7. Kết cấu khóa luận
3.2.3. Đổi mới phương pháp và nội dung PT tài chính KHDN đảm bảo
khoa học,
hợp lý
Thứ nhất, chi nhánh cần phân tích các chỉ tiêu trong mối quan hệ biện chứng để thấy rõ được sự vận động của từng chỉ tiêu, tác động lẫn nhau của chúng, nguyên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
Phân tích BCKQHĐKD thông qua mối quan hệ giữa doanh thu và các khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí bán hàng, CPQLDN, GVHB, CPTC; để có được nguồn
lợi nhuận thì DN cần tạo ra doanh thu là bao nhiêu và phân bổ cho các chi phí đã hợp
lý hay chưa.
Phân tích mối liên kết giữa BCKQHĐKD và BCĐKT thông qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận giữ lại. Từ BCKQHĐKD, cán bộ ngân hàng có thể tìm hiểu con số lợi nhuận được tạo ra trong năm và các yếu tố vận động để tạo ra lợi nhuận đó trên BCĐKT, và cuối cùng lợi nhuận được DN xử lý như thế nào.
Phân tích sự vận động của các dòng tiền trong BCLCTT và liên hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu trong BCKQHĐKD và BCĐKT. Dòng tiền của DN đến từ ba hoạt động: hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Các chỉ tiêu trong 2 BCTC trên là cơ sở để lập ra dòng tiền từ ba hoạt động này.
Phân tích các chỉ số tài chính kết hợp với so sánh các thông số ngành, so sánh với các DN cùng quy mô, cùng ngành nghề. Các nhân tố cấu thành lên chỉ số tài chính
được phân tích trong BCKQHĐKD và BCĐKT.
Thứ hai, thực hiện phân tích BCLCTT và lập báo cáo dự đoán tương lai.
Một DN có năng lực tài chính mạnh phải có khả năng đảm bảo các nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động SXKD. Năng lực tài chính song hành là điều kiện và
cũng là kết quả của quá trình vận động kinh doanh của KHDN. Phân tích các chỉ tiêu
trong BCLCTT là nội dung thiết yếu nhằm đánh giá chính xác và hiệu quả thực trạng
năng lực tài chính KHDN. Đối với KHDN, dòng tiền mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng,
là cơ sở để DN thực hiện kinh doanh, đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, thay thế trang
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
KHDN trong hiện tại, nếu không phân tích được tương lai thì đó cũng chỉ là các số liệu chết và không có nhiều ý nghĩa sử dụng. Cán bộ phân tích cần đúc kết được từ các BCTCđể lập bản báo cáo dự đoán trong tương lai của KHDN.
Thứ ba, Agribank Hà Thành cần xây dựng chính xác và cập nhật thương xuyên
hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ. Ngân hàng nên cập nhật thang tính điểm cho từng ngành riêng, đặc biệt là số liệu cho ngành nông nghiệp trên cơ sở thu thập được thông tin từ phòng nghiên cứu thị trường. Xây dựng thang chấm cho từng mức quy mô vì các DN thường có mức quy mô không đồng đều: chia quy mô của KHDN theo các mức dựa vào vốn điều lệ hoặc quy mô tổng tài sản; ví dụ các thang đo dưới 50 tỷ đồng, từ 50 tỷ đến 200 tỷ, từ 200 tỷ đến 500 tỷ,... Những số liệu mẫu trong hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ nên được cập nhật theo số liệu của hệ thống chỉ số ngành. Cán bộ ngân hàng nên cập nhật định kỳ theo quý, đặc biệt trong trường hợp kinh tế xã hội chính trị biến động như xảy ra dịch bệnh, chiến tranh,... để số liệu mẫu chấm điểm được chính xác và hợp lý nhất.
