Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu 340 hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 5,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 27)

ròng, nhu cầu vốn lưu đồng và ngân quỹ ròng. - Vốn lưu động ròng

Là chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp

VLĐR= Nguồn vốn dài hạn -Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn -Nguồn vốn ngắn hạn - Nhu cầu vốn lưu động

Là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.

NCVLĐ = Tài sản kinh doanh -Nợ kinh doanh

Tài sản kinh doanh là các tài sản ngắn hạn đang dùng trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho (HTK) và các tài sản ngắn hạn khác trên BCĐKT.

Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba như các khoản nợ người bán, người mua, các khoản phải nộp ngân sách, phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả, phải nộp khác.

- Ngân quỹ ròng

Để xác định ngân quỹ ròng có thể sử dụng một trong hai cách sau: Cách 1: Xét dưới góc độ thanh toán

Ngân quỹ ròng = Ngân quỹ có -Ngân quỹ nợ

Trong đó: Ngân quỹ có bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền cùng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Ngân quỹ nợ chính là các khoản vay và nợ ngắn hạn từ các nhà cho vay.

Cách 2: Giải thích mối quan hệ giữa VLĐR và NCVLĐ. Ngân quỹ ròng = VLĐR -NCVLĐ

- Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động

Trong HĐKD của doanh nghiệp, việc phát sinh NCVLĐ là tất yếu. Đề tài trợ NCVLĐ, một cơ cấu vốn an toàn là doanh nghiệp thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, cơ cấu tham gia của vốn dài hạn và vốn tín dụng ngắn hạn tài trợ cho NCVLĐ nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ an toàn hay rủi ro trong HĐKD của các doanh nghiệp.

Dựa vào mối quan hệ giữa VLĐR, NCVLĐ, ngân quỹ ròng và sự biến động của chúng có thể đánh giá mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn đánh giá khái quát tình hình đảm bảo vốn cho HĐKD của doanh nghiệp, mức độ chiếm dụng nguồn vốn từ bên ngoài, mức độ vay nợ...

Một phần của tài liệu 340 hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 5,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w