Theo Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu chung của TTCK là để trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng trong nền kinh tế, TTCK phải tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện. Xây dựng sự cân bằng giữa thị trường trái phiếu và cổ phiếu, giữa trái phiếu doanh nghiệp trái phiếu chính phủ; sửa đổi mô hình phát triển kinh tế và tăng cường mở rộng khu vực kinh tế tư nhân; không ngừng mở rộng hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế.
Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế.
Đảm bảo tính minh bạch, công khai các điều lệ và các tiêu chuẩn của công ty; tăng cường giám sát năng lực quản lí, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư cần được bảo vệ.
Chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, giao thương với các nước cùng khu vực và trên toàn cầu, tiếp cận với các chuẩn mực chung.
*Mục tiêu cụ thể
Quy mô thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP năm 2025. Mục tiêu thị trường trái phiếu với quy mô đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Đến năm 2020, tăng 20% số lượng công ty niêm yết so với năm 2017.
Năm 2020, trên thị trường, số lượng nhà đầu tư đạt mức 3% dân số và đến năm 2025 đạt 5% dân số. Bảo đảm tỷ trọng giữa nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân, giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước ở mức hợp lý, không chỉ vậy, phải có chính sách cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp được phát triển trên TTCK.
Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường và dần hình thành cấp sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.
Tình hình tài chính được điều chỉnh theo hướng lành mạnh hơn, chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán được tăng lên 20 % so với hiện tại, khả năng quản trị của CTCK được nâng cao theo pháp luật quy định;.
Mục tiêu đến trước năm 2025 , trên danh sách TTCK mới nổi sẽ có tên thị trường Việt Nam. Cũng tại thời điểm 2025, với các công ty niêm yết, chất lượng quản trị công ty đạt mức bình quân ASEAN - 6.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện tốt “ Lộ trình phát triển trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030”. Đối với các văn bản hướng dẫn về hoạt động của các CTCK, cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn.
Bộ quy tắc chỉ số chứng khoán VN30 cần được hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế; chỉ số cơ sở cần được phát triển để làm cơ sở cho TTCK phái sinh. Sản phẩm trái phiếu được đa dạng hoá, để có thêm nguồn vốn đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế xanh, cần lên chiến lược phát hành trái phiếu xanh, thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Giám sát, kiểm tra hoạt động kêu gọi và sử dụng vốn huy động trên TTCK; kiểm tra hoạt động kiểm toán của các đơn vị kiểm toán và chất lượng báo cáo tài chính,.
Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trên thị trường: phát triển nhà đầu tư tổ chức, đa dạng hoá cơ sở nhà đầu tư, đào tạo đầu tư cá nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh doanh chứng khoán cần được cơ cấu lại: các tổ chức kinh doanh phải triển khai, thành lập kế hoạch tái cấu trúc theo hướng mô hình hoạt động, tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch trong kinh doanh.
Tái cấu trúc thị trường: Chia thị trường theo tiêu chí về chất lượng hoạt động, quy mô, thanh khoản, trên nguyên tắc không làm đảo lộn, bảo đảm thị trường ổn định và hoạt động liên tục.
Trên cơ sở cho phép của UBCKNN, cơ quan quản lý nhà nước nâng cao năng lực, cưỡng chế thực thi và quản lý giám sát, nhằm thực hiện hiệu quá các vai trò quản lý.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của TTCK nước ta nhằm nâng hạng thị trường, cạnh tranh với các thị trường khác cùng khu vực và trên thế giới.
Trên thị trường, cần tăng khả năng cạnh tranh của các tổ chức phụ trợ và các tổ trung gian trên cơ sở cấu trúc lại thị trường và CTCK; các nghiệp vụ được xây dựng phong phú hơn, tăng tiềm lực tài chính và quy mô của các CTCK; tăng cường mở cửa cho tổ chức tài chính nước ngoài phù hợp với mức độ cạnh tranh cùng các CTCK trong nước.