Thứ tư, sử dụng thêm nhiều PPPT khác ngoài phương pháp so sánh và phương
pháp tỷ số để kết quả phân tích có chiều sâu và đạt độ chính xác cao, giải quyết được những mâu thuẫn của phương pháp truyền thống và phương pháp hệ thống chấm điểm
tín dụng nội bộ (nếu có). Cán bộ nên áp dụng triệt để thêm phương pháp Dupont và phương pháp chỉ số để phân tích rõ ràng sự thay đổi của các chỉ tiêu, tác động của từng chỉ tiêu đến tổng thể, nguyên nhân và sự tác động này làm suy giảm hay tăng năng lực tài chính KHDN. Mâu thuẫn của hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ và phương pháp truyền thống có thể được giải quyết nếu cán bộ phân tích thực hiện phân
tích chuyên sâu hơn bằng các biện pháp trên. Bản chất hệ thống chấm điểm thực hiện công việc đánh giá trên cơ sở nguồn số liệu đầu vào đã nhập sẵn. Như vậy tính chính xác của nó không thể bằng cán bộ phân tích, phân tích chi tiết sẽ giải thích được những mâu thuẫn đó trong kết quả đầu ra của hệ thống chấm điểm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
tình hình tài chính DN. Nhà tư vấn phải phân tích dữ liệu thông tin về tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn), lợi nhuận, dòng tiền của KHDN qua đó xác định mục tiêu lâu dài của DN; xem xét các chỉ tiêu của DN, đâu là hạng mục tốn chi tiêu dư thừa, đâu là hạng mục có tiềm năng phát triển và tư vấn các vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đưa ra các đề án giải quyết theo nhu cầu của KHDN. Như vậy, PT tài chính KHDN là tiền đề tất yếu cho việc tư vấn tài chính.
Kết hợp phân tích tài chính và tư vấn tài chính sẽ giải quyết được những hạn chế tồn tại của công tác phân tích, đem lại không gian phát triển cho công tác phân tích và nâng cao hiệu quả cho vay KHDN của Agribank Hà Thành. Trong mối quan hệ hữu quan tác động 2 chiều, tư vấn tài chính cũng mang tính hỗ trợ cho công tác phân tích.
Thứ nhất, thông qua trao đổi tư vấn giữa NHTM và KHDN, cả hai bên sẽ nắm
rõ hơn về tình hình tài chính KHDN, giải quyết được vấn đề thiếu hụt trong thông tin thu thập và độ chính xác của thông tin. Những chính sách bảo mật thông tin của DN có thể được hạn chế lại và chất lượng thông tin cung cấp cũng chính xác, trung thực hơn khi DN muốn nhận được tư vấn tài chính thì việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và minh bạch là điều thiết yếu. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận tư vấn từ phía ngân hàng sẽ giúp cho KHDN nhận rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của DN cũng như định hướng phát triển và giải quyết những vấn đề đó. Ngược lại, DN cũng có cơ hội để thuyết minh rõ rãng những vấn đề NHTM đã chỉ ra và cùng tìm giải pháp.
Thứ hai, việc tư vấn tài chính sẽ giúp KHDN tìm ra được những danh mục hạn
chế và tiềm năng của DN mình, kiểm soát được nguồn vốn, tài sản và dự báo các rủi ro trong tương lai thông qua đó nghiên cứu được những giải pháp kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và đảm bảo tốt hơn khả năng trả nợ cho NHTM- đây cũng là mục tiêu mà công tác phân tích tài chính KHDN cùng hướng đến.
Thứ ba, để tư vấn tài chính cho KHDN thì công tác PT tài chính KHDN là quan trọng thiết yếu, không thể thiếu. Trong khi hoạt động cho vay KHDN thì phân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
KHDN và tư vấn tài chính trước hết sẽ giúp NHTM tận dụng được tối đa nguồn lực phân tích, gia tăng hiệu quả và chất lượng phân tích, qua đó cũng gia tăng hiệu quả HĐCVcủa ngân hàng và khả năng trả nợ của KHDN.
