tài chính của các công ty lại hạn chế, từ đó có thể dẫn tới rủi ro hệ thống, nên vào cuối năm 2012, Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cho tới năm 2020, số lượng công ty chứng khoán đã giảm đáng kể, còn 74 công ty.

Số lượng công ty quản lý quỹ tăng khá nhanh trong giai đoạn 10 năm đầu khi thị trường đi vào hoạt động, với số lượng chỉ 6 công ty quản lí quỹ hoạt động năm 2005 thì tới năm 2009 con số này lên đến 47 công ty được hoạt động có cấp phép. Trong giai

120

■Công ty chứng khoán BCong ty quản lý quỹ "Columnl

Hình 2.2: Số lượng các CTCK và quản lý quỹ qua các năm

Nguồn: Tổng hợp từ UBCKNN, HOSE, tapchitaichinh.vn

• Ve nghiệp vụ, sản phẩm kinh doanh và cơ cấu cạnh tranh

Theo Luật Chứng khoán năm 2006 quy định, CTCK có 4 nghiệp vụ chính, đó là: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Năm 2016, Bộ Tài chính thống kê, có 38 công ty đăng ký cung cấp cả 4 nghiệp vụ, 34 công ty cung cấp 3 nghiệp vụ, 31 công ty chỉ thực hiện 2 nghiệp vụ kinh doanh và với 1 nghiệp vụ tư vấn đầu tư chỉ có 2 CTCK thực hiện. Năm 2017, khi TTCK phái sinh đi vào hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh của các CTCK được mở rộng hơn. Từ đó, trên thị trường có 17 CTCK phát triển thêm về dịch vụ liên quan đến phái sinh. Tới 2019, có tổng cộng 8 công ty trên thị trường đã được chấp thuận trở thành

tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm.

Theo cấu trúc doanh thu được các công ty chứng khoán đưa ra, hiện nay đa phần nguồn thu của các CTCK là từ các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống. Các CTCK chú trọng vào các sản phẩm như: ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay ký quỹ,... trong cơ cấu các sản phẩm tài chính. Đánh giá chung thì từ việc thiếu đa dạng trong nghiệp vụ kinh doanh và cơ cấu sản phẩm đã mang lại những thách thức không nhỏ trong hoạt động

số ít CTCK đã chấp nhận đánh đổi tính an toàn, chất lượng, và phải giảm giá dịch vụ để giữ thị phần.

Ket quả kinh doanh của một số CTCK có sự tăng trưởng đáng kể ngay cả trong khi có sự điều chỉnh mạnh của thị trường vì những tác động của dịch Covid-19. Hết quý III năm 2020, tổng doanh thu của 74 CTCK đạt 24.478 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2019; tổng chi phí là 15.993 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 6.964 tỷ đồng, tăng 43%. Bên cạnh đó, 56 CTCK có kết quả kinh doanh có lãi, với tổng giá trị lãi là 7.115 tỷ đồng; 18 CTCK có kết quả kinh doanh lỗ, với tổng giá trị lỗ là -152 tỷ đồng.

IBDD 1600

■2Ũ2D 12019

Hình 2.3: Lợi nhuận trước thuế của một số công ty năm 2020

Nguồn: Finance.vietstock Có sự mất cân đối về cơ cấu thị phần giữa các công ty chứng khoán. Thị phần tập

trung chủ yếu ở các CTCK lớn và có nguồn tài chính mạnh. SGDCK TP.Hồ Chí Minh thống kê rằng, có tới 60% thị phần môi giới là của 10 công ty chứng khoán lớn trên thị trường. Từ đây, có thể thấy, rất nhiều CTCK đang hoạt động với quy mô nhỏ, chiếm rất ít thị phần. SSI và HSC vẫn là hai công ty dẫn đầu về thị phần môi giới nhưng tỷ lệ phần

Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho biết thị phần môi giới chứng khoán đang chuyển dịch nhiều hơn sang các công ty chú trọng hơn ở môi giới bán lẻ như

VPS, Vndirect, MBS, BSC, Mirae Asset... Các sản phẩm cung cấp ra thị trường mức phí

hấp dẫn và lãi suất cho vay ký quỹ (margin) thấp. Do đó, các công ty chứng khoán nhỏ lẻ hoàn toàn có cơ hội để có thể gia tăng thị phần cũng như là khả năng cạnh tranh cũng được nâng cao.

