6. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Phân tích ma trận SWOT về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NHNo &
& PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phù Ninh
Từ những kết quả phân tích về thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Phù Ninh, chúng tôi sử dụng Ma trận SWOT để phân tích làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh như sau (xem Bảng 3.7).
Như vậy có thể nhận thấy ngoài những điểm mạnh như kinh nghiệm, năng lực tài chính... những điểm yếu trong quản trị rủi ro của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh đang đặt ra cũng rất đáng quan tâm nhất là trong hoàn thiện và đưa vào vận hành các thể chế, định chế trong quản trị tín dụng nói chung và quản trị rủi ro nói riêng; năng lực nghiên cứu và phát hiện các rủi ro chưa đạt yêu cầu, phần lớn rủi ro chỉ được phát hiện sau khi đã xảy ra; hoạt động quản lý, xử lý rủi ro cũng bộc lộ nhiều vấn đề; chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cũng cần phải quan tâm nâng cao.
Bảng 3.12. Ma trận SWOT về quản trị rủi ro S (Điểm mạnh)
- Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hoạt động tín dụng, quản trị tín dụng cũng như kinh nghiệm về đối tượng, địa bàn - Có sự trợ giúp, chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam - Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cơ bản đáp ứng được yêu cầu
- Năng lực tài chính khá mạnh - Nền tảng công nghệ thông tin khá - Có mối quan hệ phối hợp với nhiều đối tác trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực khác
W (Điểm yếu)
- Chưa hoàn thiện đẩy đủ thể chế, định chế quản trị tín dụng nhất là là quản trị rủi ro.
- Năng lực nghiên cứu phát hiện, nhận diện các rủi ro tiềm ẩn chưa tốt.
- Hoạt động quản trị rủi ro chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chưa có chiến lược quản trị rủi ro một cách khoa học, hiệu quả
- Chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng quản trị rủi ro còn có những bất cập - Phân cấp, phân định trách nhiệm trong quản lý, xử lý rủi ro chưa cao.
O (Cơ hội)
- Nhu cầu về tín dụng ngày càng gia tăng về quy mô khoản vay, đối tượng vay, các loại hình sản phẩm vay.
- Có nhiều cơ hội tiếp cận, học tập kinh nghiệm các ngân hàng trong, ngoài nước về quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng.
- Dễ dàng thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Sự ổn định của cơ chế chính sách Nhà nước trong điều kiện kinh tế ổn định. - Có nhiều cơ hội giảm thiểu rủi ro, chia sẽ rủi ro tín dụng thông qua tham gia các quỹ, kết nối sản phẩm dịch vụ, bảo hiểm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước...
T (Thách thức)
- Rủi ro tín dụng sẽ ngày càng đa dạng và khó lường hơn
- Cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn nhất là trong việc thu hút khách hàng ngày càng gay gắt, kể cả không lành mạnh.
- Cạnh tranh trong việc thu hút các cán bộ giỏi với các ngân hàng khác, nhất là chế độ, chính sách đãi ngộ
- Đòi hỏi về chất lượng dịch vụ tín dụng từ phía khách hành ngày càng cao.
- Tác động của suy thoái kinh tế; chính sách điều chỉnh vĩ mô, chính sách điều hành trong tín dụng ngân hàng thay đổi; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra