5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiệntự nhiên của tỉnh Lai Châu
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý:
Là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, ở toạ độ địa lý21051' đến 22049' vĩ độ Bắc; 1020
19' - 103059' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên và Sơn La, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam (theo quốc lộ 4D, 70, 32).
Tổng diện tích tự nhiên 9.068,78 km2
chiếm 2,74% tổng diện tích cả nƣớc (đứng thứ 10 trong số 63 tỉnh, thành phố về diện tích tự nhiên), đƣợc chia thành 7 đơn vị hành chính gồm 6 huyện và thành phố Lai Châu - Trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của tỉnh.
* Địa hình địa thế:
Địa hình rất phức tạp, trong đó phổ biến là kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình, có độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và ngang rất mạnh. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000 mét; hơn 90% diện tích có độ dốc trên 25o và bị chia cắt mạnh mẽ bởi các dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó có nhiều đỉnh núi cao từ 2.500 đến 3.000 mét (đỉnh Phanxipăng cao 3.143 mét).
Xen kẽ giữa những dãy núi cao là các thung lũng hoặc các lòng chảo có địa hình tƣơng đối bằng phẳng nhƣ Mƣờng So, Tam Đƣờng, Bình Lƣ, Than Uyên... thích hợp cho sản xuất lƣơng thực, nhƣng diện tích không lớn.
3.1.1.2. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt
Khí hậu: Có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa: Mùa mƣa (từ tháng 5-9) và mùa khô (từ tháng 11-3 năm sau) có khí hậu lạnh, độ ẩm và lƣợng mƣa thấp. Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm 20,5oC. Tổng số giờ nắng bình quân năm là 1.977,9 giờ, bình quân 5,5 giờ/ngày. Vùng thấp (độ cao < 500 mét) có nhiệt độ > 25oC. Những vùng cao (độ cao trên 1.000m) có khí hậu mát, lạnh và ẩm quanh năm.
Về chế độ mƣa và độ ẩm: Lƣợng mƣa bình quân 2.500 - 2.700 mm/năm và phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Độ ẩm hàng năm 80%.
Thủy văn: Là vùng thƣợng lƣu của Sông Đà, địa hình chia cắt mạnh, lƣợng mƣa lớn... nên Lai Châu có mật độ sông suối khá cao (5,5 - 6 km/km2
). Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 3 hệ thống sông chính là chi lƣu cấp 1 của sông Đà gồm: Sông Nậm Na, Sông Nậm Mạ, Sông Nậm Mu. Nƣớc mặt là nguồn
tài nguyên quý giá cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, đồng thời còn để phát triển thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện Lai Châu đã đƣợc quy hoạch với công suất 800 - 1200 MW, lớn thứ ba sau thuỷ điện Sơn La (2400 MW) và Hoà Bình (1920 MW); Thủy điện Huổi Quảng (540 MW), Bản Chát (220 MW) và khoảng 20 công trình thủy điện nhỏ có công suất từ 3 - 30 MW.
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
- Đất: Tổng diện tích đất tự nhiên: 906.878,8 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, trong đó:
+Đất nông nghiệp: 494.499,5 ha, chiếm 54,53% diện tích đất tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 32.688,38 ha, chiếm 3,6% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chƣa sử dụng: 379.690,92ha, chiếm 41,87% tổng diện tích tự nhiên. - Rừng: Đến năm 2015, có 386.650,41 ha đất lâm nghiệp,trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 146.215,52 ha, chiếm 37,82% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ có 208.414,0 ha, chiếm 53,9% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng đặc dụng là 32.020,89, chiếm 8,28% diện tích đất lâm nghiệp; độ che phủ rừng đạt 46,4%.