Cuối cùng, tư vấn tài chính là một phương pháp hỗ trợ mới, hữu hiệu và cần thiết với khách hàng của chi nhánh khi đối tượng KHDN chủ yếu của chi nhánh là các DN thuộc một ngành nghề cụ thể nông nghiệp và còn yếu trong việc phân tích tài
chính chính mình. DN chắc chắn sẽ phải cân nhắc đến chi phí cao, chính sách bảo mật thông tin, tốn thời gian khi thuê những công ty tư vấn tài chính bên ngoài, trong khi tiếp nhận dịch vụ tư vấn tài chính từ chính ngân hàng mình vay nợ sẽ đem lại chi phí thấp hơn, thuận lợi hơn khi việc cung cấp thông tin, phân tích tài chính là bắt buộc
và cũng sẽ là lợi thế tạo thêm khả năng vay nợ ngân hàng thành công. Cùng với đó, dịch vụ tư vấn tài chính cũng đem lại thêm 1 nguồn lợi nhuận phù hợp cho ngân hàng.
Điều này cũng góp phần làm chi nhánh xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với KHDN, tạo nên một hệ thống khách hàng tiềm năng và an toàn cho hoạt động cho vay.
Xây dựng công tác tư vấn tài chính kết hợp PT tài chính KHDN yêu cầu chi nhánh phải tạo dựng nền tảng những trụ cột cơ bản: (i) Hoàn thiện kỹ năng thu thập thông tin, (ii) Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường và MTN của KHDN, qua đó dự báo được những biến động thị trường và nền kinh tế trong tương lai, (iii) Hoàn thiện kỹ năng phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho vay, (iv) Am hiểu tổng quan về các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm,... Yếu tố quyết định những điều trên chính là con người, hay nói cách khác chi nhánh cần đào tạo, tuyển dụng những cán bộ ngân hàng mang trong mình những tố chât đó và tạo dựng một hệ thống
kết hợp khoa học chức năng các bộ phận với nhau.
3.2.5 Áp dụng trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) vào phân tích
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
phú hơn để phân tích, hạn chế rủi ro thông tin bất cân xứng, rủi ro đạo đức thông tin và chi phí thời gian cho việc thu thập thông tin. Các kỹ năng của cán bộ phân tích cũng được mở rộng theo hướng khoa học dữ liệu và tiềm năng của AI đối với họ là vô tận. Ngoài ra, cán bộ phân tích của ngân hàng có thể sử dụng AI để làm việc thông
minh hơn, đạt được tiềm năng dữ liệu tối đa, hiểu biết sâu sắc trong công việc. AI sẽ hạn chế tối đa khả năng lỗi, và sai sót do yếu tố con người gây ra và kết hợp kĩ năng học máy cùng học sâu để đưa ra các quyết định chính xác và mang tính khoa học nhất
đối với các trường hợp có cùng điều kiện, khả năng, hạn chế tối đa lãng phí nguồn lực phân tích của ngân hàng.
- AI hoàn toàn có khả năng thay thế yếu tố con người trong công tác phân tích KHDN với chức năng trụ cột là học máy và học sâu. Kết hợp các chức năng
trên cùng
với quá trình đào tạo, cung cấp thông tin dữ liệu đầu vào đầy đủ, AI đã có thể được
coi là một cán bộ phân tích của ngân hàng với trình độ nghiệp vụ chuyên môn hóa
cao. Phân tích tài chính KHDN tự đống hóa, ra quyết định cho vay trên cơ sở phân
tích thực trạng DN và các yếu tố đầu vào một cách chính xác đều có thể được thực
hiện bởi AI sau khi đã được lập trình với lượng thời gian ngắn hơn, hiệu quả
làm việc
và phân tích cao hơn nếu nguồn dữ liệu đầu vào đạt chuẩn. AI cũng hạn chế
được rủi
ro đạo đức giữa cán bộ phân tích và KHDN, chống gian lận phân tích và móc nối
chéo giữa cán bộ ngân hàng và DN. Vậy sử dụng cán bộ phân tích với TĐCM thấp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
thay thế bởi AI. Ngay tại Việt Nam, Tiên Phong Bank cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ AI vào LIVE BANK, chỉ mất 5 phút để khách hàng mở một tài khoản thanh toán hay thực hiện các tính năng khác đơn giản hơn rất nhiều. Trên thế giới, các ứng dụng AI được ước tính sẽ tiết kiệm được khoảng 447 tỷ đô la cho hệ thống ngân hàng
vào năm 2023, trong đó front-office và middle-office chiếm tới 420 tỷ đô la (theo nghiên cứu của Autonomous Next và Business Insider Intelligence) Hầu hết các ngân
hàng nhận thức cao về các lợi ích tiềm năng do AI mang lại và đang triển khai các giải pháp kích hoạt bởi AI. Như vậy, chi nhánh có thể hạn chế nguồn lực đầu tư con người vào các bộ phận front office, thay vào đó củng cố và phát triển mạnh hơn bộ phận cán bộ phân tích.
