6. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1.Hạn chế
Từ kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng rủi ro, quản trị rủi ro; các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro và quản trị rủi ro; phân tích ma trận SWOT về quản trị rủi ro, các hạc chế trong công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh là:
(1) RRTD tại Chi nhánh đã xuất hiện, phản ánh qua tỷ nợ nợ quá hạn và nợ xấu của khách hạn, trong đó tập trung vào tín dụng trung và dài hạn (0,26% năm 2011); nhóm tín dụng cho vay không có tài sản đảm bảo (5,66% năm 2012) và khu vực thành thị là những đối tượng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất… Đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi công tác quản trị RRTD trong thời gian tới phải giải quyết.
(2) Công tác nhận diện rủi ro trong thời gian qua đã được Chi nhánh thực hiện, tuy nhiên chủ yếu là nhận diện sau khi rủi ro xảy ra, trong khi các nghiên cứu, phân tích, phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn chưa được thực hiện tốt... điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả công tác quản trị RRTD tại Chi nhánh.
(3) Chi nhánh chưa có chiến lược quản lý RRTD riêng biệt, chính sách cho vay chưa đạt được tầm chiến lược, chưa triệt để theo nguyên tắc lợi nhuận và mức độ rủi ro chấp nhận, bị cuốn hút theo phong trào. Việc xây dựng chiến lược quản lý RRTD tách riêng cũng là một đòi hỏi mà Chi nhánh cũng cần phải xây dựng trong thời gian tới.
(4) Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh được đánh giá là chưa hiệu quả, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tác nghiệp là chủ yếu, chưa chú trọng vào phân tích tình hình môi trường, đưa ra những cảnh báo những dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra trong tương lai cũng như trong ngành và lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro…
(5) Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác quản lý về danh mục cho vay. Chính sách cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh chưa có sự phân tích rõ ràng và công bố công khai về danh mục cho vay, hay thị trường mục tiêu mà Chi nhánh lựa chọn cũng như đặc điểm danh mục cho vay chất lượng cao, loại hình cho vay, thời gian đáo
hạn, quy mô chất lượng một khoản vay. Việc công bố danh mục cho vay hầu như chỉ dừng ở mức thống kê khoản mục cho vay vào ngành, hoặc loại cho vay ngắn hạn, trung hạn.
(6)Chưa có sự phân tách ro ràng giữa các khâu thẩm định và khâu cho vay. Theo thông lệ quốc tế thì mô hình quản lý rủi ro phải tách bạch thành 3 cấp độ đó là tiếp xúc khách hàng (front - office) - quản lý rủi ro (middle office) - tác nghiệp (back office). Công tác thẩm định và cho vay hiện nay vẫn do cán bộ tín dụng - người trực tiếp cho vay thuộc phòng khách hàng làm, điều này đã tạo ra nhiều tiềm ẩn rủi ro cho Chi nhánh trong quá trình cấp tín dụng. Các khâu tiếp cận lập hồ sơ, tờ trình tài liệu thông tin chủ yếu dựa vào khách hàng cung cấp, nguồn thông tin từ các kênh khác để kiểm định là vô cùng ít, gần như là không có. Như vậy việc thực hiện quản lý rủi ro chưa triệt để không đảm bảo được nguyên tắc tách bạch chức năng ra quyết định và chức năng quản lý tín dụng - nguyên tắc của quản lý RRTD.
(7)Quản lý, đánh giá, lựa chọn về TSĐB chưa đảm bảo được yêu cầu đề ra. Quản lý danh mục TSBĐ là yêu cầu khách quan trong công tác quản lý RRTD, nó là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo cảnh báo về danh mục tài sản mà Chi nhánh lựa chọn xét ưu tiên nhận làm bảo đảm tiền vay chưa được làm thường xuyên, chưa có tính hệ thống mà chủ yếu chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định giá lại giá trị tài sản bảo đảm để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ xung thêm tài sản bảo đảm, nhiều trường hợp còn không đánh giá lại tài sản bảo đảm mà thực hiện cho vay bằng tài sản bảo đảm đã đánh giá ở khoản cho vay trước đó đã thu hết nợ, hay những tài sản bảo đảm có giá trị nhưng không có giá trị phát mại.
(8) Công tác phân tích, đo lường RRTD chưa thực hiện đồng bộ, triệt để. Việc nhận dạng, cập nhật các RRTD có thể xảy ra chưa được thực hiện thường xuyên tại Chi nhánh, việc phân tích các nguyên nhân của các RRTD đã xảy ra còn đơn điệu, chưa phản ánh toàn diện, đúng bản chất của những nguyên nhân gây ra RRTD. Việc xếp hạng tín dụng nội bộ và chấm điểm khách hàng chưa được thực hiện tốt, nhất là trong xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Chưa triển khai xếp
hạng đối với tài sản đảm bảo, do vậy chưa đưa ra các mức rủi ro phù hợp về chất lượng tài sản bảo đảm.
