Các phương pháp chủ yếu sử dụng trong phân tích

Một phần của tài liệu 338 hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nhgiệp trong hoạt động cho vay tại agribank chi nhánh hà thành,khóa luận tốt nghiệp (Trang 35)

7. Kết cấu khóa luận

1.2.4. Các phương pháp chủ yếu sử dụng trong phân tích

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau trong PT tài chính KHDN

1.2.4.1. Phương pháp luận

Nắm vững những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị học, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận dụng nhuần nhuyễn các quy luật, các phạm trù của phép duy vật biện chứng. Thực hiện: xem xét sự kiện kinh tế một cách

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

toàn diện trong quá trình vận động và phát triển của chúng; xem xét sự kiện kinh tế trong mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện; xem xét sự kiện kinh tế phải xuất phát

từ thực tế khách quan; xem xét sự kiện kinh tế phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn, phân loại mâu thuẫn và tìm ra các biện pháp để giải quyết các mâu thuẫn đó.

1.2.4.2. Phương pháp phân tích truyền thống

Từ xưa đến nay, để tiến hành PT tài chính một DN, các nhà phân tích thường kết hợp sử dụng các phương pháp nghiệp vụ - kỹ thuật truyền thống khác nhau như phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số, .... Mỗi phương pháp sẽ có những tác dụng

khác nhau và được sử dụng trong từng nội dung phân tích thích hợp.

a. Phương pháp so sánh: Phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử

dụng

trong phân tích tài chính DN. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích

bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.

Ưu điểm:

- Phương pháp cơ bản nhất và dễ thực hiện

- Có khả năng cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính DN và là cơ sở hỗ trợ các PPPT khác.

Nhược điểm:

- Phương pháp so sánh chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan, không đi sâu vào chi tiết

- Khó khăn trong việc chọn lựa chỉ tiêu để so sánh cùng (chỉ tiêu phải đáp ứng về các điều kiện so sánh).

b. Phương pháp tỷ số: Phương pháp tỷ số cũng là phương pháp truyền thống và

được

áp dụng phổ biến trong PT tài chính KHDN. Các tỷ số tài chính sẽ được phân bố

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

Ưu điểm:

- Tính hiện thực cao, hỗ trợ nhà phân tích sử dụng hiệu quả những số liệu thông tin và phân tích chúng thành hàng loạt các tỷ số theo các chuỗi thời

gian hoặc

các giai đoạn.

- Phân bổ được các chỉ số có ý nghĩa giống nhau, thực hiện phân tích một cách có hệ thống và khoa học, hợp lý.

- Có thể so sánh được những DN không cùng lĩnh vực hoạt động hay quy mô sản xuất.

Nhược điểm:

- Chỉ xem xét được những yếu tố định lượng, không xem xét được các yếu tố định tính như trình độ quản lý của cấp lãnh đạo DN, trình độ của người lao động.

- Việc chỉ so sánh các chỉ số với nhau có thể gây ra sai sót hiểu lầm vì sự khác biệt về chế độ kế toán khác nhau: trích khấu hao, ghi nhận thu nhập,...

- Nếu chỉ số đứng một mình thì không có ý nghĩa mà phải gắn vào một bối cảnh kinh tế, một ngành nghề cụ thể.

1.2.4.3. Phương pháp phân tích hiện đại

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem đến sự trợ giúp đáng kể cho công tác PT tài chính KHDN của ngành ngân hàng. PPPT hiện đại sẽ giúp khắc phục những nhược điểm của phương pháp truyền thống như nguồn dữ liệu lớn, tốn thời gian và chi phí phân tích, hệ thống hóa,. và làm gia tăng chất lượng kết quả phân tích. Phương pháp hiện đại phổ biến phải kể đến là hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và PPPT mô hình SWOT.

a. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Khái niệm: là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người có liên quan của đối tượng này.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

Nguyên tắc xây dựng:

- Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ.

- Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong

năm.

- Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao. - Được Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần), Hội

đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn),

Tổng giám

đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.

Ưu điểm:

- Hệ thống hóa thông tin phân tích

- Tiết kiệm thời gian và chi phí phân tích

- Đưa ra cái nhìn tổng quan về sức mạnh tài chính DN sau khi được nhập dữ liệu.

Nhược điểm:

- Hệ thống chỉ tính toán dựa trên những gì được lập trình trước.

- Không có khả năng nghiên cứu xét đến các biến động vĩ mô và vi mô như kinh tế, chính trị, xã hội, ngành nghề....

- Cần nguồn dữ liệu lớn để có thể đưa ra kết quả phân tích chính xác nhất. - Yêu cầu TĐCM cao của nhà phân tích để có thể hiểu được ý nghĩa những số

liệu được tính toán trong hệ thống.

b. Phương pháp phân tích mô hình SWOT:

Khái niệm: xây dựng mô hình đánh giá về thế mạnh. điểm yếu. cơ hội và thách

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

sách cho vay, chính sách quản trị rủi ro hiệu quả cũng như góp phần giúp chi nhánh hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong cho vay KHDN.

