6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh huyện Quế Võ, tỉnh Bắc nInh
Chấp hành nghiêm quy chế tín dụng, quy chế cho vay
- Kiểm tra trước khi cho vay nhằm thu thập thông tin để thẩm định một cách toàn diện dự án vay vốn cũng như về khách hàng vay. Ngoài yêu cầu dự án phải khả thi và hiệu quả, ngân hàng phải nắm vững thông tin về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Để làm tốt vấn đề này, bên cạnh việc thu thập thông tin từ thẩm định thực tế, tất cả mọi khoản vay đều phải khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam.
- Kiểm tra trong khi cho vay, nhằm phát hiện các sai sót về tính pháp lý của dự án cũng như tài sản đảm bảo nợ vay. Đặc biệt cần phải thận trọng và kỹ lưỡng trong việc thiết lập hồ sơ tín dụng.
- Đặc biệt việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay và quản lý nợ vay phải thực hiện thật tốt. Kết quả phân tích từ nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, kiểm tra, giám sát liên quan chặt chẽ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần căn cứ vào các tiêu chí của khoản vay như: đặc điểm của khách hàng (khách
hàng mới hay khách hàng truyền thống), số tiền vay, địa bàn, loại hình vay để xây dựng lịch kiểm tra cho phù hợp.
Quản lý có hiệu quả các khoản nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro
Ngân hàng chấp hành tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để trích lập rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải thực hiện dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên nợ quá hạn. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên, từ đó thường có tâm lý đối phó. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định.
Định kỳ hàng quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi cho Hội đồng quản trị và Ban Điều hành ngân hàng để họp xem xét quyết định mức trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.
Chính sách nhân sự hợp lý.
Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Ngân hàng chú trọng đến đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ này ngoài yêu cầu chung là phải có trình độ nghiệp vụ giỏi còn đòi hỏi có phẩm chất đạo đức tốt. Lãnh đạo nghiệp vụ tín dụng phải là những người có năng lực, có đầu óc nhạy bén, am hiểu thị trường và có khả năng dự báo tốt. Đối với cán bộ tín dụng, phải có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, không nên phân công những cán bộ mới tuyển dụng thực hiện ngay công tác cho vay mà nên giao cho họ làm những công việc có liên quan như hỗ trợ kinh doanh, kế toán, ... Khi đã có kinh nghiệm từ hai năm trở lên mới phân công làm cán bộ tín dụng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Thương mại quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại, thường xuyên tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ và cập nhật những kiến
thức mới, đặc biệt cần tổ chức ngay cho cán bộ tín dụng được học tập nghiệp vụ giao tiếp và chăm sóc khách hàng.
Tăng cường công tác đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tiêu chuẩn cán bộ; đồng thời, phải có chính sách thu hút những người có năng lực vào làm việc, bố trí sử dụng cán bộ hợp lý, riêng đối với cán bộ tín dụng cần xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ của ngân hàng, đặc biệt cán bộ có liên quan đến công tác cho vay không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải
1.2.2.2.Kinh nghiệm về quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chi nhánh huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Do năm 2005 việc trích lập dự phòng rủi ro là quá lớn 48 tỷ, kết quả kinh doanh của chi nhánh bị thua lỗ do vậy để quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, năm 2006 chi nhánh đã thành lập phòng Quản lý rủi ro để quản lý toàn bộ khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn (từ 10% vốn chủ sở hữu) hoặc khách hàng mới quan hệ với ngân hàng. Người thẩm định rủi ro tín dụng phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm về khách hàng thẩm định.
* Chức năng và nhiệm vụ Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh huyện Thanh Thủy - Chức năng:
+ Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh và công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
+ Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng.
+ Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN, chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ : cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay, quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay đối với khoản nợ xấu theo chỉ đạo của Giám đốc Chi nhánh. Quản lý, theo dõi, đề xuất
các biện pháp và phối hợp với các Phòng có liên quan thu hồi các khoản nợ đã được quản lý rủi ro.
* Nhiệm vụ:
+ Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương và khu vực.
+ Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.
+ Thẩm đinh các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khách có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các qui định của NHCTVN trong từng thời kỳ hoạc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc HDTD Chi nhánh.
+ Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh hoặc HĐTD cơ sở.
+ Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh.
+ Nghiên cứu các danh muc tài sản bảo đảm tiền vay cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản đảm bảo.
+ Triển khai thực hiện các chính sách, qui trình, qui định về quản lý rùi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp,rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán,… của NHTVN nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro.
+ Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng liên quan tại Chi nhánh và trụ sở chính NHCTVN khi có yêu cầu.
+ Theo dõi đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện việc thu các khoản nợ nhóm 3,4,5 và nợ đã xử lý rủi ro.
+ Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có ván đề phù hợp với qui định của Pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
+ Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích lập dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHCTVN.
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh:
- Các hạn mức kiểm soát rủi ro tín dụng Các ngân hàng thực hiện việc quản lý rủi ro tin dụng bằng cách thiết lập những hạn mức kiểm soát rủi ro được xác định bằng một chỉ số so với vốn chủ sở hữu hoặc các chỉ số tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay và đầu tư của NHCV. Việc thiết lập và tuân thủ các hạn mức này giúp hạn chế và cấp tín dụng cấp tín dụng quá lớn vào một khách hàng, nhóm khách hàng, ngành hàng... và đảm bảo rằng không có khoản vay hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh tổng thể của ngân hàng hay của toàn hệ thống.
- Tỷ trọng cấp tín dụng có đảm bảo và không có đảm bảo - Tỷ trọng cấp tín dụng bằng nội tệ và ngoại tệ
- Tỷ trọng cấp tín dụng theo các hình thức: cho vay, bảo lãnh...
- Tỷ trọng cấp tín dụng theo các kỳ hạn: ngắn han, trung hạn, dài hạn...
- Tỷ trọng cấp tín dụng đối với nền kinh tế và cấp tín dụng qua các tổ chức tài chính - tín dụng
- Mức tín dụng tối đa cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng - Tỷ trọng cấp tín dụng cho một số ngành hàng lớn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm
Qua tìm hiểu kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tại một số nước trên thế giới và của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phù Ninh- tỉnh Phú Thọ là:
Một là, thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo hướng dẫn của Hội Sở.
Hai là, xây dựng và xác định thị trường mục tiêu ngành nghề trọng yếu để phát triển tín dụng, định hướng được danh mục ngành nghề cho vay để hạn chế rủi ro.
Ba là, tái cơ cấu ngành hàng cấp tín dụng, tăng trích lập dự phòng đưa nợ xấu ra ngoại bảng, tăng cường công tác xử lý nợ xấu .
Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản trị rủi ro tín dụng và tín dụng của Ngân hàng.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU