Trong quá trình phân tích các vấn đề được phản ánh từ BCĐKT, công ty đã làm rõ được các biến động, thay đổi của các nhân tố trong tài sản, nguồn vốn nhưng lại chưa phản ánh được sự cân bằng của VLĐR, NCVLĐ . Đây là những yếu tố cần được xem xét trong quá trình phân tích bởi chúng có ảnh hưởng nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thông qua các mối liên hệ giữa VLĐR, NCVLĐ, ngân quỹ ròng, thông qua những thay đổi của mối yếu tố đó sẽ giúp nhà phân tích đánh giá tốt hơn mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn, khái quát hoá tình hình vốn của doanh nghiệp hiện tại, khả năng chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn.
* Vốn lưu động ròng
Bảng 3.1: Chênh lệch Tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn của công ty năm 2019
Tài sản cổ định (48,653,596,347) l.vốn góp chú sở hữu 0 INguyen Giá 5,032,909,350 2,Lợi nhuận chưa phân phối (3,353,741,3
58) 2.Hao mòn luỹkế (53,686,505,697)
Tài sản dài hạn khác 95,822,501
Tổng (132,141,825,739) Tổng (3,353,741,3
Phaithungan hạn 199,697,480,250 Phái trả người bán (56,588,204,71 1)
Hangton kho 83,286,621,918 Người mua trả tiền trước 141,289,190,4
07
Tài sản ngắn hạn khác 9,841,547,666 Thuế phải nộp cho nhà nước (728,184,765) Phải trả người Iao động (24,809,229,69
1)
Tong 242,775,649,834 Tổng 59,163,571,240
Bằng việc xem xét yếu tố VLĐR, công ty có thể đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động và sức khoẻ tài chính trong ngắn hạn của mình.
Từ BCĐKT của công ty trong năm 2019, ta có thể tính được:
VLĐR đầu năm=1134869292769 - 868878238829 = 265991053940 VNĐ VLĐR cuối năm=1336190549298 - 956491973979 = 379698575319 VNĐ Có thể thấy trong năm 2019, VLĐR của công ty cổ phần Sông Đà 5 đều có mức lớn hơn 0, điều này cho thấy tài sản dài hạn của công ty đang được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn và công ty vẫn có khả năng thanh toán tốt trong ngắn hạn.
Khi nhìn vào số tuyệt đối, trong năm 2019, công ty đã tăng mức VLĐR của mình lên hơn 100 tỷ, điều này chủ yếu xuất phát từ mức giảm trong tài sản dài hạn của công ty nhiêu hơn so với nguồn vốn dài hạn.
Từ bảng 3.1 cho thấy: các khoản phải thu dài hạn giảm là nguyên nhân chính khiến cho tài sản dài hạn của công ty có mức thay đổi đáng kể trong năm 2019, cùng với đó là khấu hao đến từ những tài sản cố định của công ty. Điều này cho thấy công ty đang chú trọng hơn trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn. về nguồn vốn dài hạn, công ty vẫn giữ ở một mức ổn định, không có nhiều sự thay đổi lớn trong cơ cấu vốn dài hạn.
Qua số liệu trên, công ty cần xem xét đến việc đầu tư thêm vào tài sản cố định, thay thế dần những máy móc đã gần hết khấu hao để đảm bảo hoạt động kinh doanh chính của công ty là xây dựng.
* Nhu cầu vốn lưu động
Bảng 3.2: Chênh lệch tài sản kinh doanh và nợ kinh doanh của công ty trong năm 2019
Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng cần được tính toán đến khi công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày.
Từ số liệu trên BCĐKT năm 2019, ta có thể thấy:
NCVLĐ đầu năm = (757743860023 + 269499811665 + 17150135396) - (133216659126 + 378199193521 + 45560660089 +728977193) = 486688317155 VNĐ NCVLĐ cuối năm = (957441340273 + 302736433583 + 26991683062) - (76628454415 + 519488383928 + 792428 + 20751430398) = 670300395779 VNĐ
So với đầu năm 2019, tại thời điểm cuối năm 2019 của công ty chứng kiến mức tăng khoảng 190 tỷ VNĐ ở NCVLĐ. Nguyên nhân chủ yếu cho sự tăng trưởng này nằm ở các khoản phải thu ngắn hạn của công ty mà cụ thể là các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn có chiều hướng tăng nhanh . Tuy nhiên, để đánh giá chi tiết hơn, ta cần nhìn vào bảng chênh lệch tài sản kinh doanh và nợ kinh doanh của công ty trong năm 2019.
Từ kết quả trên, có thể thấy các khoản mục nằm trong nhóm tài sản kinh doanh của công ty trong năm 2019 đều tăng, đặc biệt là từ khoản mục phải thu ngắn hạn. Ở khoản phải thu ngắn hạn của công ty có mức tăng lớn, điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn từ bên ngoài, do đó đây sẽ là một trong những vấn đề cần được bàn bạc và xem xét lại. Hàng tồn kho cũng có mức tăng cao nhưng vẫn nằm ở mức ổn định và có thể kiểm soát được. Mặt khác, nợ kinh doanh của công ty tuy có tăng trong năm này song mức tăng chưa đủ lớn so với tài sản kinh doanh. Khi đi vào chi tiết, khoản mục phải trả người bán có mức giảm tương đối lớn, lên đến 56 tỷ, xu hướng này nói lên rằng các nhà cung cấp của công ty đang không muốn công ty trả tiền chậm. Việc xác định nguyên nhân vì sao dẫn đến hiện tượng này cũng cần được ban lãnh đạo xem xét và đưa ra những biện pháp thoả đáng.
Nhìn chung, công ty vẫn cần thêm vốn lưu động vì có một phần tài sản tương đối lớn chưa được tài trợ ở bên thứ 3.
* Ngân quỹ ròng
Việc đánh giá, phân tích ngân quỹ ròng sẽ chỉ ra cho công ty tình hình ngân quỹ hiện tại để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.
Xem xét tình hình ngân quỹ ròng của công ty trong năm 2019, ta có thể thấy: Ngân quỹ ròng đầu năm = 265991053940 - 486688317155
= -220697263215
Ngân quỹ ròng cuối năm = 379698575319 - 670300395779 = -290601820460
Trong năm 2019, có thể thấy công ty luôn trong tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ròng, điều này thể hiện rằng vốn lưu động ròng không đủ tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động, do đó công ty cần có các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt này.
Công ty cũng cần sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong công tác phân tích tài chính của công ty. Việc đánh giá, xác định tỷ trọng những nguồn tiền đến từ 3 hoạt động là: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư sẽ giúp ban lãnh đạo đưa ra những phương án, giải pháp để cân đối các dòng tiền này một cách có hiệu quả nhất.