Nguyên tắc xây dựng: Ve cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức giúp nhà phân tích xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho DN.

- Điểm mạnh: Đặc điểm DN hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

- Điểm yếu: Đặc điểm DN hoặc dự án khiến DN hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.

- Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.

- Thách thức: Nhân tố môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến DN hoặc dự án.

Ưu điểm:

- Phân tích hiệu quả tình hình tài chính ở một công ty hay bất cứ ngành nào - Tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu của DN, tận dụng cơ hội

vượt qua thách thức, tạo ra được giải pháp kinh doanh mới hiệu quả.

Nhược điểm:

- Yêu cầu nhiều nghiên cứu và tìm hiểu thông tin để có được bức tranh hoàn chỉnh.

- Phụ thuộc tính chủ quan của người phân tích.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác PT tài chính

KHDN trong

HĐCV của NHTM

Công tác PT tài chính KHDN là một trong công tác quan trọng trong HĐCV của NHTM. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác này có thể là các nhân tố chủ quan đến từ chính NHTM, cũng có thể là các nhân tố khách quan đến từ KHDN, môi trường vĩ mô, vi mô,....

* Nhân tố bên trong

Những nhân tố chủ quan tác động tới công tác PT tài chính KHDN đó là quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng,

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

đạo đức của cán bộ ngân hàng, môi trường làm việc, công nghệ trang thiết bị và chất lượng tín đầy đủ của thông tin cán bộ sử dụng.

- Quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng

Nhân tố chính quyết định tới chất lượng phân tích tín dụng nói riêng và chất lượng phân tích nói riêng đó chính là quan điểm của lãnh đạo ngân hàng. Đây là những người hoạch định chính sách hoạt động, phát triển lâu dài của ngân hàng, tất cả những tiêu chí đánh giá chât lượng phân tích tài chính đều xuất phát từ chính sách,

qui định, yêu cầu và đánh giá của lãnh đạo ngân hàng. Việc ra quyết định tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào kết quả phân tích tín dụng của CBTD, song song với đó cần có chính sách quan tâm tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng bởi đây là cơ sở đưa tới những quyết định đúng đắn, kịp thời. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng, nhà quản trị có thể sử dụng những chính sách như: động viên khen

thưởng những cán bộ tín dụng có kết quả làm việc tốt, thiết lập những qui trình phân tích tín dụng khoa học, họp lí, trang bị hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến... nếu việc cho vay không phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích cho vay thì chất lượng phân tích sẽ không được quan tâm đầu tư, cải tiến.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích

Trình độ của chuyên viên phân tích cũng là một nhân tố có tính quyết định tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng. Để có chất lượng phân tích tốt cần những chuyên viên hiểu sâu chuyên môn, phải biết đọc và hiểu các báo cáo tài chính, có vốn

hiểu biết xã hội nhất định, khi tiến hành phân tích một khách hàng cụ thể nào đó thì cần phải hiểu biết cụ thể và chi tiết về ngành nghề kinh doanh, tập quán kinh doanh, phương pháp hạch toán kế toán của khách hàng. Hơn thế nữa chuyên viên phân tích tín dụng cũng cần có sự nhanh nhạy và khéo léo trong nghề nghiệp khi xử lí những tình huống tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để khai thác thông tin chính xác, đầy đủ.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

- Đạo đức của cán bộ phân tích

Ngoài TĐCM cao, đạo đức của cán bộ ngân hàng là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với công tác PT tài chính KHDN của cán bộ ngân hàng. Cán bộ cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHTM, tránh trường hợp móc nối chéo với KHDN và gây ra các rủi ro đạo đức. Công tác phân tích phải làm đúng, làm đủ với những yêu cầu, quy định của NHTM cũng như phù hợp, không làm trái với quy định của pháp luật. Đây là những quy định đã được quy chuẩn hóa một cách hệ thống, do đó việc cán bộ vi phạm các quy định này có thể gây ra những rủi ro không nhỏ cho NHTM. Yếu tố này đến chủ yếu từ đạo đức của cán bộ ngân hàng.

- Môi trường làm việc

NHTM phải tạo môi trường làm việc lý tưởng, năng động, trợ giúp cho cán bộ

ngân hàng thực hiện công việc phân tích. Môi trường làm việc áp lực có thể khiến xảy ra nhiều rủi ro do cán bộ phân tích tín dụng gây ra như việc móc nối giữa cán bộ phân tích và KHDN khiến cán bộ phân tích cố tình đánh giá sai lệch về khách hàng, khiến việc cho vay gặp nhiều rủi ro. Hay những rủi ro đến từ việc cán bộ tín dụng bị tạo áp lực từ các cấp trên gây ra hiện tượng gian lận, lừa đảo. Tạo dựng một môi trường nơi cán bộ ngân hàng có thể học hỏi từ cấp trên và đồng nghiệp, có chính sách

khen thưởng, xử phạt kịp thời, hợp lý và thường xuyên đào tạo, kiểm tra cán bộ là một yếu tố quyết định tới công tác PT tài chính KHDN.

