6. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Xây dựng và ban hành hệ thống pháp lý cho các hoạt động quyền chọn, các công ty mua bán nợ, các ngân hàng bảo lãnh, các công ty bảo lãnh.
Đối với các nước trên thế giới, việc sử dụng các công cụ quyền chọn, các công cụ của nghiệp vụ phái sinh, các hoạt động mua bán nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ hay các dịch vụ của công ty bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quản lý rủi ro ở các ngân hàng, các doanh nghiệp.
Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng.
Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Cần có những biện pháp để NHTM nói chung và Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
Trong thời gian vừa qua, thông tin dữ liệu của trung tâm chưa cập nhật đôi khi còn chưa chính xác, thông tin về RRTD là những thông tin sau, vì thế nó chưa phát huy được tác dụng. Khắc phục vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa trong thu thập thông tin, xây dựng hệ thống thông tin phân tích đa chiều dựa trên phần mềm, công nghệ hiện đại.
KẾT LUẬN
Rủi ro là một hiện tượng luôn song hành cùng với tín dụng, nó được hình thành từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, vì thế có những rủi ro tín dụng có thể kiểm soát nhưng cũng có những rủi do bất khả kháng. Khi RRTD xảy ra không chỉ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, sự tồn tại của các NHTM mà còn có thể thể làm sụp đổ bất cứ một nền kinh tế nào nếu hệ thống ngân hàng bị tổn thương. Rõ ràng hậu quả của rủi ro tín dụng là hết sức lớn và khó lường, vì vậy quản trị rủi ro là một vấn đề được các NHTM, nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm.
Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Phù Ninh- tỉnh Phú Thọ” đã giải quyết
các mục tiêu đề ra đó là:
Một là, hệ thống khá đầy đủ cơ sở khoa học như làm rõ các nội dung về: rủi ro (khái niệm, nội hàm và bản chất, loại hình, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, tác động...); quản trị rủi ro (khái niệm, đặc điểm, nội dung, nhận dạng và phân tích, đo lường, kiểm soát, công cụ quản lý, các yếu tố ảnh hưởng. Luận văn cũng đã xây dựng khung phân tích trong nghiên cứu về quản trị rủi ro. Ở góc độ thực tiễn, luận văn đã đề cập bài học kinh nghiệm của một số quốc gia và của một số NHTM tại Việt Nam để tham khảo, vận dụng vào việc nhận diện rủi ro và quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.
Hai là, Đề tài đã tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ. Đồng thời đề tài cũng đã tiến hành phân tích tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.
Ba là, thông qua việc đánh giá những thực trạng về quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ, đề tài đã đưa ra được những kết quả đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế, và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.
Bốn là, Đề tài đã đề xuất các giải hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ, bao gồm 06 giải pháp: (i) Xây dựng và hoàn thiện mục tiêu, chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng; (ii) Xây dựng hệ thống kiểm soát các nguồn rủi ro phù hợp; (iii) Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro danh mục cho vay; (iv) Quản lý rủi ro tín dụng từng khách hàng vay, khoản vay. (v) Giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra; (vi) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Ngân hàng và đầu tư trang thiết bị công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh (2008), Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, học viện Ngân hàng.
2. Ngô Thị Minh Châu (2009), Phân tích rủi ro tín dụng của SGD I Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
3. Hồ Diệu ( 2003), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.
4. Phí Trọng Hiển (2005), “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí NHNN.
5. Lương Đức Hoản (2008), Rủi ro của Chi nhánh NHNo và PTNT Hải Dương.
6. Ngô Quang Huân, Võ Thị Quý, Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung (1998),
Quản trị Rủi ro, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
8. Nguyễn Đại Lai (2005), Những nội dung cơ bản rút ra từ các bài viết trong kỷ yếu hội thảo: “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”, Chuyên đề nghiên cứu trao đổi NHNN.
9. Bùi Kim Ngân (2006), “Một số vấn đề về nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí NHNN.
10. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN; Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam.
11. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG
PHẦN I: Thông tin chung về khách hàng - Họ và tên:
- Công ty: - SĐT
PHẦN II: Tình hình vay vốn của Khách hàng: 1. Nguồn vay vốn:
Doanh nghiệp của ông (bà) đã vay vốn của các ngân hàng nào:
BIDV Vietinbank Techcombank MB Vietcombank Agribank
2. Lượng vay vốn của đơn vị:
- Dư nợ của đơn vị đến ngày: - Thời điểm vay:
- Thời hạn vay: - Lãi suất vay:
- Phương thức trả nợ:
Trả lãi hàng tháng Trả lãi hàng tháng và 1 phần gốc
3. Nợ quá hạn của đơn vị: Tổng số: Trong đó: - Nợ nhóm 1: - Nợ nhóm 2 : - Nợ nhóm 3: - Nợ nhóm 4: - Nợ nhóm 5:
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1. Các rủi ro tín dụng gặp phải do tác động của môi trường
- Ảnh hưởng từ bão lũ: Có Không
- Ảnh hưởng do tăng giá xăng dầu: Có Không - Ảnh hưởng do giá bán giảm : Có Không - Ảnh hưởng do chính sách vĩ mô và luật thay đổi không kịp thích ứng:
Có Không
2. Các rủi ro gặp phải thuộc về khách hàng
- Do sử dụng vốn sai mục đích: Có Không - Do kinh doanh thua lỗ: Có Không - Do năng lực quản lý kém: Có Không - Do chưa thu hồi được tiền hàng : Có Không
3. Các rủi ro khi thẩm định hồ sơ của ngân hàng
- Thẩm định chi phí sản xuất chưa đúng Có Không - Chưa thẩm định được dòng tiền Có Không - Chưa thẩm định được nợ phải trả Có Không - Chưa thu hồi được tiền hàng Có Không - Thẩm định khả năng thanh toán thấp Có Không - Khả năng kiểm soát quản lý kém Có Không - Chưa đánh giá đúng năng lực điều hành Có Không
4. Các rủi ro khách hàng gặp phải từ phía cán bộ ngân hàng
- Do hệ thống kiểm tra, kiểm soát còn yếu Có Không - Kiểm soát khoản vay chưa thường xuyên Có Không - Cán bộ làm sai:
+ Gia hạn điều chỉnh vốn vay của khách hàng theo ý cá nhân
Có Không + Kéo dài thời gian thẩm định và đề xuất cho vay Có Không + Cho vay một khách hàng với nhiều món Có Không - Do không thực hiện đúng quy trình, quy chế:
+ Không chấm điểm tín dụng Có Không
+ Sai quy trình tín dụng Có Không