n cứ pháp lý về thẩm địh giá
3.3.2 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính
Bộ Tài chính là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá, là cơ quan chủ quản của lĩnh vực này. Song, công tác quản lý vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế nhất định cần phải khắc phục để phát triển lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam.
a. về việc ban hành thông tư, quy định
- Các Thông tư, văn bản hướng dẫn cần được ban hành một cách kịp thời, cụ thể cùng với nội dung phải rõ ràng, tránh gây nhầm lẫn và phù hợp với thực trạng của
công tác thẩm định giá.
- Văn bản hướng dẫn, thông tư cần được đăng tải công khai trên cổng thông tin của đơn vị chủ quản và phải được thông báo một cách rộng rãi đến tất cả các cơ quan,
tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng thông tư, văn bản chỉ đạo của các đơn vị thẩm định giá.
- Đăng tải công khai minh bạch thông tin kết quả đấu thầu. Các thông tin trúng thầu cần được công bố, công khai chi tiết từng mức giá trúng thầu của từng hạng mục
trúng thầu và của mỗi tài sản.
- Bộ Tài chính cũng cần đưa ra một chế tài xử phạt cụ thể rõ ràng đối với các cá 70
b. Kiện toàn trung tâm dữ liệu quốc gia về giá
Trung tâm dữ liệu quốc gia về giá là nơi chia sẻ thông tin hữu ích giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp thẩm định giá, giúp giảm thiểu chi phí phát sinh và thời gian triển khai quá trình thẩm định giá của doanh nghiệp. Trung tâm dữ liệu quốc gia về giá cần thực hiện tốt các chức năng vốn có bao gồm: xây dựng, vận hành, quản lý theo quy định của Luật giá; cung cấp thông tin dữ liệu về giá và thẩm định giá kịp thời chính xác cho nhu cầu của các cá nhân tổ chức; ứng dụng công nghệ vào việc tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và dự báo thông tin, diễn biến giá trên thị trường trong nước và quốc tế.
c. Công tác đào tạo và thi cấp thẻ thẩm định viên
Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố cốt lõi để xây dựng ngành thẩm định giá Việt Nam chuyên nghiệp hơn. Thẩm định giá là một dịch vụ quan trọng và là một công việc tương đối phức tạp đòi hỏi thẩm định viên phải có trình độ cao. Nhu cầu được đào tạo và thi lấy thẻ thẩm định viên ngày càng nhiều, cần có những biện pháp để đảm bảo hiệu quả cho công tác này, cụ thể:
- Chú trọng vào chất lượng đào tạo, thuê hoặc hợp tác các chuyên gia nước ngoài nhằm học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm.
- Tổ chức nhiều khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ hay lớp ôn thi thẻ thẩm định viên vào nhiều thời điểm khác nhau tạo cơ hội để nhiều người tham gia hơn, đáp ứng được
nhu cầu lớn hiện nay. Hiện nay hoạt động đào tạo vẫn chủ yếu do Bộ Tài chính triển
khai thực hiện, trong khi Bộ phải thực hiện rất nhiều những hoạt động quản lý khác.
Để nâng cao hiệu quả đào tạo Bộ Tài chính có thể chuyển giao công tác đào tạo bổi
dưỡng cho Hội Thẩm định giá Việt Nam là tổ chức chuyên về lĩnh vực thẩm
định giá
vì vậy việc quản lý chất lượng đào tạo sẽ sát sao hơn, khi đó Bộ chỉ đưa ra chỉ
đạo cần
thiết và định hướng hoạt động đối với công tác này. 71
3.3.3 Kiến nghị với Hội thẩm định giá Việt Nam
Hội thẩm định giá Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, tại đây tập hợp các hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá. Vì vậy Hội có thể nắm bắt và hiểu rõ về những vướng mắc, khó khăn thực tiễn của công tác thẩm định giá. Hội thẩm định giá Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của mình để nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá, cụ thể:
- Chủ động phối hợp, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cơ chế chính sách pháp luật về thẩm định giá. Liên kết chặt chẽ với các hội viên để tham mưu, tư vấn, phản
biện góp ý nhằm xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý về giá và thẩm định giá phù
hợp với thực tiễn và đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức thẩm
định giá.
- Tích cực triển khai, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành. - Tập trung tuyên truyền về lĩnh vực thẩm định giá trọng tâm là tuyên truyền các
quy định của pháp luật, các kiến thức mới về thẩm định giá. Nâng cấp website
để mở
rộng phạm vi kết nối và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng nhất.
- Tổ chức giám sát chặt chất lượng công tác TĐG của các tổ chức hội viên, tránh sai sót, khiếu nại và tố cáo về kết quả thẩm định giá. Kết hợp các hội viên và doanh
nghiệp cùng ngành khác cam kết không xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh
trong ngành nghề thẩm định giá.