3.3. Đề xuất kiến nghị với các bên liên quan
Để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của các NHTM nói chung, Agribank nói riêng, em xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
- Ban hành, hoàn thiện thêm các quy định, chuẩn mực, hướng dẫn về hạch toán, kế toán tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động theo đúng quy
định của
pháp luật quốc gia và quốc tế.
- Tăng cường hơn nữa vai trò của kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán Nhà nước và mở rộng phạm vi kiểm toán đối với các DN để xác định năng lực tài chính
thực sự
của DN cũng như mức độ tin cậy của các Báo cáo tài chính, giúp cho ngân
hàng dễ
dàng hơn trong quá trình thẩm định, phân tích tài chính phục vụ cho việc ra quyết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các DN để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi
trốn thuế,
gian lận thương mại, lợi dụng trong đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh,
thiếu trung thực trong việc lập các Báo cáo tài chính, cung cấp thông tin đầu
vào gây
khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định, phân tích tài chính và ra quyết
định cho vay. Xử lý nghiêm minh thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự các trường
hợp lợi dung kẽ hở thành lập các công ty con “Công ty ma”, “DN sân sau”, “Nhóm
khách hàng”,v.v...để lập hồ sơ xin vay nhằm chiếm hoạt vốn của ngân hàng, là
nguyên nhân làm cho nợ xấu quốc gia tăng cao, gây rủi ro, tổn thất vè tài
chính và
ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh quốc gia.
- Cùng với quá trình triển khai “Chính phủ điện tử”, phấn đấu tiến tới triển khai “DN điện tử” góp phần tiết giảm thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến
độ thu
thập, xử lý thông tin cũng như tiết giảm chi phí liên quan đến các thao tác thủ công.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả và hỗ trợ kết nối liên thông giữa hệ thống ngân hàng (Hệ thống CIC của Ngân hàng Nhà nước) với các cơ quan liên quan, như: Thuế,
kho bạc,
hải quan, bảo hiểm,v.v. nhằm góp phần minh bạch hóa nền kinh tế, minh bạch hóa
hệ thống tài chính, công khai minh bạch và cập nhật kịp thời về thông tin, qua
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi
tác thẩm định và phân tích tài chính DN để CBTD có đủ cơ sở tác nghiệp, tránh làm theo cảm tính.
- Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo nói chung, đào tạo về công tác phân tích tài chính cho CBTD toàn hệ thống, về kỹ năng đọc và phân tích các Báo cáo
tài chính
DN (Balance Sheet, Cash Flow Statement, P&L Statement,v.v...), kỹ năng
phân tích
các chỉ tiêu tài chính (ROA, ROE, NPV, IRR, v,v.) nhằm nâng cao năng lực phân
tích tài chính CBTD để giúp chi nhánh ra được các quyết định cho vai tôi ưu, hiệu
quả nhất.
- Là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng 100% vốn Nhà nước duy nhất đến thời điểm hiện tại, Agribank cần quan tâm, chú trọng đầu
tư hơn
nữa về hạ tầng công nghệ thông tin, hướng tới triển khai ngân hàng số (Digital Banking) nhằm nâng cao hơn nữa năng lực xử lý của hệ thống trên cơ sở số
hóa, tập
trung hóa dữ liệu, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ, tốc độ xử lý các hoạt động tác
nghiệp và
giảm thiểu tối đa lỗi/rủi ro trong quá trình hoạt động trong đó có công tác
thẩm định,
phân tích tài chính trong hoạt động cho vay.
- Luân chuyển cán bộ là việc làm cần thiết nhằm tránh sức “Ỳ” cũng như giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro về đạo đức. Tuy nhiên, đối với những vị trí đặc