Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh lai châu (Trang 45)

5. Kết cấu của đề tài

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Các tài liệu và số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trên website, sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và liên quan tại UBND tỉnh Lai Châu, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố nhƣ:

- Số liệu trong các báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chƣơng trình NTM giai đoạn 2011-2015 của UBND tỉnh Lai Châu, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;

- Số liệu về giao kế hoạch vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM trong các Quyết định giao kế hoạch của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố qua các năm 2013-2015;

- Các báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, giải ngân vốn, quyết toán vốn qua các năm 2013-2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính; Tình hình kinh tế - xã hội, dân số, lao động…theo số liệu Niên gián thống kê các năm 2013-2015 của Cục Thống kê tỉnh và các báo cáo liên quan khác (báo cáo phục vụ các đoàn Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra…)

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý trên phần mền Microsoft Office Excel 2007. Thông tin thu đƣợc tiến hành phân nhóm, phân tổ theo các chỉ tiêu đƣợc xác định từ trƣớc (theo vùng, theo địa bàn, quy mô, lĩnh vực…). Sử dụng số

liệu tuyệt đối, số liệu tƣơng đối, số trung bình, biểu đồ, hình vẽ… để so sánh, mô tả chính xác số liệu đã thu thập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Những thông tin thứ cấp khi thu thập đƣợc sẽ tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức: Theo năm, theo huyện, theo ngành, lĩnh vực đầu tƣ,…Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập đƣợc để có thể đi đến kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý nguồn vốn xây dựng NTM

- Phƣơng pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu qua các năm, các hiện tƣợng cùng đƣợc lƣợng hóa cùng một nội dung, tính chất… So sánh qua chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện, so sánh giữa các huyện trong tỉnh

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thực hiện công tác quản lý vốn NSNN đầu tƣ gia xây dựng NTM trong giai đoạn 2013-2015

- Phƣơng pháp đồ thị: Chuyển hóa thông tin dạng số sang dạng đồ thị, giúp ngƣời nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông tin phân tích và có cái nhìn trực quan đối với thông tin trong luận văn

- Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Là phƣơng pháp thăm dò ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên hƣớng dẫn và cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quý báu và thực tế trong hoạt động quản lý nguồn vốn xây dựng NTM

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính

* Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý vốn: Là chỉ tiêu phản ánh năng lực

quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của các cơ quan quản lý, năng lực của các chủ đầu tƣ trong quá trình triển khai thực hiện. Khi xác định đƣợc chỉ tiêu này thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.

* Chỉ tiêu đánh giá sự phân cấp trong quản lý vốn: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ phân cấp trong quản lý vốn, phù hợp hay không phù hợp với thực tiễn.

* Chỉ tiêu phản ánh trình độ, năng lực trong quản lý vốn: Là chỉ tiêu

đánh giá trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tintrong công tác quản lý vốn, từ khâu lập kế hoạch, phân bổ vốn cho đến việc thanh quyết toán vốn và thực hiện công tác báo cáo theo yêu cầu.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

* Chỉ tiêu lập kế hoạch phân bổ vốn: Trong công tác quản lý vốn

NSNN đầu tƣ xây dựng NTM, công tác kế hoạch phân bổ vốn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tƣ. Để làm tốt công tác kế hoạch phân bổ vốn, UBND các cấp phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn NSNN đầu tƣ cho xây dựng NTM, nhiệm vụ phát triển NTM trên địa bàn, kế hoạch phân bổ vốn cho từng dự án năm trƣớc, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân bổ vốn đó với số thực hiện trong năm. Việc đánh giá đƣợc cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn đƣợc giao năm kế hoạch; đối tƣợng đƣợc phân bổ vốn trong năm; kết quả thực hiện vốn đƣợc phân bổ trong năm của từng đối tƣợng.

Vốn phân bổ bình quân trên xã =

Tổng số vốn phân bổ trong kỳ Tổng số xã thực hiện trong kỳ Tỷ lệ % vốn thực hiện trong kỳ (Chi tiết từng dự án) = Số thực hiện vốn đầu tƣ × 100% Tổng số vốn theo KH trong kỳ

* Chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tư: thanh toán vốn NSNN đầu tƣ xây

dựng NTM, phải tuân thủ đúng quy tắc, đúng quy trình, đúng công trình và đúng khối lƣợng phát sinh thực tế, đảm bảo kịp thời không ảnh hƣởng tới tiến độ thi công công trình và thời gian khai thác sử dụng của dự án, gây ảnh hƣởng tới các mục tiêu phát triển kinh tế, anh sinh xã hội, tiết kiệm thời gian. Mặt khác còn tránh tình trạng nợ đọng trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, đây là nguyên nhân trực tiếp gây khó khăn cho các đơn vụ thi công, đơn vị quản lý và gián tiếp gây ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Tỷ lệ % thanh toán vốn

(Theo từng dự án) =

Giá trị nghiệm thu

× 100% Giá trị đã thanh toán

* Chỉ tiêu về quyết toán vốn đầu tư: số liệu quyết toán vốn đầu tƣ xây

dựng cơ bản, là căn cứ để ghi chép, hạch toán hình thành tài sản Nhà nƣớc đƣa vào sử dụng, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tƣ một dự án nhƣ: Thanh toán, xác định côn nợ, báo cáo hoàn công… làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tƣ và có giải pháp khi thác sử dụng dự án, công tŕnh sau ngày hoàn thành.