- Tiếp tục duy trì, củng cố quan hệ hợp tác với các tổ chức TĐG quốc tế trong các hội thảo khoa học, hội nghị thường niên và triển khai mở rộng quan hệ hợp
tác về
lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.
- Tích cực kết nối với các tổ chức TĐG trên cả nước để tạo thành một khối thống nhất. Đồng thời, thực hiện tốt việc là cầu nối giữa doanh nghiệp TĐG, thẩm72
cung cấp đầy đủ thông tin về MMTB thẩm định, đảm bảo tính pháp lý của những thông tin mà mình cung cấp và chịu trách nhiệm trong trường hợp phát hiện sự gian dối của những thông tin đó. Sự phối hợp chặt chẽ của khách hàng với đội ngũ thẩm định sẽ là điều kiện thuận lợi cho cán bộ TĐG thực hiện công tác, tiết kiệm được thời gian trong việc thu thập kiểm tra thông tin, góp phần cùng thẩm định viên đưa ra mức giá hợp lý nhất cho MMTB cần thẩm định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong giai đoạn khoa học - công nghệ phát triển cùng với nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập, nhu cầu thẩm định giá MMTB là không thể thiếu. Nhìn chung công tác thẩm định giá MMTB của VVI đã đạt được một số thành tựu nhất định, song vẫn không tránh khỏi những vướng mắc, hạn chế. Chương 3 đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nhằm thúc đẩy phát triển công tác thẩm định giá MMTB như linh hoạt, kết hợp vận dụng những phương pháp TĐG, hoàn thiện công tác thu thập, xử lý thông tin; xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về giá hay nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự. Ngoài ra, còn đưa ra một vài kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ Tài chính, Hội thẩm định giá Việt Nam cũng như kiến nghị đối với khách hàng yêu cầu thẩm định giá để có những tác động tích cực nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định giá MMTB tại VVI.
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động thẩm định giá tài sản nói chung và thẩm định giá MMTB nói riêng ngày càng được chú trọng, phát triển. Khung pháp lý và các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thẩm định giá đang dần được hoàn thiện, đổi mới nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động này. Thẩm định giá có nhiệm vụ là tư vấn và cung cấp cho khách hàng những ý kiến đánh giá có mức độ tin cậy cao, mang tính độc lập, khách quan vể giá trị tài sản thẩm định, sau khi đã xem xét một cách cẩn trọng, đầy đủ, logic các thông tin, dữ liệu, chứng cứ liên quan. Một quy trình chặt chẽ, tối ưu có thể hạn chế những rủi ro tiềm ẩn và là điều kiện cần thiết để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng công tác thẩm định giá. Trên cơ sở hệ thống những lý luận chung và thực trạng công tác thẩm định giá MMTB tại VVI, bài khóa luận đã nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, bài khóa luận đã hệ thống các lý thuyết cơ bản về thẩm định giá MMTB như khái niệm, vai trò, mục đích, các nguyên tắc, quy trình và phương pháp TĐG theo hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Đây là cơ sở để phân tích, đánh giá các vấn đề có liên quan đến công tác thẩm định giá MMTB
Thứ hai, bài khóa luận đã đưa ra một cái nhìn tổng quát và đánh giá về thực trạng công tác thẩm định giá MMTB tại công ty. Qua đó, xác định những điểm còn hạn chế trong công tác thẩm định giá MMTB tại VVI.
Thứ ba, tìm và nghiên cứu các nguyên nhân tác động tới chất lượng công tác thẩm định giá MMTB qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá MMTB tại VVI.
Trên đây là toàn bộ bài khóa luận với đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định giá máy móc thiết bị tại Công ty cổ phần Thẩm định giá và Giám định Việt Nam (VVI)T
Hy vọng với những giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong bài sẽ đóng góp một phần nhỏ giúp Công ty cổ phần Thẩm định giá và Giám định Việt Nam kiện toàn trong công tác thẩm định giá MMTB. Trong quá trình hoàn thiện đề tài của mình, do hạn chế về mặt thời gian và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anh Thư, 2019. Cần sớm hoàn thiện môi trường pháp lý lĩnh vực thẩm định giá
[Trực tuyến]
Available at: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/can-som-hoan-thien-moi-
truong-phap-ly-linh-vuc-tham-dinh-gia-315445.html
2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 158/2014/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định
giá Việt Nam số 01, 02, 03 và 04, ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2014
3. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 126/2015/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10, ban hành ngày 20 tháng 08 năm 2015.
4. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 28/2015/TT-BTC ban hành tiêu chuẩn thẩm định
giá Việt Nam số 05, 06 và 07, ban hành ngày 06 tháng 03 năm 2015
5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 323/2016/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát
và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá,ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2016
6. Bộ Tài chính (2017), Tài liệu bồ dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành Thẩm định giá quyển II, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật giá về thẩm định giá, ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2013
8. Hội Thẩm định giá Việt Nam, 2018. Chương trình hoạt động nhiệm kỳ III (2018-
2022) [Trực tuyến]
11. Nguyễn Văn Hiệp (2016), Giải pháp hoàn thiện công tác định giá máy móc thiết bị
tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Tư vấn tài chính Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp,
Học viện Ngân hàng
12. Phạm Tiến Đạt (Chủ biên, 2014), Nguyên lý chung định giá tài sản: lý thuyết và bài tập, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
13. Phùng Thị Ánh Ngọc, 2020. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá
[Trực tuyến]
Available at: https://tapchitaichinh.vn/Chuyen-dong-tai-chinh/giai-phap-hoan-thien- he-thong-phap-luat-ve-gia-330681 .html>
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật giá số 11/2012/QH13, ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2012
15. Trần Thị Hải Yến (2013), Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá máy thiết bị thế chấp tại Ngân hàng TMCP Á Châu, khóa luận tốt nghiệp, Học viện Tài chính
16. VVI, 2015. Giới thiệu Công ty [Trực tuyến] Available at: http://thamdinhgiavvi.vn/gioi-thieu.htm
17. VVI, 2015. Quy trình thẩm định [Trực tuyến]
Available at: http://thamdinhgiavvi.vn/quy-trinh-tham-dinh.html
Tài sản HS cần cung cấp
HS bổ sung thêm theo mục đích HS mua sắm HS xử lí vi phạm hành chính Xử lý nợ Vay vốn Khoản nợ Dây truyền máy móc, thiết bị nhập khẩu
- Công văn đề nghị thẩm định giá - Invoice; packing list; hợp đồng
thương
mại; tờ hải quan về nhập khẩu;
Hợp đồng
ủy thác (nếu có); hóa đơn, chứng từ
thanh toán;
- Catalog (nếu có), hồ sơ thiết kế,
bản vẽ MMTB; - Danh mục tài sản - Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật. - Hợp đồng thế chấp - Biên bản khảo sát - Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp - BCTC đến thời điểm gần nhất đã được kiểm chứng (Biên bản
kiểm kê tiền mặt, biên
bản đối
chiếu công nợ, biên bản xác
PHỤ LỤC 01
quyền phê duyệt;
- Tên hàng hóa, nơi và năm sản
xuất, ký
mã hiệu, đơn vị tính, số lượng,
thời gian
nhập khẩu hoặc mua hàng, thời
gian đưa
vào sử dụng, thời gian khấu hao,...
Phương tiện, xe cộ
- Công văn đề nghị thẩm định giá - Giấy chứng nhận đăng kí xe; - Giấy kiểm định an toàn chất lượng
do
cấp có thẩm quyền cấp; - Giấy kiểm định bồn ga;
- Giấy phép sử dụng chịu áp lực; - Giấy xác nhận của phòng cảnh sát
PCCC;
- Báo cáo kết quả kiểm tra siêu âm;
- Danh mục tài sản - Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật. - Hợp đồng thế chấp - Cô ng văn đề ngh ị thẩ m địn h giá. - Biê - Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp - BCTC đến thời điểm gần nhất đã được kiểm chứng (Biên bản
kiểm kê tiền mặt, biên
bản đối
chiếu công nợ, biên bản xác
- Biên bản khám nghiệm bình chịu lực,...
- Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản
(nếu có)
Tàu thuyền
- Công văn đề nghị thẩm định giá - Giấy chứng nhận khả năng vận tải
biển,
sông do cấp có thẩm quyền cấp; - Sổ lý lịch tàu thuyền;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm tàu; - Giấy chứng nhận mạn khô; - Giấy chứng nhận an toàn thiết bị; - Hóa đơn, tài liệu hoán cải, sửa
chữa,
nâng cấp tàu biển,...
- Danh mục tài sản - Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật. - Hợp đồng thế chấp - Cô ng văn đề ngh ị thẩ m địn h giá. - Biê n bản khả o - Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp - BCTC đến thời điểm gần nhất đã được kiểm chứng (Biên bản
kiểm kê tiền mặt, biên
bản đối
chiếu công nợ, biên bản xác
Yếu tố Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
Quy Các thủ tục hành chính của VVI là đơn giản — — — — —
PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT
DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
Kính chào Ông/Bà.
Tôi là Trần Thị Quỳnh Anh. Hiện nay đang thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp tại Học viện Ngân hàng, trong quá trình thực hiện đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định giá máy móc thiết bị tại Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Giám định Việt Nam (VVI)", tôi đang cần thu thập các thông tin đánh giá của Ông/Bà về các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định giá máy móc thiết bị bao gồm các nội dung khảo sát chi tiết được trình bày dưới đây. Rất mong Ông/Bà dành thời gian, trả lời các câu hỏi nhằm mục đích hỗ trợ tôi hoàn thiện đề tài này, cũng như giúp Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Giám định Việt Nam (VVI) có được những thông tin