Chính sự mở rộng về quy mô của TTCK nước ta đã đem lại cả những cơ hội và thách thức cho CTCK. Thị trường chứng khoán nước ta còn bị ảnh hưởng bởi những biến động đến từ TTCK toàn cầu, chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương và đặc biệt là đại dịch Covid 19, gây ra những sụt giảm đáng kể về giá trị lẫn khối lượng giao dịch.

Trước tình hình đó, mỗi một tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có khả năng cạnh tranh vượt trội để khẳng định mình cũng như nắm giữ thị phần và vị trí trên thị trường, từ đó thu hút khách hàng mới và giữ được khách hàng cũ.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chứng khoán Smart

Invest

2.2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần chứng khoán Smart Invest

a. Vài nét chung về công ty

- Tên giao dịch: Công ty cổ phần Chứng khoán SmartInvest

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng

khoán số 38 / UBCK - GPHĐKD ngày 26/12/2006.

- Vốn điều lệ: 310.000.000.000 đồng (Ba trăm mười tỷ đồng) - Vốn đầu tư của

chủ sở

hữu: 310.000.000.000 đồng (Ba trăm mười tỷ đồng )

Ngày 26/12/2006, thành lập CTCP chứng khoán Gia Anh với số vốn điều lệ là 22

tỷ đồng.

Ngày 19/10/2015, Công ty cổ phần Chứng khoán Gia Anh đổi tên thành Công ty cổ phần Chứng khoán SmartInvest,

Ngày 12/10/2016, Công ty tăng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng.

Ngày 27/02/2017, Công ty được cấp phép đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán là: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn và đầu tư chứng khoán.

Ngày 29/07/2019, Thành công trở thành trở thành công ty đại chúng dưới sự chấp

thuận của UBCKNN.

Ngày 15/07/2020, Hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty được Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận trên thị trường giao dịch Upcom.

Ngày 23/07/2020, Cổ phiếu của Công ty lần đầu giao dịch trên thị trưởng Upcom.

b. Ngành nghề kinh doanh

- Môi giới chứng khoán

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp

- Tư vấn đầu tư chứng khoán

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán

- Lưu ký chứng khoán

- Tự doanh chứng khoán

c. Mô hình quản trị, bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh

cấu bộ máy quản lý của công ty như sau

Nguồn: CTCP chứng khoán SmartInvest *Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty

SmartInvest, gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định.

*Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và bộ máy quản lý Công ty trong tổ chức thực hiện các quyết nghị, nghị quyết của ĐHĐCĐ , HĐQT trên cơ sở Điều lệ và các quy định nội bộ.

*Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ và chấp hành các điều lệ tổ chức, chấp hành theo đúng Pháp luật và những gì nội bộ công ty quy định.

*Hội đồng đầu tư là đại diện cho HĐQT trong việc đưa ra lựa chọn đầu tư, quản lý, chất lượng và cơ cấu đầu tư cũng như đưa ra các lựa chọn về chứng khoán cho công ty đầu tư; giới hạn rủi ro đầu tư cũng do Hội đồng đầu tư xem xét và phê duyệt; đưa ra chiến lược phù hợp về chứng khoán để tiến hành kinh doanh, kiểm soát nội bộ và bảo đảm việc thực thi những quy định và chính sách này.

* Ban Tổng Giám đốc về Kế toán trưởng

Tổng giám đốc trực tiếp điều hành Kế toán trưởng, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc quản lý nghiệp vụ phòng kế toán của Công ty.

