Văn bản pháp luật quy định về chứng khoán và TTCK cần được hoàn thiện. TTCK Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển, xuất hiện nhiều nhân tố mới. Do đó, việc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Luật chứng khoán là cần thiết vì những nguyên nhân:
Trước hết, do sự thiếu đầy đủ và chưa phù hợp của một số quy định trong thời gian qua khiến việc thực thi theo Luật đã gặp phải một số khó khăn. Do đó,, việc sửa đổi bổ sung luật cho hợp lý là điều tất yếu nhằm đảm bảo công tác quản lý có hiệu lực và đảm bảo tính tổ chức, an toàn và hiệu quả của các hoạt động trên thị trường. Bên cạnh đó, lợi ích và quyền của nhà đầu tư cũng cần được bảo vệ.
Hai là, nhiều vấn đề bất hợp lý xuất hiện sau khi Việt Nam gia nhập WTO, do đó cần phải có những thay đổi phù hợp để đáp ứng nhu cầu hội nhập song quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên thị trường vẫn phải được đảm bảo.
Vì hai nguyên nhân kể trên, điều rất cần thiết cho TTCK Việt Nam hiện tại là việc hoàn thiện các văn bản pháp luật. Bên cạnh đó, việc thay đổi, bổ sung, hoàn thiện nên lưu ý một số điểm:
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng luật phải được mở rộng. Bổ sung phát hành riêng lẻ chứng khoán của các công ty niêm yết; phát hành và niêm yết cổ phiếu của tổ chức nước ngoài trên thị trường chứng khoán nước ta; phát hành, kinh doanh và mở rộng chứng khoán phái sinh và nơi thực hiện giao dịch cho các loại chứng khoán này cùng các sản phẩm quỹ đầu tư mới.
Thứ hai, để phù hợp với thông lệ quốc tế và có lợi hơn trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, khái niệm “sở giao dịch chứng khoán” được sử dụng nhất quán trên TTCK tập trung.
Thứ ba, bổ sung một số văn bản luậ nhằm thiết lập cơ chế quản lý và kiểm soát các công ty niêm yết, nhất là về giám sát trạng thái, tư cách của công ty niêm yết, theo dõi việc thực thi và chấp hành nghĩa vụ của họ.
Thứ tư, hoàn thiện văn bản luật về quyền và nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán của ngân hàng; quy định việc quản lý đăng ký, thực hiện quyền đối với chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam phát hành và niêm yết tại các thị trường nước ngoài.
Thứ năm, bổ sung văn bản luật về hoạt động của các CTCK và người hành nghề chứng khoán.
Thứ sáu, thay đổi một số mức xử phạt và các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm tính thực thi luật và phù hợp với các quy định có liên quan về xử lý vi phạm mới được sửa đổi, bổ sung.
Nhà nước cần có chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTCK sao cho hợp với tốc độ tăng trưởng thị trường hiện nay. Khi số lượng nhà đầu tư tham gia mua bấn chứng khoán tăng quá nhanh thì việc mở rộng thì việc mở rộng mặt bằng, nâng cao công nghệ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu trên thị trường là yếu tố quan trọng đảm bảo giao dịch diễn ra chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
Đối với thị trường chỉ mới mới phát triển như Việt Nam, phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chưa có được sự hiểu biết một cách khoa học, chính xác về TTCK nên không thể tránh khỏi việc đầu tư theo tâm lý chiếm đa số. Do đó, Chính phủ cần có những chương trình đào tạo cơ bản nhằm giúp cho công chúng đầu tư có thêm kiến thức về chứng khoán cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Đối với TTCK tổ chức đánh giá tín nhiệm có vai trò hết sức quan trọng. Định mức tín nhiệm là việc đánh giá xếp hạng các công ty, đo lường vị thế công ty và đưa ra dự báo về triển vọng phát triển của công ty trong thời gian tới. Kết quả quá trình định giá này rất có ý nghĩa với hoạt động bảo lãnh phát hành, tự doanh và tư vấn đầu tư của công ty chứng khoán. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa có một tổ chức đánh giá tín nhiệm nào có uy tín. Đây là một hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam,
ảnh hưởng tới sự phát triển của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu tư. Do đó, Chính phủ phải có kế hoạch xây dựng một tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu trên thị trường.