5. Kết cấu của đề tài
4.1. Định hƣớng và mục tiêu quảnlý vốn NSNN xây dựngNTM trên địa bàn
bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020
4.1.1. Định hướng quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Lai Châu đến năm 2020
Theo tinh thần của Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13 ngày18/6/2014, định hƣớngquản lý vốn NSNN đầu tƣ xây dựng cơ bản tỉnh Lai Châu đến năm 2020, cụ thể nhƣ sau [12]:
Một là, nâng cao hiệu quả sử dụng của nguồn vốn NSNN. Đây là mục tiêu
quan trọng về công tác quản lý vốn NSNN, nó không chỉ là chống thất thoát, lãng phí trong hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản, mà còn phảitận dụng nguồn lực để có sản phẩm đầu ra nhiều nhất, có chất lƣợng nhất, để khai thác hết công suất, quy mô của công trình dự án xây dựng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Hai là, phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách, tính không
đồng bộ trong chế độ chính sách và những bất cập trong các cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản để kịp thời kiến nghị sửa đổi.
Ba là, nâng cao chất lƣợng trong công tác quy hoạch, kế hoạch, thiết
kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tƣ chính xác, đúng chế độ; giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ tồn đọng, giảm giá thành, tiết kiệm NSNN trong đầu tƣ và nâng cao chất lƣợng các công trình, dự án xây dựng trong thời gian tới.
Bốn là, tăng cƣờng bồi dƣỡng các nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý đầu tƣ XDCB và quản lý NSNN; nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và ngƣời lao động làm
việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thƣởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc.
Năm là, nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra, thanh tra vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra công cụ quan trọng nhằm phát hiện sai phạm của chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án và các đơn vị thi công, đơn vị tƣ vấn trong tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ. Nâng cao năng lực giám sát, thanh tra kiểm tra theo hƣớng thực chất, nghiêm túc nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tƣ XDCB.
Tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN, là hoạt động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của mỗi địa phƣơng, nó góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tƣ, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cƣ trong tất cả các khâu, các bƣớc của hoạt động đầu tƣ.
4.1.2. Mục tiêu quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020
Thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH 13 ngày 13/11/2015 của Quốc hội Phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 15/7/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, trong thời gian tới tỉnh Lai Châu xác định [13], [19], [21]:
Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và nhân dân, là quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, vừa có tính kiên trì, vừa phải có bƣớc đột phá. Là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, là giải pháp đƣa Lai Châu thoát khỏi khó khăn, trở thành tỉnh có mức phát triển trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc.
Với mục tiêu: Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn từng bƣớc đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển mọi mặt của đời sống, xã hội và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Phấn đấu đến năm 2020:xã đạt tiêu chí giao thông 40%; xã đạt tiêu chí thủy lợi 70%; xã đạt tiêu chí về điện 90%; xã đạt tiêu chí trƣờng học 50%; xã đạt tiêu chí y tế 70%; xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn 45%; xã đạt tiêu chí chợ 85%.Bình quân tiêu chí chung toàn tỉnh đến hết năm 2020: 15 tiêu chí/xã; số xã hoàn thành NTM đạt 19 tiêu chí: 38 xã (39%), 01/08 huyện, thành phố đạt chuẩn NTM.
Vì vậy, để đảm bảo điều kiện thực hiện hoàn thành, thắng lợi các mục tiêu đề ra, việc đặt ra mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM là hết sức quan trọng, cần thiết, đó là:
- Ƣu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ các huyện nghèo.
- Tập trung đầu tƣ cho các xã mới đạt dƣới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM; chú trọng đầu tƣ cho các xã chƣa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trƣờng học, trạm y tế, nƣớc sạch, thủy lợi…)
- Trên cơ sở các nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ thực hiện các chƣơng trình, tỉnh cần cụ thể hóa các quy định định mức phân bổ cụ thể ngân sách trung ƣơng thông báo kế hoạch 5 năm cho từng xã, trình Hội đồng nhân dân tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành cụ thể và giao quyền chủ động cho địa phƣơng.
- Xây dựng tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phƣơng, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách, mục tiêu kế hoạch hàng năm và trong khuôn khổ của kế hoạch đầu tƣ trung hạn 5 năm giai đoạn 2016-2020.
- Rà soát, phân kỳ đầu tƣ, ƣu tiên tập trung đầu tƣ, tránh dàn trải, nợ đọng, bảo đảm đúng quy định của Luật Đầu tƣ công, huy động đủ các nguồn lực để thực hiện Chƣơng trình.
- Rà soát và điều chỉnh hệ thống tiêu chí xã NTM, phù hợp với tình hình thực tiễn, từng vùng trong tỉnh.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, điều hành thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Đầu tƣ công, Luật Ngân sách nhà nƣớc, bảo đảm tập trung, không trùng lặp về chính sách để phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.
- Quyết định danh mục dự án, đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách và hƣớng dẫn phù hợp với điều kiện, năng lực quản lý cán bộ cơ sở áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tƣ có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ đầu tƣ một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân.
4.1.3. Dự báo nguồn vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2020
Theo dự báo tình hình thu ngân sách nhà nƣớc trong thời gian tới gặp nhiều khó khăn, nhƣng Quốc hội, Chính phủ vẫn ƣu tiên chi đầu tƣ cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Dự báo giai đoạn 2016-2020 ƣu tiên bố trí nguồn lực từ NSNN và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác cho chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM mỗi năm tăng 10%. Đối với tỉnh Lai Châu, là tỉnh nghèo, các xã biên giới, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn chiếm 78% tổng số xã, trong thời gian tới tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2016-2020) xác định: Nhiệm vụ xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, do đó cần tiếp tục ƣu tiên cân đối bố trí nguồn vốn NSNN và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, mỗi cấp ngân sách hàng năm dành 50% tăng thu ngân sách địa phƣơng đầu tƣ xây dựng NTM. Dự báo giai đoạn 2016-2020, vốn NSNN chi cho đầu tƣ xây dựng NTM khoảng 900 tỷ đồng.
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý vốn NSNN đầu tƣ xây dựng nông thôn tại tỉnh Lai Châu đến năm 2020 dựng nông thôn tại tỉnh Lai Châu đến năm 2020
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư, lập chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án sử dụng vốn NSNN xây dựng NTM
* Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đề án xây dựng NTM cấp xã làm cơ sở nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch hàng năm
Theo quy định của Luật Đầu tƣ công, các dự án đầu tƣ trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 phải có trong quy hoạch đƣợc các cấp thẩm quyền phê duyệt. Mặt khác, hiện nay Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 Phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ chƣơng trình có nhiều điều chỉnh so với giai đoạn 2011-2015; hơn nữa quy hoạch, đề án xây dựng NTM cấp xã qua 05 năm thực hiện có nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình mới... Do đó, việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung NTM gồm 4 loại quy hoạch nhƣ: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch các điểm dân cƣ và trung tâm xã, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và đề án là rất cần thiết làm căn cứ xác định danh mục dự án, lập kế hoạch đầu tƣ hàng năm xây dựng NTM theo các tiêu chí về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Để nâng cao chất lƣợng công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đề án xây dựng NTM xã cần tuân thủ trình tự:
Căn cứ trên các văn bản pháp lý về quản lý các loại quy hoạchnhƣ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch các điểm dân cƣ và trung tâm xã, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, các quy hoạch cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo tính đồng bộ, là cơ sở cho việc triển khai thực hiện dự án.
Rà soát quy hoạch và đề án cần bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế quản lý đầu tƣ, việc cân đối nguồn lực trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đƣợc Thủ tƣớng đã phê duyệt
Các sở, ngành liên quan nhƣ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thƣờng trực chƣơng trình), Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cần phối hợp chặt chẽ trong công tác tham mƣu UBND tỉnh, hƣớng dẫn các huyện, thành phố tổ chức rà soát quy hoạch, đề án đảm bảo chất lƣợng, tính khả thi, hiệu quả và kịp thời
UBND cấp xã nâng cao tính chủ động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để hƣớng dẫn các thôn, bản và các tổ chức đoàn thể chính trị xã trong công tác xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM của xã giai đoạn 2016-2020
- Thực hiện công bố công khai và rộng rãi các loại quy hoạch, thời gian thực hiện nhiệm vụ quy hoạch trên các phƣơng tiện thông tin để nhân dân và các cơ quan, các cấp, các ngành theo dõi và giám sát thực hiện.
- Tăng cƣờng kiểm tra công tác quản lý quy hoạch để chấn chỉnh kịp thời, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch, hạn chế tối đa và đi đến xoá bỏ hoàn toàn hiện tƣợng phá đi làm lại, sửa chữa, chắp vá … làm thất thoát lãng phí vốn và tài sản của Nhà nƣớc trong hoạt động đầu tƣ và xây dựng mà từ trƣớc đến nay thƣờng gặp phải.
* Rà soát điều chỉnh một số tiêu chí không phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương
Trên cơ sở các tiêu chí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng NTM trong bộ tiêu chí quốc gia, giao cơ quan quản lý chƣơng trình NTM chủ trì, phối hợp với các sở chuyên ngành liên quan rà soát, quy định cụ thể từng tiêu chí đạt chuẩn NTM phù hợp với điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của địa phƣơng, cụ thể nhƣ:
- Tiêu chí nhà văn hóa: không nhất thiết quy định mỗi bản có nhà văn hóa mà tùy thuộc vào số hộ, phong tục, lễ hội của địa phƣơng thì xây dựng nhà văn hóa mang bản sắc văn hóa của dân tộc mình: nhà sàn, nhà xây cấp IV.
- Sân luyện tập thể thao: việc quy hoạch đảm bảo diện tích và đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn là khó, do đó chỉ nên quy định mỗi xã có một mặt bằng để đảm bảo tổ chức lễ hội địa phƣơng, sân bóng đá mini là đảm bảo đạt tiêu chí này.
- Xây dựng chợ nông thôn: Đề tránh việc đầu tƣ lãng phí, nên quy định về tiêu chí chợ nông thôn: Những xã gần thị trấn có thể tham gia họp chợ cùng chợ thị trấn huyện và đảm bảo nhu cầu giao thƣơng, hoặc hai xã liền nhau có thể họp chung môt chợ (họp theo phiên)
- Quy hoạch nghĩa trang: không nên quy định cứng xã nào cũng phải có quy hoạch nghĩa trang, vì trên thực tế diện tích các xã vùng cao rất rộng, việc di chuyển từ bản này đến bản kia rất xa, mặt khác theo phong tục tập quán ngƣời dân trôn cất ngƣời thân trên nƣơng ruộng của nhà mình… nên quy định tùy điều kiện từng xã để thực hiện tiêu chí này cho phù hợp
* Hoàn thiện, hướng dẫn quy trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia của cộng đồng.
Giao cơ quan chức năng chủ trì (Sở Kế hoạch và Đầu tƣ) phối hợp với các cơ quan có liên quan (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính…) hƣớng dẫn quy trình lập kế hoạch cấp xã có sự tham gia của cộng đồng.
- Các nguyên tắc lập kế hoạch cấp xã
+ Dự án đầu tƣ phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, quy hoạch xây dựng NTM và đề án xây dựng NTM cấp xã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Dự án đầu tƣ đúng mục tiêu và đối tƣợng đầu tƣ của các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Ƣu tiên lựa chọn danh mục dự án cần thiết, cấp bách đầu tƣ trƣớc; ƣu tiên danh mục dự án đầu tƣ để xã phấn đấu đạt chuẩn NTM; ƣu tiên danh mục đầu tƣ ở các xã đặc biệt khó khăn… nhƣng phải đảm bảo cân đối đầu tƣ giữa các lĩnh vực (ƣu tiên cho cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, an sinh xã hội đầu tƣ trƣớc)
+ Kế hoạch đầu tƣ đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực của các cấp, khả năng đóng góp nguồn lực của cộng đồng.
+ Lập kế hoạch đầu tƣ đảm bảo dân chủ, công khai và minh bạch.
- Thành lập tổ kế hoạch:
+ Tổ kế hoạch thôn có từ 3 đến 5 thành viên do Trƣởng thôn làm Tổ trƣởng và đề xuất thêm các thành viên khác.
+ Tổ kế hoạch xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định thành lập bao gồm các Trƣởng thôn và từ 3 đến 5 thành viên khác là đại diện ban, ngành, đoàn thể của xã; Tổ kế hoạch xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Tổ trƣởng.
Các quyết định của Tổ kế hoạch xã, thôn đƣợc xem là hợp lệ, khi đảm bảo có trên 50% số thành viên trong Tổđồng ý thông qua.
- Hướng dẫn lập kế hoạch
+ Căn cứ quy định của Luật Đầu tƣ công và hƣớng dẫn của cấp trên về lập kế hoạch đầu tƣ công, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì phối hợp với Sở Tài