- Chất lượng và tính đầy đủ, chính xác của thông tin đầu vào

Chất lượng nguồn thông tin mà ngân hàng có thể khai thác có ảnh hưởng tới kết quả phân tích tài chính. Nếu thông tin không chính xác thì không thể cho ra những

kết quả phân tích chính xác và từ đó gây nên những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Chất lượng nguồn thông tin có chính xác cập nhật hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính trung thực của nguồn cung cấp thông tin, đó là khách hàng, là các báo

đài, hệ thống thông tin đại chúng, khả năng tìm kiếm thông tin của chính cán bộ ngân

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

phân tích có thể sử dụng cơ sở dữ liệu của ngân hàng để tham chiếu một số chỉ tiêu trung bình ngành, với những DN có quy mô tương tự từ đó giúp có kết quả tính toán, nhận xét chính xác hơn.

* Nhân tố bên ngoài

Ngoài những nhân tố chủ quan nêu trên, còn phải kể đến sự ảnh hưởng đáng kể của các nhân tố khách quan bên ngoài từ DN, ngành kinh doanh,.. ..tác động đến kết quả công tác PT tài chính.

- Khách hàng DN

Nguồn dữ liệu đầu vào cơ bản của quá trình PT chính là các tài liệu, BCTC mà DN cung cấp cho ngân hàng. Muốn việc phân tích chính xác, hợp lý và hiệu quả thì nguồn thông tin DN cung cấp cho ngân hàng cũng phải có sự chất lượng tương xứng. Tính trung thực của bộ hồ sơ vay vốn là nhân tố quyết định tới kết quả của hoạt

động phân tích tín dụng, ngay từ đầu nếu khách hàng có thiện chí cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác cho cán bộ tín dụng, sẽ giúp cho quá trình phân tích diễn ra nhanh chóng thuận lợi hơn. Với những DN có chính sách bảo mật thông tin cao thì việc tìm kiếm thông tin chính xác về DN từ những nguồn bên ngoài DN cũng sẽ rất hạn chế và khó khăn.

Ngoài ra, công tác PT tài chính KHDN trong HĐCV yêu cầu rất nhiều trao đổi, hợp tác giữa NHTM và KHDN. Do đó, sự hợp tác, thiện chí của DN là hết sức cần thiết, nếu DN cung cấp thông tin một cách đẩy đủ, chính xác không lừa đảo, che giấu và hợp tác tích cực với cán bộ ngân hàng thì không những chất lượng phân tích được nâng cao mà còn có thể làm giảm đáng kể các chi phí của cả 2 bên như chi phí thời gian, chi phí nhân lực,.

- Môi trường vĩ mô

Những nhân tố khách quan từ môi trường vĩ mô cũng góp phần ảnh hưởng tới kết quả PT tài chính trong hoạt động cho vay KHDN của NHTM, như:

+ Môi trường pháp lí/ hành lang pháp lý chưa đồng bộ; tính minh bạch của nền

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Vũ Mai Chi

+ Môi trường kinh tế xã hội nói chung, sự biến động chung của nền kinh tế, chu kì kinh tế, ảnh hưởng của biến động thị trường và kinh tế thế giới.

+ Hệ thống chuẩn mực kế toán, các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính được xây dựng logic và khoa học giúp CBTD dễ dàng kiểm tra, đối chiếu BCTC

của KHDN và phân tích.

+ Sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội, sự ổn định của nền chính trị cũng tạo điều

kiện cho công tác PT tài chính KHDN trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

- Môi trường ngành (vi mô)

Những nhân tố đến từ MTN của KHDN cũng góp phần ảnh hưởng lớn tới chất

lượng công tác PT tài chính KHDN trong HĐCV của NHTM:

+ Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm của ngành của KHDN,...

+ CBTD có am hiểu, dễ dàng phân tích được nguồn thông tin chung về ngành sau khi thu thập được.

+ Dữ liệu thông tin về đối thủ cạnh tranh nổi bật của ngành để làm cơ sở so sánh phục vụ công tác PT tài chính tốt hơn.

+ Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là rất cần thiết và quan trọng. Đó sẽ là cơ sở để so sánh, đánh giá tình hình tài chính DN qua đó biết được những điểm nổi trội, điểm yếu kém của DN so sánh với ngành nghề DN đang kinh doanh. Việc này hỗ trợ rất nhiều cho chất lượng và kết quả phân tích đưa ra vì so

Một phần của tài liệu 338 hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nhgiệp trong hoạt động cho vay tại agribank chi nhánh hà thành,khóa luận tốt nghiệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w