Đánh giá chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tƣ phải xem xét ở số công trình đã lập báo cáo quyết toán trong năm, số lƣợng công trình đƣợc thẩm tra quyết toán, giá trị công trình đề nghị quyết toán và quyết toán đƣợc duyệt.

Tỷ lệ % công trình QT =

Số công trình QT

× 100% Tổng số công trình đƣợc đầu tƣ

* Chỉ tiêu phân tích về hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra: công tác

kiểm tra, giám sát quá trình đầu tƣ vốn NSNN xây dựng NTM, bao gồm các công việc: Kiểm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, HĐND về lập, phân bổ, giao kế hoạch hàng năm; Kiểm tra tình hình thực hiện chi đầu tƣ; Kiểm tra các báo cáo của Sở Tài chính về quyết toán vốn đầu tƣ; Kiểm tra việc chấp hành các quy định khi cấp phát thanh toán, tạm ứng và thu hồi ngân sách đầu tƣ về điều kiện và thủ tục hồ sơ thanh toán…từ đó phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý để chấn chỉnh giúp nâng cao chất lƣợng quản lý chi đầu tƣ NSNN xây dựng NTM ngày đƣợc nâng cao và đáp ứng mục tiêu quản lý của Nhà nƣớc và đƣợc đánh giá qua một số tiêu chí nhƣ:

Tỷ lệ % Dự án đƣợc KT,

GS, T.tra =

Số DA đƣợc kiểm tra

× 100% Số DA triển khai thực hiện

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NSNN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH LAI CHÂU

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM tỉnh Lai Châu vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM tỉnh Lai Châu

3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Lai Châu

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý:

Là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, ở toạ độ địa lý21051' đến 22049' vĩ độ Bắc; 1020

19' - 103059' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam (theo quốc lộ 4D, 70, 32).

Tổng diện tích tự nhiên 9.068,78 km2

chiếm 2,74% tổng diện tích cả nƣớc (đứng thứ 10 trong số 63 tỉnh, thành phố về diện tích tự nhiên), đƣợc chia thành 7 đơn vị hành chính gồm 6 huyện và thành phố Lai Châu - Trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của tỉnh.

* Địa hình địa thế:

Địa hình rất phức tạp, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình, có độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 mét; hơn 90% diện tích có độ dốc trên 25o và bị chia cắt mạnh mẽ bởi các dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó có nhiều đỉnh núi cao từ 2.500 đến 3.000 mét (đỉnh Phanxipăng cao 3.143 mét).

Xen kẽ giữa những dãy núi cao là các thung lũng hoặc các lòng chảo có địa hình tƣơng đối bằng phẳng nhƣ Mƣờng So, Tam Đƣờng, Bình Lƣ, Than Uyên... thích hợp cho sản xuất lƣơng thực, nhƣng diện tích không lớn.

3.1.1.2. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt

Khí hậu: Có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa: Mùa mƣa (từ tháng 5-9) và mùa khô (từ tháng 11-3 năm sau) có khí hậu lạnh, độ ẩm và lƣợng mƣa thấp. Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm 20,5oC. Tổng số giờ nắng bình quân năm là 1.977,9 giờ, bình quân 5,5 giờ/ngày. Vùng thấp (độ cao < 500 mét) có nhiệt độ > 25oC. Những vùng cao (độ cao trên 1.000m) có khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm.

Về chế độ mƣa và độ ẩm: Lƣợng mƣa bình quân 2.500 - 2.700 mm/năm và phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Độ ẩm hàng năm 80%.

Thủy văn: Là vùng thƣợng lƣu của Sông Đà, địa hình chia cắt mạnh, lƣợng mƣa lớn... nên Lai Châu có mật độ sông suối khá cao (5,5 - 6 km/km2

). Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 3 hệ thống sông chính là chi lƣu cấp 1 của sông Đà gồm: Sông Nậm Na, Sông Nậm Mạ, Sông Nậm Mu. Nƣớc mặt là nguồn

tài nguyên quý giá cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, đồng thời còn để phát triển thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện Lai Châu đã đƣợc quy hoạch với công suất 800 - 1200 MW, lớn thứ ba sau thuỷ điện Sơn La (2400 MW) và Hoà Bình (1920 MW); Thủy điện Huổi Quảng (540 MW), Bản Chát (220 MW) và khoảng 20 công trình thủy điện nhỏ có công suất từ 3 - 30 MW.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

- Đất: Tổng diện tích đất tự nhiên: 906.878,8 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, trong đó:

+Đất nông nghiệp: 494.499,5 ha, chiếm 54,53% diện tích đất tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 32.688,38 ha, chiếm 3,6% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chƣa sử dụng: 379.690,92ha, chiếm 41,87% tổng diện tích tự nhiên. - Rừng: Đến năm 2015, có 386.650,41 ha đất lâm nghiệp,trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 146.215,52 ha, chiếm 37,82% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ có 208.414,0 ha, chiếm 53,9% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng đặc dụng là 32.020,89, chiếm 8,28% diện tích đất lâm nghiệp; độ che phủ rừng đạt 46,4%.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, dân tộc, lao động

Dân số tỉnh Lai Châu năm 2015 là 430.960 ngƣời, mật độ dân số bình quân là 47,52 ngƣời/km2

, có 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: dân tộc Thái (chiếm 32,34%); dân tộc Mông (21,49%); dân tộc Dao (13,16%); dân tộc Kinh (15,28%); dân tộc Hà Nhì (3,1%); còn lại 13,02% là các dân tộc khác). Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn là 356.550 ngƣời chiếm 82,74%, thành thị là 74.410 ngƣời chỉ chiếm 17,26%.

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2015 là 251.600 ngƣời chiếm 58,38% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 50,2%; lao động khu vực nông thôn chiếm 82,9%; lao động nông nghiệp chiếm 80%. [Nguồn: Cục Thống kê

3.1.2.2. Thu nhập, đói nghèo

Mức sống của phần lớn nhân dân đã đƣợc cải thiện mộtbƣớc, thu nhập bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành năm 2015 đạt trên 13 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 1,92 lần so với năm 2010), trong đó khu vực nông thôn trên 9 triệu đồng/ngƣời/năm (tăng 1,75 lần so với năm 2010). Mức thu nhập của ngƣời dân giai đoạn vừa qua tăng chủ yếu từ các hoạt động xây dựng cơ bản do: tỉnh mới đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đô thị; trên địa bàn toàn tỉnh có 03 công trình thủy điện lớn (Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát) xây dựng; ngƣời dân đƣợc khu vực nông thôn đƣợc hƣởng lợi từ nguồn thu dịch vụ môi trƣờng rừng khi tham gia bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng; tỉnh tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuấtnhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Tỷ lệ hộ nghèo đến 31/12/2015 theo chuẩn nghèo cũ (giai đoạn 2011 - 2015) là 18,75 % (giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 5,26%/năm), tuy nhiên theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 - 2020 trên 40,4%, tỷ lệ hộ cận nghèo 10,05% [Quyết định số 191/QĐ-UBND của tỉnh Lai Châu ngày 29/02/2016]

3.1.2.3. Trình độ dân trí, chuyên môn nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực từng bƣớc đƣợc cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 32,5% năm 2011 lên 40,11% năm 2015, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 29,25%, tăng 6,75%.

Về trình độ học vấn: Tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT chiếm 94,04%; cán bộ, công chức cấp xã chiếm 53,9%.

Về trình độ chuyên môn: Cán bộ, công chức toàn tỉnh có trình độ đại học và sau đại học chiếm 73,69%; cán bộ, công chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 28,7%.

Trình độ lý luận chính trị: Cán bộ, công chức toàn tỉnh có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị chiếm 20,18%; cán bộ, công chức cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên chiếm 42,8%

3.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lai Châu xã hội của tỉnh Lai Châu

3.1.3.1. Những thuận lợi

Khí hậu mát mẻ quanh năm, địa bàn rộng, sông suối dày đặc… đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tƣ vào nông thôn; kinh phí bồi thƣờng giải phóng mặt thu từ các công trình thủy điện Quốc gia đã và đang đầu tƣ xây dựng nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi thay, là điều kiện để các xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Dân số Lai Châu trẻ, nguồn lao động dồi dào là lực lƣợng chủ yếu đóng góp công lao động xây dựng NTM.

3.1.3.2. Những khó khăn

Địa bàn rộng, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, do đó giá thành xây dựng cao, suất đầu tƣ trên một đơn vị xây dựng cao so với mặt bằng chung, khó khăn trong công tác quản lý tổng mức đầu tƣ dự án; mùa mƣa kéo dài trong nằm ảnh hƣởng đến tiến độ xây dựng công trình. Mặt khác, trình độ dân trí thấp, dân tộc thiểu số chiếm số đông, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ, năng lực quản lý của cán bộ, công chức cấp xã hạn chế... ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng, đóng góp công lao động xây dựng công trình cũng gặp không ít khó khăn.

3.2. Thực trạng công tác quản lý vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu địa bàn tỉnh Lai Châu

3.2.1. Thực trạng quy trình quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM ở tỉnh Lai Châu

Quy trình quản lý vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM tỉnh Lai Châu đƣợc thể hiện qua sơ đồ dƣới đây:

Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng NTM tỉnh LC

Vốn NSNN đầu tƣ xây dựng NTM

UBND tỉnh

Cơ quan tham mƣu - Sở Kế hoạch và Đầu tƣ - Sở Tài chính phối hợp - Kho bạc nhà nƣớc

- Sở Nông nghiệp & PTNT

Kế hoạch phân bổ (cân đối, bổ sung tổng nguồn

cho từng huyện, thành phố)

UBND các huyện, thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh lai châu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)