6. Kết cấu của luận văn
4.2.5. Giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra
- Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề
Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ
tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý. Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng Quản lý rủi ro tín dụng, phòng Kiểm tra nội bộ phối kết hợp nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:
Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.
Lựa chọn phương pháp xử lý: phương pháp khai thác (work - out) hay phương pháp thanh lý (liquidation). Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng Chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Trên thực tế, khi xử lý nợ xấu nếu giao cho Phòng khách hàng doanh nghiệp và Phòng khách hàng cá nhân thì hiệu quả và tốc độ thực hiện rất chậm bởi những mối quan hệ ràng buộc trước đây khiến cho cán bộ chần chừ, thiếu kiên quyết. Do đó nhiệm vụ xử lý nợ xấu nên giao cho Phòng Quản lý nợ, một bộ phận ít quan hệ với khách hàng nhưng lại thường xuyên nắm bắt được các thông tin về khoản vay sẽ nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hơn.
- Giải quyết dứt điểm những khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý
Để thu hồi các khoản nợ xấu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ cần xuất tiến các biện pháp sau:
+ Phân tích khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn Chi nhánh theo năm, chia ra các quý, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho phòng thẩm định và phòng xử lý rủi ro. Đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi lương kinh doanh đối với cán bộ.
Thứ hai, tăng cường quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro bằng các giải pháp sau: nâng cao hiệu quả của tổ xử lý nợ xấu, trên cơ sở phân tích từng khoản nợ, những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, tập hợp các giải pháp thu hồi nợ, cách thực tiến
hành chi tiết giao cho từng cán bộ phụ trách hoặc nhóm phụ trách thực hiện. Sau khi thực hiện về phải có phân tích đánh giá cụ thể những mặt được, chưa được, trên cơ sở đó hoàn thiện các giải pháp, ký năng, kinh nghiệp xử lý nợ xấu.
Thứ ba, đề nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ khó đòi do nguyên nhân khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, chây ì (kể cả việc khởi kiện).
Thứ tư, sau khi phân tích, đánh giá những khoản nợ xấu, nợ đã sử lý rủi ro và làm việc trực tiếp với khách hàng, rất nhiều khách hàng trả nợ ngay được một phần và xây dựng kế hoạch trả nợ dần trong tương lai. Do vậy, ngân hàng phải sử dụng các biện pháp động viên phối hợp, tiếp tục hỗ trợ để khôi phục năng lực sản xuất của người vay, để họ có thể trả nợ cho ngân hàng. Để làm được điều này, về phía ngân hàng cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế xã hội và đặc biệt phải có quá trình làm việc, am hiểu về lịch sử khách hàng.
+ Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát khách hàng, yêu cầu khách hàng trả nợ và giám sát việc thực hiện kế hoạch trả nợ của khách hàng, khi khách hàng xuất hiện các nguồn thu, cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng trả nợ ngân hàng.
Đối với các khoản cho vay có tài sản thế chấp:
Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê biên tài sản thế chấp để phát mại hoặc cho thuê, tự khai thác để thu hồi nợ.
Đối với những dây chuyền, dự án bị phá sản tích cực tìm khách hàng mua lại dưới nhiều hình thức có thể chuyển giao nợ, mua đứt, mua từng phần…
Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ để thu hồi nợ và lãi thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại, nếu khách hàng không trả được, nếu khách hàng không trả được thì thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản để thu hồi phần nợ còn lại.
Mạnh dạn “xiết nợ” các tài sản thế chấp là nhà và quyền sử dụng đất.
Đối với cho vay không có tài sản bảo đảm:
Ngân hàng đề nghị khách hàng thắt chặt ngân quỹ, khuyên bán bớt các tài sản có giá trị, thanh lý các tài sản không sử dụng…để có thể trả nợ ngân hàng.
Kết hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật mà chủ yếu là cảnh sát kinh tế dùng áp lực để ép đối tượng có nợ quá hạn lớn, có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ.