6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập thông qua việc thu thập các văn bản pháp quy của Nhà nước, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, website viết về quản lý rủi ro tín dụng và các vấn đề liên quan đến ngân hàng thương mại. Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy
đủ chính xác và toàn diện hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tín dụng của Agribank - Chi nhánh huyện Phù Ninh trong giai đoạn năm 2012 đến 2015. Từ các số liệu này để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh huyện Phù Ninh và đưa ra giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả.
Thu thập thông tin sơ cấp
Để đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng của Agribank - Chi nhánh huyện Phù Ninh, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp thông qua điều tra phỏng vấn khách hàng của Chi nhánh thông qua bảng câu hỏi điều tra. Khách hàng sẽ được phỏng vấn bằng bảng hỏi đã thiết kế trước.
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên. Số mẫu được lựa chọn là 100 mẫu đại diện cho khách hàng của Agribank - Chi nhánh huyện Phù Ninh, trong đó: 50 mẫu đại diện cho khách hàng là Công ty, 50 mẫu đại diện cho hộ gia đình vay vốn tại Chi nhánh. Kết quả này được xác định như sau:
Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin
) * 1 ( N e2 N n Trong đó: n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể. N = 120 (tổng số khách hàng của ngân hàng trong vòng 1 tuần).
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05
Ta có: n = 120/ ( 1 + 120 * 0,052) = 92,30=> quy mô mẫu: 100 mẫu. Bước 2:Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức phòng, khoa.
Bước 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.
Bước 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.
Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 3 phần:
- Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.
- Phần 2 thu thập thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng được điều tra. - Phần 3 của phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá về rủi ro tín dụng của Agribank - Chi nhánh huyện Phù Ninh thông qua trả lời có hoặc không (khách hàng sẽ đánh giá về các rủi ro tín dụng gặp phải trong quá trình vay vốn do tác động từ môi trường; các rủi ro gặp phải thuộc về khách hàng; các rủi ro khi thẩm định hồ sơ của ngân hàng; và các rủi ro khách hàng gặp phải từ phía cán bộ ngân hàng).
2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Kiểm tra phiếu điều tra sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ và phân loại các nguyên nhân theo tiêu thức cần nghiên cứu;
- Tổng hợp, xử lý thông tin kết quả điều tra theo các tiêu chí phân tích;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu, sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm hỗ trợ khác để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như: số tuyệt đối, tương đối, trung bình, cơ cấu,...
2.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp phân tích thống kê:
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu về tình hình hoạt động của Agribank - Chi nhánh huyện Phù Ninh trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, kết hợp biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích số liệu qua năm năm 2012, 2013, 2014, 2015 để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng, cũng như chất lượng công tác quản trị tín dụng tại Agribank - Chi
nhánh huyện Phù Ninh. Luận văn sẽ so sánh số liệu năm này với năm trước để có được nhận định về công tác quản lý rủi ro.
Phương pháp ma trận:
Với những nội dung nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro, vấn đề quan tâm trong phân tích định tính đó là xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu; những cơ hội và thách thức… từ đó sẽ đem lại những góc nhìn đầy đủ, khoa học hơn trước khi đưa ra những kết luận khoa học và đề xuất giải pháp. Trong trường hợp nghiên cứu này, đề tài lựa chọn sử dụng ma trận S-W-O-T.