*Văn phòng HĐQT là có nhiệm vụ hỗ trợ HĐQT trong các hoạt động quản trị Công ty: thư ký cho Công ty; soạn thảo các văn bản luật, các quyết định, quy định mà Hội đồng quản trị ban hành; kiểm tra các giấy tờ của Ban Tổng Giám đốc, sau đó trình cho hội đồng quản trị.

*Phòng Dịch vụ Chứng khoán Phòng Dịch vụ chứng khoán có nhiệm vụ:

• Giúp nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch và quản lý chúng

• Hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch

• Mở rộng mạng lưới khách hàng

• Cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng đầu tư

• Giúp khách hàng mua bán cổ phiếu.

• Quản lý cổ đông và làm trung gian giao dịch OTC. * Phòng Phân tích và Nghiên cứu phát triển

Gồm hai phần là Front Office và Back Office. Back Office có chức năng:

• Tổng hợp, thành lập và duy trì các cơ sở dữ liệu giúp cho hoạt động phân tích, nghiên cứu, và lựa chọn chứng khoán;

• Lập các báo cáo giúp công ty có kế hoạch kinh doanh hợp lý, hợp tác với các bộ phận như bộ phận dịch vụ chứng khoán để từ đó đề ra những khuyến nghị tốt nhất

cho và đưa ra những khuyến nghị đến người mua chứng khoán.

Mảng Front Office.: ứng dụng những đánh giá và phân tích của Back Office và hiểu biết

sâu về tình hình thị trường để:

• Phân tích thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cho nhà đầu tư trong tất cả các ngày; tư vấn đầu tư khách hàng tại công ty;

• Tích hợp tìm hiểu công ty. Mở ra các cuộc hội thảo, thuyết trình về cơ hội đầu tư vào các mã cổ phiếu, các công ty, và nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế.

thiết lập danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý so cho phù hợp với từng thời điểm; tiến hành đầu tư theo danh mục và hạn mức đã được phê duyệt.

* Phòng tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành

Phòng có nhiệm vụ mang tới cấp các dịch vụ tư vấn về tài chính cho nhà đầu tư là các công ty đồng thời hỗ bảo lãnh phát hành.

* Phòng Tài chính kế toán

- Trên toàn hệ thống phải thiết lập và rà soát lại chế độ liên quan tới BCTC kế toán;

- Tiến hành kế toán tổng hợp và kế toán quản trị;

- Thực hiện nhiệm vụ thống kê và kế toán một cách chính xác, liên tục, đầy đủ, trung

thực, kịp thời, có hệ thống các hoạt động tài chính, tài sản, nguồn vốn chủ sở

hữu, cổ

phiếu của Công ty và khách hàng theo đúng như pháp luật đã quy định;

- Lập báo cáo tài chính chi tiết từng quý theo điều lệ của công ty cũng như theo pháp

luật quy định,

- Thanh toán chi tiêu nội bộ công ty; * Phòng nguồn vốn

Có chức năng: sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp; xây dựng chiến lược sử

dụng vốn theo từng thời kỳ; chia vốn cho các bộ phận để sử dụng vốn đạt hiệu quả tốt nhất.

* Phòng Hành chính - Nhân sự

Có các chức năng: quản lý và đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ, nhan viên; theo dõi những thay đổi, đưa ra các giải pháp giúp phát triển và ổn định lao động; Phát triển văn hoá công ty và môi trường làm việc phù hợp theo định hướng của công ty; quản lý văn thư, hành chính, con dấu; quản lý vấn đề mua bán các công cụ và TSCĐ phục vụ cho hoạt động của Công ty; ...

* Ban Kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi theo điều lệ công ty và theo như pháp luật quy

định, giám sát quá trình của nghiệp vụ quản trị rủi ro của các bộ phận trong công ty;

- Giám sát việc thực thi điều lệ của công ty, nhất là với giao dịch cá nhân của nhân

Một phần của tài liệu 785 nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán smart invest (Trang 41 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w