1.3 .Các nguyên tắc kiểm soát
1.3.9. Kiểm tra độc lập
Bộ phận kiểm tra, giám sát phải độc lập với các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp nhằm tránh việc thông đồng giữa các bộ phận thực hiện, đảm bảo thông tin cung cấp là chính xác và đáng tin cậy.
Ví dụ: Bộ phận kiểm soát thực hiện kiểm tra quy trình ghi nhận chứng từ tại bộ phận kế toán. Mà kiểm soát viên này lại có quan hệ họ hàng với trưởng phòng kế toán thì kết quả kiểm tra, thẩm định có thể sẽ thiếu tính khách quan, chính xác.
1.3.10. Phân tích rà soát
Phân tích rà soát là sự so sánh giữa số liệu từ những nguồn gốc khác nhau. Tất cả mọi khác biệt cần phải làm rõ để mau chóng phát hiện những sai sót, gian lận hoặc các biến động bất thường để kịp đối phó. Các dạng phân tích thường gặp là: - Đối chiếu giữa ghi chép của đơn vị với các số liệu từ bên ngoài.
Ví dụ: đối chiếu số dư tiền gửi ở ngân hàng, đối chiếu công nợ với nhà cung cấp, khách hàng...
- Đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và sổ chi tiết.
Ví dụ: đối chiếu hàng tồn kho, nợ phải thu trên các tài khoản với sổ chi tiết. - Đối chiếu số liệu kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã khái quát hóa lý thuyết về KSNB trên cơ sở nguồn tài liệu trong và ngoài nước về:
- Các quan điểm về kiểm soát nội bộ
- Khái niệm về kiểm soát nội bộ, mục tiêu và hạn chế của kiểm soát nội bộ - Thành phần kiểm soát nội bộ
- Nguyên tắc thiết kế kiểm soát nội bộ
Đứng trên góc độ nhà quản lý, KSNB hữu hiệu không phải là mục tiêu doanh nghiệp mà là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Bản thân Kiểm soát nội bộ cũng có một số mục tiêu cơ bản của nó. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có KSNB phù hợp với hoạt động của mình, nhưng để đạt được hiệu quả nó phải đầy đủ năm bộ phận cấu thành như đã trình bày. Tuy nhiên, Kiểm soát nội bộ được đánh giá là thực sự hữu hiệu cũng không cho doanh nghiệp một sự đảm bảo chắc chắn mà chỉ là sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được mục tiêu của mình. Nguyên nhân là do Kiểm soát nội bộ vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Doanh nghiệp phải tối thiểu hóa những hạn chế khi xây dựng và vận hành kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình. Trên cơ sở lý luận tại chương 1, đây là tiền để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thương mại Điện tử Sudo, để từ đó đề xuất các biện pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SUDO