(9) Các công cụ trong quản lý, kiểm soát và tài trợ rủi ro còn nghèo nàn. Thực tế tại Chi nhánh khoản nợ xấu chiếm tỷ trọng đáng kể, tuy nhiên các công cụ trong quản lý, kiểm soát các khoản tín dụng có vấn đề còn ít chưa trở thành hệ thống trong hoạt động, kinh nghiệm về quản lý và kiểm soát cũng như tài trợ rủi ro chưa có sự phối hợp cũng như đưa ra các biện pháp để kiểm soát các khoản nợ xấu. Chủ yếu việc tài trợ các khoản nợ xấu đều sử dụng bằng quỹ dự phòng RRTD để xử lý - tức là sử dụng phương pháp tài trợ mà không có các công cụ khác để lựa chọn. Chưa xây dựng được mô hình giúp cảnh báo rủi ro ngành, theo tài sản bảo đảm, theo luồng tiền chưa được quan tâm nghiên cứu ứng dụng.
(10) Chất lượng đội ngũ cán bộ của Chi nhánh còn có những bất cập. Một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đầy đủ và nhìn nhận được tầm quan trọng của công tác quản lý RRTD, từ đó dẫn tới vị trí và vai trò của quản lý RRTD, cán bộ còn thiếu và chưa được học tập bài bản về công tác quản lý RRTD, hiệu quả hoạt động chưa cao, việc đào tạo cho cán bộ làm về quản lý rủi ro vẫn chưa được thực hiện.
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Cán bộ tín dụng chịu áp lực làm việc lớn:
Bộ phận tín dụng thường phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dư nợ.
Cán bộ tín dụng tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng dẫn đến khai tăng nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ tín dụng để vay được tiền ngân hàng.
Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dụng liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo…Với khối lượng công việc lớn như vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn
đến việc cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.
Khả năng phân tích ngành còn yếu kém:
Chức năng nghiên cứu, thu thập, xây dựng thông tin dự báo, định hướng, thông tin ngành chưa được hoàn thiện do cán bộ ngân hàng còn hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu, dự báo thông tin. Thêm nữa, chưa được ngân hàng đầu tư đúng mức về thời gian, phương tiện, đào tạo… Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn của từng ngành. Do đó, không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Hệ thống giám sát sự tuân thủ chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt: Hầu như hệ thống giám sát chưa chủ động phát hiện các sai sót trong tuân thủ quy trình nghiệp vụ mà chỉ giải quyết sau khi đã phát sinh những vụ việc hay xảy ra tổn thất cho ngân hàng. Nguyên nhân chính là do hệ thống kiểm tra nội bộ trực thuộc chi nhánh nên không phát huy hiệu quả hoạt động. Mặt khác, ngân hàng chưa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ tín dụng và thẩm định đối với kết quả, chất lượng tín dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.
Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay:
Đây cũng là đặc điểm chung của các NHTM trong nước, thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước cho vay mà lơi lỏng quá trính kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi NH cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng và của NH nói chung để nhằm đảm bảo KH tuân thủ những điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng, tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng co hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của các bộ tín dụng, một
phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ thông tin yêu cầu.
Trình độ nhân lực còn hạn chế
Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn chưa đồng đều về trình độ, chưa kịp thời cập nhật thông tin về những thay đổi trong nền kinh tế thị trường, còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều đặc điểm và biến động lớn lao, không ngừng. Nhiều vấn đề mới về lý luận của nền kinh tế thị trường như: kỹ thuật, chiến lược marketing ngân hàng, các vấn đề kinh tế vĩ mô; khả năng phân tích dự đoán thị trường tương lai của cán bộ còn yếu và thiếu. Hơn nữa, việc ngân hàng chưa thể mạnh dạn phát triển các sản phẩm mới do cán bộ nhân viên chưa đủ trình độ để phát triển các sản phẩm đó, quảng bá nó tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Sự tha hóa về đạo đức của một bộ phận nhân viên ngân hàng hiện nay, nhiều khoản vay không đủ điều kiện cho vay nhưng vì khách hàng có những hành vi đút lót để cán bộ tín đồng ý cho vay, kết quả dẫn đến tại Chi nhánh có những khoản tín dụng không đảm bảo chất lượng tín dụng.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ các doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng
khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.
+ Đối với khách hàng cá nhân:
Tâm lý người Việt Nam là không muốn công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.
Ngoài ra tình trạng khách hàng không trung thực, cố tình gian lận thông tin và hồ sơ vay vốn giả để lừa tiền từ phía ngân hàng, khiến cho Chi nhánh khó khăn trong quá trình thẩm định.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN PHÙ NINH – TỈNH PHÚ THỌ.
4.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